Đánh giá sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 75)

48 -

2.3. Đánh giá sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam

2.3.1. Định vị ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất (gia công) nên tạo ra giá trị gia tăng rất ít. Dưới đây là sơ đồ về khâu gia công sản phẩm may mặc của Việt Nam:

Nếu xét trên khía cạnh đơn giản, chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may xuất khẩu có 5 công đoạn cơ bản là thiết kế, sản xuất phụ liệu, sản xuất, xuất khẩu và phân phối, thì Việt Nam đang tham gia chủ yếu ở công đoạn sản

Doanh nghiệp Dệt may Việt Nam (cắt may, hoàn thiện) Đối tác nước ngoài (người đặt gia công)

Cung cấp các yếu tố đầu vào của sản phẩm dệt may

- 66 -

xuất và nằm ở đáy của chuỗi giá trị xét trên khía cạnh mức độ giá trị gia tăng tạo ra. Nghĩa là, mức giá trị mà các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam tạo ra là rất khiêm tốn so với mức giá trị mà những doanh nghiệp ở các công đoạn khác đang tạo ra. Cụ thể, số liệu thu thập từ các doanh nghiệp may xuất khẩu cho thấy, các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam chỉ cộng thêm vào 5,1% giá trị của sản phẩm cuối cùng. Nghĩa là, nếu coi giá bán của sản phẩm cuối cùng là một chiếc áo sơ mi là 100% thì khâu thiết kế có giá trị khoảng 3,2%, nguyên phụ liệu có giá trị 15,1%, công đoạn sản xuất (cắt, may, hoàn thiện) đóng góp 5,1% giá trị. Công đoạn xuất khẩu, marketing và phân phối chiếm giá trị cao nhất, đến 74,8% [3, tr.68].

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)