Đầu tư quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu và sản xuất nguyên liệu-

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 90)

48 -

3.2.2.Đầu tư quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu và sản xuất nguyên liệu-

Hiện nay nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước của các doanh nghiệp dệt may là rất lớn và việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may xuất khẩu. Điều này có thể thực hiện được thông qua thiết lập các trung tâm về nguồn nguyên liệu và thúc đẩy sản xuất nguyên liệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là bài toán không đơn giản nhằm đẩy mạnh việc cung cấp nguyên liệu bông, xơ sản xuất trong nước, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu.

Để tránh quá bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ động sản xuất một phần nguyên liệu cung ứng cho nhu cầu sản xuất toàn ngành dệt may, đang là một vấn đề “nóng”. Để làm được điều này, nhà nước và ngành dệt may Việt Nam cần phải có chiến lược quy hoạch nguồn nguyên liệu,

- 81 -

hướng tới nguyên liệu nội sẽ thay thế phần lớn nguyên liệu ngoại nhập. Khi đã chủ động được phần lớn nguyên liệu, ngành dệt may sẽ chủ động thực hiện các đơn hàng đã đàm phán được với các đối tác. Đồng thời, tránh được rủi ro giá nguyên liệu thế giới gia tăng, ngành dệt may sẽ có thể giữ vững vị trí trong top đầu xuất khẩu trên thế giới. Ngành dệt may cần khẩn trương triển khai dự án trồng bông vải theo mô hình trang trại thay thế phương thức trồng bông phân tán trong các hộ dân, để nguồn nguyên liệu được sản xuất và cung ứng ổn định. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh việc triển khai các dự án sản xuất xơ visco, chủ yếu từ nguồn nguyên liệu là bột gỗ bạch đàn và keo lai tai tượng, vốn đang được trồng nhiều ở Việt Nam. Đây là dự án hiện do Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex thực hiện. Với dự án đầu tư nhà máy có công suất 120 tấn/năm, Việt Nam đã có thể chủ động khoảng 30% nhu cầu nguyên liệu sản xuất các mặt hàng vải pha visco để tạo các loại thời trang yêu cầu rủ, mát, mềm mại và bóng hơn. Dự án này sẽ phát triển khoảng 5.000 ha vùng trồng cây nguyên liệu, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, để việc triển khai dự án có hiệu quả, Vinatex cần phải tranh thủ sự ủng hộ của các địa phương, nơi triển khai dự án trồng nguyên liệu. Điều này, bản thân Vinatex không thể tự thực hiện được mà cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Công Thương cũng như các Bộ, Ngành liên quan.

Đứng trước thực trạng đó ngành dệt may Việt Nam nên chú trọng mở rộng ngành dệt may, từ các sản phẩm thượng nguồn như sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên, đến các khâu trung nguồn như dệt vải, cắt, nhuộm và cả phần hạ nguồn như may mặc. Các công ty ngành dệt liên kết với nhau, phối hợp chặt chẽ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may có tăng nhưng kim ngạch nhập khẩu của vải và các phụ liệu may cũng tăng tương ứng và chiếm một tỷ trọng đáng kể và ổn định so

- 82 -

với kim ngạch xuất khẩu. Do đó ngành dệt may cần thực hiện một hệ thống các giải pháp để phát triển công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may. Cụ thể là:

Thứ nhất, thu hút nguồn vốn để phát triển công nghiệp phụ trợ: cần tăng

cường các hoạt động thông tin quảng bá về thành tích của ngành dệt may trong thời gian qua và nhu cầu về nguyên phụ liệu trong thời gian tới, đồng thời tìm hiểu các thông tin có liên quan đến việc sản xuất các nguyên phụ liệu của ngành dệt may nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư tương lai cái nhìn lạc quan về sự phát triển của ngành. Khi các nhà đầu tư đã nhận ra nhu cầu đồng thời nắm được mức độ khó dễ trong việc sản xuất sản phẩm phụ trợ, họ mới sẵn sàng bỏ vốn vào lĩnh vực này.

Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn trong nước, cần xây dựng các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt thông qua đầu tư trực tiếp. Do đó, xây dựng Quỹ Xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, cụ thể hóa chính sách ưu đãi đào tạo nghề phải được xem là những việc cần làm ngay.

Thứ hai phát triển thượng nguồn của ngành dệt may

Ngành bông vải Việt Nam sau một thời gian phát triển khá tốt, được hỗ trợ bằng đề án phát triển cây bông của Chính phủ.

Mặc dù chương trình phát triển cây bông vải trong giai đoạn 2010- 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1 năm 2010 đã xác định rằng trong niên vụ 2009- 2010 sẽ mở rộng diện tích trồng bông đến 8.000 ha, và đến năm 2015 sẽ mở rộng đến 30.000 ha với tổng sản lượng bông xơ dự kiến khoảng 20.000 tấn nhưng cần phải thừa nhận rằng việc trồng cây bông vải ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thổ nhưỡng không thật sự phù hợp, giống bông cũ và thoái hóa, điều kiện canh tác lại dựa chủ yếu vào thiên nhiên nên năng suất bông ở nước ta thấp. Trong khi năng suất trồng bông trên

- 83 -

thế giới phổ biến ở mức 3-5 tấn bông hạt/ ha thì ở Việt Nam năng suất phổ biến ở mức khoảng 1- 1,2 tấn bông hạt/ha.

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần khẳng định việc phát triển cây bông là cần thiết cho việc phát triển ngành dệt may ở Việt Nam cho dù diện tích bông có đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu ngành sợi cả hiện tại và tương lai. Để ngành dệt may của Việt Nam phát triển bền vững theo hướng sản xuất theo thương hiệu riêng thì Việt Nam cần chủ động một phần từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất nguyên phụ liệu nhằm giúp những ý tưởng thời trang trở thành hiện thực, được thử nghiệm trên thị trường, và từ đó được khách hàng biết đến. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu bên ngoài thì sẽ hạn chế phần lớn sự sáng tạo của ngành thời trang bởi những thông tin về nguyên liệu sản xuất luôn không đầy đủ và nguyên liệu luôn không sẵn có với những doanh nghiệp này. Cần giữ vững và phát triển ngành bông nguyên liệu với hiệu quả kinh tế cao.

3.2.3. Tăng cường đầu tư cho khâu sản xuất và xúc tiến xuất khẩu

Đây là điều rất cần thiết để hàng dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị hàng dệt may toàn cầu. Cần có biện pháp khắc phục thời gian sản xuất kéo dài là một trong những trở ngại lớn của hàng dệt may Việt Nam trong việc giảm chi phí xuất khẩu. Việc giảm bớt thời gian sản xuất thông qua một số biện pháp như tăng khả năng cung cấp nguyên liệu của các cơ sở trong nước, cải tiến quy trình sản xuất và hợp lý hóa công tác tổ chức lao động. Bên cạnh đó, việc giảm thời gian làm thủ tục hải quan, nâng cao năng suất cũng là những nhân tố không kém phần quan trọng giúp gia tăng giá trị cho hàng dệt may xuất khẩu.

Áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp dệt may hữu cơ, bảo đảm chất lượng sản phẩm đồng đều, đáp ứng yêu cầu ngày càng khó tính của thị

- 84 -

trường, quyết định sự thành công trên thương trường. Gấp rút hình thành hệ thống tiêu chuẩn, các phòng kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm hàng dệt may. Không gây tác hại cho người sử dụng, mà còn không gây tác hại cho người sản xuất và không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái.

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao xuất khẩu của ngành là tạo điều kiện cho từng doanh nghiệp tự ra quyết định để cải tiến hoạt động của chính mình. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần có đầy đủ thông tin về xu hướng trên thị trường, thị hiếu, tình hình xuất nhập khẩu...để đưa ra các quyết định sáng suốt và cần thiết. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp tự thu thập và phân tích những thông tin cần thiết là không hiệu quả. Giải pháp tốt nhất là ngành dệt may cần xây dựng một hệ thống thu thập, phân tích và phổ biến thông tin cho toàn ngành, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kịp thời và đưa ra những chính sách hợp lý.

Bên cạnh đó, ngành dệt may cần nâng cao chất lượng dự báo và đánh giá thị trường; theo dõi sát sao tình hình tại các thị trường dệt may chính là Mỹ, EU và Nhật Bản; tìm kiếm và khai thác cơ hội tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Nga, Đông Âu, Nam Mỹ… nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các thị trường dệt may chính và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời ngành dệt may Việt Nam cũng cần thay đổi cách nhìn đối với thị trường Trung Quốc, không chỉ coi thị trường này là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu dệt may chủ yếu mà còn coi đây là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.

Việc nắm vững các quy định đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu cũng là một trong những nội dung quan trọng. Khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp dệt may cần tìm hiểu rõ những

- 85 -

yêu cầu về tiếp cận thị trường của các đối tác thương mại của mình. Các yêu cầu thường là về luật pháp, nhãn mác, ký mã hiệu và hệ thống quản lý. Những yêu cầu đề ra đều nhằm mục tiêu đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, những yêu cầu về tiếp cận thị trường liên quan tới xã hội, môi trường và chất lượng đang ngày càng quan trọng trong thương mại quốc tế và thường được các nhà nhập khẩu EU quy định dưới dạng nhãn hiệu, quy tắc hành xử và hệ thống quản lý. Còn đối với thị trường Hoa Kỳ, dệt may luôn là một mặt hàng có vị trí quan trọng trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ, vì vậy Hoa Kỳ luôn chú trọng trong việc thực thi các chính sách quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng này, một trong các chiến lược chủ đạo đó là kiềm chế các nước xuất khẩu thông qua các hiệp định dệt may song phương hay các thỏa thuận khống chế số lượng bằng các công cụ: Quy định về hạn ngạch, quy định nhãn mác, quy định về các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường…những công cụ hạn chế thương mại này có thể gây trở ngại cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam khi nó không đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về điều kiện lao động…Do đó, để tránh những rủi ro này có thể xảy ra, các doanh nghiệp trong nước một mặt phải cẩn thận khi tuân thủ các yêu cầu phía đối tác, mặt khác phải nắm chắc các vấn đề pháp lý đối với các sản phẩm dệt may, nhằm chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 90)