Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh 2 6-

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 36)

Hội nhập quốc tế thúc đẩy tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain-GVC). GVC cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu kinh tế đã đi đến kết luận là: lợi ích khi trở thành một bộ phận của GVC đem lại có thể gấp 10-20 lần nếu chỉ do quá trình tự do hoá thương mại đem lại. Đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, trở thành bộ phận của GVC là một yếu tố rất quan trọng để tiếp nhận công nghệ cao.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang vận hành theo mô hình chuỗi giá trị toàn cầu. Nghĩa là mỗi một quốc gia trở thành một mắt xích trong việc chế tạo ra các bộ phận hợp thành một sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh để có thể tận dụng hết các thế mạnh của nhau. Vì thế Việt Nam cần phải làm gì để có thể tham gia được nhiều vào "dòng thác" này? Vậy hàng dệt may Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào?

Thực tế cho thấy mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong thời hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới

- 27 -

quốc gia - lãnh thổ, hoặc, một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị toàn cầu.

Những mắt xích liên kết tạo nên chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó mỗi nước, mỗi nền kinh tế nắm một đoạn trong chuỗi giá trị. Chúng ta không thể đòi hỏi miếng bánh lợi ích từ hội nhập sẽ được chia đều. Các nước đưa vốn công nghệ vào các nước đang phát triển để đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động sẽ nhận phần to hơn. Những nước đang phát triển đi sau như Việt Nam sẽ được phần bé hơn trong cuộc chia đó, nhưng ít còn hơn không có gì. Nếu các nước đang phát triển như Việt Nam không lựa chọn mục tiêu sống còn là phải vươn lên cạnh tranh ở hai phân khúc tạo giá trị gia tăng cao thì khoảng cách với các nước phát triển sẽ ngày một xa.

Chen chân vào các mắt xích giá trị toàn cầu không phải là công việc quá cao xa, mà là sự thúc ép từng ngày đối với các cấp vạch chính sách và các doanh nghiệp. Với khoảng hơn 3500 doanh nghiệp, trong đó đa số có quy mô vừa và nhỏ với những hạn chế về khả năng tài chính, trình độ công nghệ, tay nghề của đội ngũ lao động, trình độ quản lý và cả uy tín thương hiệu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Việc tham khảo và rút kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nói chung và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may nói riêng là một việc cần thiết. Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác đứng trước vận hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhau tạo ra Tập đoàn kinh tế mạnh. Năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ mạnh lên, nếu có nhiều doanh nghiệp nắm được những “mắt xích” trong chuỗi giá trị toàn cầu, không phân biệt đó là khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, phát triển thương hiệu hay phân phối nhưng ít nhất không thể

- 28 -

quanh quẩn trong cái “xưởng gia công khổng lồ”. Không phải các doanh nghiệp Việt Nam không nhận thức được ý nghĩa, cơ hội và thách thức trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam mong đợi đó là một chính sách phát triển đồng bộ với những phương thức hỗ trợ phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã dịch chuyển ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất.

Theo Michael E. Porter, một nền kinh tế chỉ thành công khi nó khai thác được những thuận lợi và nhờ đó nâng cấp được các lợi thế cạnh tranh của mình - một cách liên tục. Như vậy cũng có nghĩa là phải đổi mới liên tục, trên cả cấp độ vi mô của doanh nghiệp lẫn cấp độ vĩ mô của Chính phủ. Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các nguồn lực tự nhiên và lao động rẻ có thể là một mặt sáng của viên kim cương theo Mô hình của Michael E. Porter, nhưng nó chỉ có thể tận dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn phát triển ban đầu. Giáo sư Michael E. Porter đã từng khuyên Việt Nam “cần giảm bớt phụ thuộc vào lợi thế nhân công giá rẻ” mà “cần chuyển

- 29 -

từ một nền kinh tế dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ sang nền kinh tế có năng suất và chất lượng lao động cao”.

Ở giai đoạn hiện nay tăng cường lợi thế cạnh tranh quốc gia chủ yếu là đổi mới công nghệ và phương thức quản lý, sản xuất những sản phẩm giá trị gia tăng bằng các công nghệ tiên tiến tương đương với thế giới. Việc đổi mới công nghệ và quản lý chủ yếu thông qua: (i) quan hệ phối hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng; (ii) quan hệ đối tác và phối hợp giữa các ngành hàng liên quan; (iii) các chính sách thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong các ngành hàng chủ lực, khuyến khích gia tăng nguồn cung cấp công nghệ và dịch vụ quản lý.

Để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn này, tư duy quản lý phải là “tư duy giá trị gia tăng”, hay nói khác đi là “tư duy hiệu quả” nhằm tăng tỷ trọng giá trị mà Việt Nam thu được và giữ lại được cho mình trong tổng giá trị xuất khẩu. Muốn vậy, cần phải phân tích chuỗi giá trị quốc tế (international value chain) của từng nhóm sản phẩm chủ lực, tìm cách khai thác có hiệu quả chuỗi giá trị để giành phần lớn hơn cho các khâu thuộc chuỗi giá trị quốc gia (national value chain).

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là kèm theo xu hướng phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc, để có thể duy trì một cách ổn định vị trí trên thị trường quốc tế, một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia khó có thể tồn tại một cách độc lập. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của mình, trong so sánh tương đối với những chủ thể khác, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của các chủ thể này.

- 30 -

Việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao tính chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất của các nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi nước thực hiện một hoặc một vài công đoạn nhất định của quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Chẳng hạn, nước tập trung vào nghiên cứu phát triển và thiết kế, nước tập trung vào sản xuất những nguyên vật liệu đầu vào, các nước khác lại có thể chỉ thực hiện công đoạn sản xuất hay lắp ráp trên cơ sở nhận được những yêu cầu về thiết kế và nguyên liệu đầu vào, và cuối cùng là các nước thì chịu trách nhiệm về phân phối. Thông qua sự phân công lao động này, mỗi nước sẽ phát triển một kỹ năng cụ thể nào đó, từ đó biến kỹ năng đó trở thành lợi thế của mình bởi tính chuyên môn hóa cao.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Về bản chất, hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Như đã đề cập ở trên, việc một doanh nghiệp, một ngành hay một nước mà gọi chung là chủ thể khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tận dụng được những điểm mạnh của mình. Trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh đó, chủ thể tham gia chuỗi giá trị có thể tập trung vào làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ, tối đa hóa doanh thu và kết quả cuối cùng là một mức lợi nhuận cao hơn.

Một khi quy mô quá nhỏ thì cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp cũng sẽ rất mỏng manh. Nhưng nếu biết liên kết, lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được phát huy và để có thể lọt vào các mắt xích giá trị cao của chuỗi giá trị đó thì cần có công nghệ cao và nguồn nhân lực có trình độ phù hợp cũng như quản lý tiên tiến. Khi đó có thể xây dựng được các chiến lược doanh nghiệp nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh

- 31 -

quốc tế trên nền tảng sử dụng những điều kiện thuận lợi của địa phương, giảm chi phí vận tải, liên lạc, đồng thời tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học và triển khai, phát triển công nghệ, khai thác xu thế tự do hoá thương mại, đầu tư và các dòng lưu chuyển vốn. Từng bước đưa dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may dệt may Việt Nam (Trang 36)