BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƢỞNG TỚI KINH DOANH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93)

VIỆT NAM

Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nƣớc để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Để tồn tại và phát triển, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thƣờng xuyên đổi mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đổi mới công nghệ và phƣơng thức tổ chức quản lý trở nên cấp thiết. Sự phát triển của công nghệ thông tin - truyền thông, ngân hàng điện tử, xu hƣớng phổ cập Internet, phát triển thƣơng mại điện tử,... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới cho các quốc gia và từng doanh nghiệp.

Đối với các nƣớc đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cƣờng cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi.

Hội nhập kinh tế là một hƣớng đi đúng đắn và quan trọng, góp phần tạo dựng vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế, đồng thời nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Bắt nhịp xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ, các hiệp định song phƣơng khác và cuối cùng là kết thúc 12 năm đàm phán gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006. Việt Nam sẽ mở cửa thị trƣờng ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố trong nƣớc mà còn chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài. Hoạt động ngân hàng sẽ mang tính cạnh tranh quốc tế cao, phạm vi kinh doanh mở rộng, tham dự vào nhiều

85

lĩnh vực khác nhau. Hoạt động ngân hàng sẽ diễn ra trong môi trƣờng quốc tế đầy biến động. Những biến động tài chính, tiền tệ dù xảy ra ở bất cứ đâu và bất kỳ khi nào đều nhanh chóng tác động tới hoạt động ngân hàng ở mỗi quốc gia. Hoạt động ngân hàng diễn ra trong môi trƣờng công nghệ hiện đại và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet. Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy những tiến bộ về công nghệ điện tử và mạng viễn thông làm hiện đại hóa phƣơng thức hoạt động và cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh cơ hội cũng tồn tại nhiều rủi ro, biến động khó lƣờng. Trong bối cảnh quốc tế mà cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ là tiêu biểu cũng đã để lại những ảnh hƣởng, những bài học kinh nghiệm không nhỏ tới kinh doanh ngân hàng Việt Nam.

Ví dụ nhƣ tâm lý an toàn giả tạo . Ở Mỹ, trong một thời gian dài tồn tại một tâm lý chung là quá tin tƣởng vào độ an toàn của các ngân hàng lớn. Cả khách hàng Mỹ cũng nhƣ giới ngân hàng đều tin tƣởng rằng, các ngân hàng lớn , có “tuổi đời” cao luôn đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ và luôn có sự bảo trợ của nhà nƣớc. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, những ngân hàng lớn mặc dù có những bộ phận chuyên trách cho công tác quản lý rủi ro nhƣng do tính chất phức tạp của công việc nên vẫn tồn tại những lỗ hổng lớn . Sƣ̣ tin tƣởng này nhiều khi tạo nên cảm giác an toàn giả tạo cho mọi thành viên, kế cả những thành viên cấp cao nhất. Mặt khác, sự bảo trợ của nhà nƣớc chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu quy mô của khủng hoảng còn nằm trong tầm kiểm soát và nếu nhà nƣớc có khả năng tài chính đủ mạnh. Tâm lý an toàn giả tạo cũng đang tồn tại tại Việt Nam. Đây là một điều nguy hiểm vì tại những thị trƣờng mới nổi nhƣ Việt Nam thì năng lực giám sát và khả năng xử lý sự cố còn rất nhiều hạn chế, chƣa nói đến khả năng tài chính của chúng ta cũng rất hạn hẹp. Tâm lý của cộng đồng cũng chƣa đƣợc thử thách . Do vậy, nếu có sự cố xảy ra với chỉ một trong các ngân hàng thƣơng mại lớn của chúng ta hiện nay thì k hả năng xảy ra khủng hoảng dây chuyền là rất lớn.

Các khoản vay trên thị trƣờng liên ngân hàng sẽ khó khăn hơn : Một đặc trƣng của ngành ngân hàng hiện đại là tính liên thông cao , do vậy, tƣ̀ cuộc khủng

86

hoảng tài chính ở Mỹ , sẽ có thêm nhiề u khó khăn đặt ra cho các ngân hàng trong nƣớc do tính liên thông giƣ̃a các ngân hàng . Những khó khăn tƣ̀ cuộc khủng hoảng tài chính và sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ chắc chắn sẽ là bài học cho các ngân h àng của Việt Nam . Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều chƣa có khả năng cạnh tranh giành thị trƣờng quốc tế nên ảnh hƣởng của những gì đang xảy ra tại Mỹ đối với ngân hàng nƣớc ta phần lớn mới chỉ là là nhƣ̃ng tác động gián tiếp. Sắp tới, các ngân hàng quốc tế sẽ cơ cấu lại cách thức giao dịch với nhƣ̃ng ngân hàng khác theo xu hƣớng thắt chặt các yêu cầu an toàn , vì vậy, các khoản vay trên thị trƣờng liên ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn; chi phí cho các giao dịch liên ngân hàng cũng sẽ tăng cao. Hiện tại, trong thị trƣờng liên ngân hàng , một số công ty và ngân hàng của Việt Nam đã phải vay của ngân hàng nƣớc ngoài với lãi suất cao hơn trƣớc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93)