Những cơ hội và thách thức đối với GP.Bank sau khi Việt Nam gia nhập

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

WTO

3.2.2.1. Những cơ hội.

Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho hệ thống NHTM nói chung và GP.Bank nói riêng trên cả hai phƣơng diện trực tiếp và gián tiếp:

- Cơ hội trực tiếp:

+ Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) trong lĩnh vực dịch vụ theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS), các nƣớc thành viên WTO phải mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính cho các ngân hàng Việt Nam theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nhờ vậy, khi thế và lực đã đủ mạnh, GP.Bank có thể mở rộng hoạt động của mình tại nƣớc ngoài.

+ Theo các cam kết gia nhập WTO, các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép thiết lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam dƣới các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (kể từ ngày 1/4/2007), các ngân hàng nƣớc ngoài cũng đƣợc phép nắm giữ tối đa 30% cổ phần tại các NHTM trong nƣớc. Đây chính là cơ hội tốt để các NHTM Việt Nam cũng nhƣ GP.Bank tiếp thu các công nghệ ngân hàng hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến thông qua việc liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật từ phía ngân hàng nƣớc ngoài.

+ Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam ngày càng tăng do sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các định chế tài chính nƣớc ngoài vào thị trƣờng trong nƣớc. Sự cạnh tranh này buộc GP.Bank phải hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng, chuyên nghiệp hơn, cẩn trọng hơn. Qua đó thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực GP.Bank đƣợc thực hiện một cách hợp lý hơn và đã cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mức độ chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng. Nhiệm vụ và quyền lợi của từng phòng ban tại GP.Bank đã đƣợc quy định cụ thể. Bên cạnh đó, GP.Bank tập trung vào những lĩnh vực mà mình có lợi thế cạnh tranh so với đối

91

thủ, ví dụ nhƣ chú trọng hơn về mảng đầu tƣ, bán lẻ. Chính sự cạnh tranh này đã giúp GP.Bank hoạt động hiệu quả hơn.

+ Hội nhập WTO làm tăng tính minh bạch của các NHTM Việt Nam, các ngân hàng trong nƣớc sẽ phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong việc lập báo cáo tài chính và công bố thông tin. Nhờ vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cũng nhƣ của GP.Bank sẽ đƣợc đánh giá chính xác hơn. GP.Bank có thể so sánh hoạt động kinh doanh của mình với các ngân hàng khác cùng quy mô, để dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của chính mình, qua đó đề ra hoặc thay đổi chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

- Cơ hội gián tiếp:

+ Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam cũng đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đãi ngộ quốc gia (NT) trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại (GATT), đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu do các hàng rào thuế quan ngày càng bị cắt giảm. Các doanh nghiệp này chính là đối tƣợng khách hàng tiềm năng của ngân hàng, các doanh nghiệp phát triển kéo theo quy mô hoạt động tăng, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng (thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ…) ngày càng gia tăng, nhờ vậy hệ thống ngân hàng cũng nhƣ GP.Bank có điều kiện phát triển.

+ Mặt khác, cùng với việc mở cửa thị trƣờng trong nƣớc, sự tham gia của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng trong nƣớc ngày càng nhiều, cạnh tranh ngay trên thị trƣờng nội địa sẽ diễn ra mạnh mẽ. Đây chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc phải tự thay đổi, điều chỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nếu muốn tồn tại. Nhờ vậy, mức độ rủi ro của môi trƣờng kinh doanh ngày càng giảm, góp phần làm cho hoạt động ngân hàng ngày càng an toàn và lành mạnh.

92

3.2.2.2. Những thách thức.

+ Gia nhập WTO đặt NHTM Việt Nam trƣớc thách thức cạnh tranh gay gắt. So với GP.Bank và các ngân hàng trong nƣớc khác thì các ngân hàng nƣớc ngoài có các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, thuận tiện với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, quy mô hoạt động toàn cầu cũng nhƣ nguồn tài chính dồi dào sẽ là những ƣu thế cơ bản. Bên cạnh đó, các định chế tài chính nƣớc ngoài cũng đƣợc hƣởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ quốc gia nhƣ một ngân hàng trong nƣớc. Do vậy, các ngân hàng nƣớc ngoài có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh và thị phần của các NHTM cũng nhƣ GP.Bank sẽ bị co hẹp lại nếu không có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý.

+ Gia nhập WTO cũng đặt NHTM Việt Nam cũng nhƣ GP.Bank trƣớc nguy cơ phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trƣờng (rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…) và rủi ro hệ thống. Với việc mở cửa thị trƣờng tài chính, thị trƣờng tài chính Việt Nam sẽ có mối quan hệ chặt chẽ và trở thành một bộ phận của thị trƣờng tài chính toàn cầu. Nhƣ vậy, bất kỳ một sự biến động dù là nhỏ bé của thị trƣờng tài chính toàn cầu cũng sẽ gây tác động đến thị trƣờng tài chính trong nƣớc. Mức độ ảnh hƣởng sẽ là rất lớn nếu bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng, các cú sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới. Khả năng quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam cũng nhƣ GP.Bank còn chƣa cao : Có thể nói , cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật của nhiều ngân hàng Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đều có lịch sử phát triển chỉ khoảng 20 năm (khoảng thời gian quá non trẻ so với con số 158 năm tuổi của Lehman Brothers - ngân hàng Mỹ vƣ̀a bị phá sản). Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về phòng ngƣ̀a rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro tr ong ngành tài chính vẫn còn lỏng lẻo và yếu . Nhiều ngân hàng vẫn chƣa chú trọng đầy đủ đến vấn đề quản lý rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trƣờng. Do vậy, đây là một thách thức lớn mà GP.Bank và các NHTM Việt Nam cần đặc biệt chú trọng.

93

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)