Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120)

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bƣớc đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

- Phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trƣờng vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.

- Cần có chính sách nới lỏng dần các quy định hạn chế mang tính chất hành chính cho phù hợp với các cam kết quốc tế, trƣớc hết là đối với các NHTMCP, sau đó là các NHTM nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ tỷ lệ góp vốn tối đa của bên nƣớc ngoài vào một ngân hàng trong nƣớc, số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nƣớc ngoài, số lƣợng và phạm vi chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc mở,... Đối với toàn bộ hệ thống NHTM, các quy định, can thiệp hành chính đối với tất cả các ngân

112

hàng về các biện pháp điều hành tỷ giá, lãi suất cũng cần đƣợc xem xét bãi bỏ trong tƣơng lai xa hơn, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã thực sự có đƣợc một cơ chế thị trƣờng đồng bộ.

- Mỗi khi ban hành Quyết định, thông tƣ... mới, NHNN cũng nên xem xét kỹ để tránh việc giảm năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Ví dụ nhƣ tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 thì một vài điều trong Thông tƣ này là khá bất cập, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh (xét về phƣơng diện vốn) của các NHTM. Chẳng hạn, Thông tƣ 13 quy định, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nƣớc, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Quy định này là không hợp lý, vì theo nghiên cứu của Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn của những đối tƣợng trên thƣờng chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ làm cho phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán có thể lên đến 35% trên tổng nguồn vốn huy động, và vì thế tỷ lệ này là quá cao, cản trở mạnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM; từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, bản thân NHNN phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiến hành cải cách mô hình tổ chức hoạt động theo cơ chế mới. Các công cụ và phƣơng pháp quản lý, giám sát của NHNN cũng phải đƣợc đổi mới để đảm bảo hiệu quả cao hơn. Hiện nay, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN vẫn đƣợc thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc kiểm tra tính tuân thủ các quy định hiện hành mà chƣa tập trung phân tích, đánh giá các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của các ngân hàng. Để tăng cƣờng khả năng phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro tiềm tàng, các NHNN có thể nghiên cứu và áp dụng các phƣơng pháp, công cụ giám sát ngân hàng hiện đại hiện nay trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc giám sát của Uỷ ban giám sát ngân hàng BASEL nhƣ Hệ thống giám sát ngân hàng CAMELS, SEER của Hoa Kỳ, RATE và TRAM của Anh, ...

113

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 120)