Tăng cƣờng tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104)

Nhƣ đã phân tích ở phần trên thì năng lực tài chính thấp không chỉ hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng chống đỡ các cú sốc trong môi trƣờng kinh doanh của các ngân hàng mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng và toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam với các NHTM nƣớc ngoài khi lĩnh vực tài chính, ngân hàng từng bƣớc đƣợc mở cửa, tự do hoá. Với quy mô vốn nhƣ hiện nay, GP.Bank sẽ khó đứng vững trong cạnh tranh trên thị trƣờng tiền tệ Việt Nam, khi chúng ta từng bƣớc thực hiện lộ trình cam kết của AFTA, BTA và WTO. Do vậy, GP.Bank phải cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để tăng cƣờng tiềm lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay.

* Tăng vốn từ nguồn nội bộ:

Nguồn vốn bổ sung tốt nhất chính là lợi nhuận giữ lại của GP.Bank, giúp GP.Bank không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm

96

kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Trong vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của GP.Bank có tốc độ tăng trƣởng khá. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tỷ lệ lợi nhuận chƣa phân phối của GP.Bank tăng, ngoại trừ năm 2008 tỷ lệ này rất thấp do tình hình hoạt động tín dụng trong năm 2008 không tốt. Lợi nhuận giữ lại của GP.Bank năm 2007 đạt 74,9 tỷ đồng; năm 2008 đạt 12,8 tỷ đồng; năm 2009 đạt 119,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 146,2 tỷ đồng. Nếu tiếp tục giữ tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay thì đây là nguồn vốn bổ sung lớn cho GP.Bank. Bên cạnh đó, GP.Bank cần phát triển hơn nữa các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời khai thác tăng dần các dịch vụ hiện đại – là những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, GP.Bank cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại để tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trƣởng vốn chậm, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngƣợc lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông. Vì vậy, nếu GP.Bank có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.

* Tăng vốn từ bên ngoài:

Các nguồn vốn từ bên ngoài có thể giúp GP.Bank gia tăng vốn bao gồm: Phát hành thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu dài hạn.

- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu:

GP.Bank nên tích cực và chủ động thu hút vốn từ phía các cổ đông đại chúng, nhất là các cổ đông nƣớc ngoài trên thị trƣờng OTC hoặc thông qua niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán tập trung, vì các cổ đông nƣớc ngoài có tiềm lực vốn lớn hơn hẳn các cổ đông trong nƣớc. Việc đƣợc niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán tập trung chắc chắn sẽ giúp GP.Bank thuận lợi hơn rất nhiều trong việc huy động tăng vốn cổ phần vì so với các doanh nghiệp có cổ phiếu đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, hầu hết các NHTMCP hoạt động kinh doanh

97

ổn định, hiệu quả hơn và có uy tín cao hơn đối với các cổ đông trong và ngoài nƣớc. Sự tham gia của các cổ đông nƣớc ngoài với tƣ cách là cổ đông là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của GP.Bank trong tƣơng lai gần vì ngoài việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho GP.Bank, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn giúp cho hoạt động quản trị, điều hành và giám sát của GP.Bank lành mạnh, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Ngoài ra, GP.Bank còn có thể đƣợc chuyển giao công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại và kinh nghiệm quản lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Song cần chú ý biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của GP.Bank trong tƣơng lai nhƣng chi phí phát hành cao hơn các phƣơng thức khác và làm quyền sở hữu bị phân tán.

- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn:

GP.Bank có thể tiến hành cơ cấu lại nguồn vốn tự có để giảm chi phí vốn bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn vì nguồn vốn này cũng đƣợc tính vào nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng, khi huy động dƣới hình thức này GP.Bank chỉ phải trả chi phí thấp hơn thông qua trả lãi trái phiếu (thƣờng là thấp hơn nhiều so với trả cổ tức cho cổ đông) và cũng có thể huy động đƣợc 1 lƣợng vốn dài hạn mà GP.Bank mong muốn. Tuy nhiên khi phát hành trái phiếu dài hạn còn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của chính GP.Bank, vì vậy GP.Bank cũng có thể phát hành thông qua sự bảo lãnh của 1 tổ chức uy tín hơn.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104)