Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)

đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

1.2.4.1. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Cho đến nay, cả lý luận và thực tiễn phát triển của các nền kinh tế thế giới đều khẳng định rằng: Một quốc gia muốn tồn tại, phát triển ổn định và bền vững cần phải chủ động hội nhập quốc tế, đặc biệt là chủ động hội nhập thành công lĩnh vực tài chính ngân hàng – lĩnh vực nhạy cảm và trọng yếu của nền kinh tế quốc dân.

Xét về bản chất, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là quá trình mà các quốc gia, các khu vực thực hiện việc dỡ bỏ các rào cản, mở cửa cho sự tham gia vào thị trƣờng của nhau trong lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động ngân hàng không còn bó hẹp trong phạm vi một nƣớc, một khu vực mà mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động ngân hàng phải tuân thủ theo qui luật thị trƣờng và các nguyên tắc kinh doanh quốc tế. Thực hiện hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi Chính

30

phủ và NHNN phải xoá bỏ những ƣu đãi, tiến tới cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trong và ngoài nƣớc.

1.2.4.2. Đặc trƣng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng:

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có những đặc trƣng cơ bản sau: - Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng kéo theo quá trình dịch chuyển các luồng vốn giữa các thị trƣờng tài chính tiền tệ trong và ngoài nƣớc.

- Hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng kéo theo sự điều chỉnh về thể chế luật pháp, chính sách, chuẩn mực tài chính tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng cho phù hợp với các cam kết, thông lệ và tập quán quốc tế.

- Hội nhập quốc tề về tài chính ngân hàng đòi hỏi các quốc gia phải thay đổi tập quán kinh doanh tiền tệ để thích ứng với cơ chế thị trƣờng cạnh tranh đồng nhất.

- Hội nhập quốc tế về ngân hàng một mặt làm cho cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày một khốc liệt hơn, mặt khác làm cho các quốc gia phụ thuộc vào nhau ngày một nhiều hơn.

- Sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia và mạng lƣới các chi nhánh của chúng làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, vì thế tạo ra sự xuất hiện các dạng dịch vụ ngân hàng phi truyền thống. Sự bành trƣớng ngày càng mạnh của các tập đoàn, các ngân hàng và của các cơ quan tài chính khác trên thị trƣờng vốn quốc tế ngày càng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chính sách tiền tệ tín dụng của các quốc gia.

1.2.4.3. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng chính là quá trình từng bƣớc thực hiện xoá bỏ các rào cản và mở cửa thị trƣờng ngân hàng theo các cam kết khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia, trong đó có Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) đã ký năm 2000, Hiệp định chung về Thƣơng mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức vào đầu tháng 11/2006 và Hiệp định

31

khung về hợp tác thƣơng mại dịch vụ của các nƣớc ASEAN (AFAS).

■ Hiệp định khung về hợp tác thương mại của các nước ASEN (AFAS)

Theo cam kết của Việt Nam đối với các nƣớc thành viên ASEAN trong Hiệp định khung về hợp tác thƣơng mại dịch vụ của các nƣớc ASEAN (AFAS), kể từ năm 2008 Việt Nam phải:

- Xây dựng môi trƣờng pháp lý về Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; - Không hạn chế số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng;

- Không hạn chế về tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ ngân hàng;

- Không hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lƣợng dịch vụ ngân hàng;

- Không hạn chế về tổng số ngƣời đƣợc tuyển dụng của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài;

- Không có các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân cụ thể nào;

- Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nƣớc ngoài dƣới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nƣớc ngoài đƣợc nắm giữ theo nguyên tắc thoả thuận.

■ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2001, là cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng đầu tiên mà nƣớc ta phải thực hiện trong tiến trình hội nhập. Đây là một bƣớc tập dƣợt quan trọng và nhiều ý nghĩa của ngành ngân hàng Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO vì các khái niệm và nội dung cam kết về thƣơng mại dịch vụ tài chính trong BTA về cơ bản là dựa theo và gắn với các khái niệm và nội dung về thƣơng mại dịch vụ tài chính mà WTO đƣa ra với các nƣớc thành viên. Theo BTA, các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đƣợc thực hiện theo lộ trình 9 năm kể từ khi BTA chính thức có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, trƣớc khi mọi hạn chế đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Hoa Kỳ đƣợc bãi bỏ hoàn toàn. Từ cuối năm 2001 đến trƣớc năm 2010, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ chỉ đƣợc hoạt động dƣới hình thức liên

32

doanh với đối tác Việt Nam, trong đó các NHTM Hoa Kỳ chỉ có thể thành lập liên doanh với tỉ lệ góp vốn 30% - 49% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Theo thoả thuận song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO của Việt Nam ký ngày 31/5/2006, kể từ ngày 1/4/2007 các ngân hàng Hoa Kỳ sẽ đƣợc phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. Cũng nhƣ các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh này sẽ đƣợc hƣởng chế độ đãi ngộ quốc gia ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhận tiền gửi bằng VND không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời đƣợc phát hành thẻ tín dụng. Từ năm 2010 trở đi, những hạn chế trên sẽ bị bãi bỏ, các NHTM Hoa Kỳ sẽ đƣợc phép thành lập ngân hàng con với 100% vốn của mình tại Việt Nam. Cũng theo nội dung cam kết về thƣơng mại dịch vụ ngân hàng của Việt Nam trong BTA, đến năm 2010 thị trƣờng ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Không hạn chế số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng; - Không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng;

- Không hạn chế tổng các hoạt động tác nghiệp và tổng số lƣợng dịch vụ ngân hàng;

- Không hạn chế tổng số ngƣời dƣợc tuyển dụng của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài;

- Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nƣớc ngoài dƣới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nƣớc ngoài đƣợc nắm giữ.

■ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO

Cùng với lộ trình và nội dung mở cửa thị trƣờng ngân hàng cho các đối tác Hoa Kỳ nhƣ trên, danh sách các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác mà các NHTM Hoa Kỳ có thể cung cấp trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam đƣợc nêu rõ tại Phụ lục về Dịch vụ tài chính trong Hiệp định chung về Thƣơng mại dịch vụ (GATS) của WTO, bao gồm 11 phân ngành:

- Nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng;

- Cho vay các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu và các giao dịch thƣơng mại khác;

33 - Thuê mua tài chính;

- Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền bao gồm các thẻ tín dụng, ghi nợ, báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

- Bảo lãnh và cam kết; - Môi giới tiền tệ;

- Quản lý tài sản, nhƣ quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tƣ, mọi hình thức quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý quỹ hƣu trí, các dịch vụ trông coi bảo quản, lƣu giữ và uỷ thác;

- Các dịch vụ thanh toán và quyết toán đối với các tài sản tài chính bao gồm các chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác;

- Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính, các phần mềm của các cung cấp các dịch vụ tài chính khác;

- Tƣ vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động tại các mục từ 1 đến 11 kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, tƣ vấn và nghiên cứu đầu tƣ, tƣ vấn về thụ đắc, về chiến lƣợc và cơ cấu công ty;

- Buôn bán cho tài khoản của mình hay cho tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, trên thị trƣờng chứng khoán OTC hay trên các thị trƣờng khác, những sản phẩm sau:

+ Các sản phẩm của thị trƣờng tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi);

+ Ngoại hối;

+ Các sản phẩm tài chính phái sinh bao gồm nhƣng không hạn chế ở các hợp đồng giao dịch tƣơng lai (futures) và quyền chọn (options);

+ Các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất bao gồm các sản phẩm nhƣ hoán vụ (swaps), các hợp đồng kỳ hạn (forwards);

+ Các chứng khoán có thể chuyển nhƣợng;

+ Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán nhƣ đại lý (theo cách công khai hoặc theo thoả thuận riêng) và cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc phát hành đó.

34

Sau khi bắt đầu thực hiện các cam kết với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ phải tiếp tục thực hiện mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng với các nƣớc thành viên WTO theo các cam kết song phƣơng và đa phƣơng. Nội dung và lộ trình mở cửa ngành ngân hàng đối với các thành viên WTO (không kể Hoa Kỳ) về cơ bản giống nhƣ đối với Hoa Kỳ, nhƣng sẽ bắt đầu thực hiện muộn hơn so với Hoa Kỳ, theo nhƣ cam kết của Việt Nam trong GATS khi gia nhập WTO.

1.2.4.4. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam

Việc thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải hoạt động theo nguyên tắc mở cửa thị trƣờng và minh bạch hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đã và đang tạo ra cho các NHTM Việt Nam những cơ hội để phát triển, nhƣng cũng đặt ra không ít những thách thức khó khăn phải vƣợt qua.

■ Cơ hội:

- Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập nhƣ hiện nay, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngoài việc cho phép các NHTM trong và ngoài nƣớc đƣợc hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và lớn mạnh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn còn tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nƣớc thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra hội nhập còn đem lại cho ngành ngân hàng Việt Nam những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trong các giao dịch tài chính ngân hàng quốc tế, điều vốn là hạn chế của các NHTM Việt Nam hiện nay.

- Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy sự tham gia thị trƣờng ngân hàng của các NHTM nƣớc ngoài không chỉ làm gia tăng mức độ cạnh tranh mà còn cả sự lành mạnh và an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM. Mặt khác, thông qua hội nhập, các NHTM Việt Nam có cơ hội tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ

35

quản lý của các NHTM phát triển trên thế giới, giúp các NHTM Việt Nam có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn.

- Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết với các định chế tài chính và tổ chức thƣơng mại quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Các NHTM trong nƣớc sẽ phải chủ động thực hiện cơ cấu lại tổ chức theo hƣớng hợp lý và chuyên nghiệp hơn, tăng năng lực tài chính, thực hiện chuyên môn hoá sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên. Đó là những điều kiện quan trọng để các NHTM Việt Nam hoạt động kinh doanh hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh.

- Bên cạnh lợi thế về sự am hiểu tập quán địa phƣơng và môi trƣờng hoạt động kinh doanh, một lợi thế lớn hiện nay của các NHTM Việt Nam là có mạng lƣới chi nhánh và khách hàng sẵn có rộng lớn trên các vùng miền đất nƣớc. Mặc dù đây không phải là lợi thế lâu dài, sẽ mất dần khi lĩnh vực ngân hàng Việt Nam thực sự tự do hoá hoàn toàn, tuy nhiên trƣớc mắt các NHTM có thể phát huy lợi thế đó để khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong nƣớc khi mở cửa nền kinh tế.

■ Thách thức

Thực trạng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hoá, lĩnh vực tài chính ngân hàng đang phát triển, hệ thống NHTM của Việt Nam vẫn còn tƣơng đối non trẻ, vẫn đang trong quá trình củng cố và hoàn thiện, do đó bên cạnh những cơ hội, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam cũng tạo ra những thách thức cho các NHTM Việt Nam:

- Với năng lực tài chính chƣa cao, cơ cấu tổ chức chƣa thực sự hợp lý và chƣa chuyên nghiệp, trình độ quản lý điều hành hạn chế, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới, danh mục sản phẩm

36

dịch vụ không phong phú và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ chƣa cao. Các NHTM Việt Nam chƣa chú trọng đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới cũng nhƣ chƣa đầu tƣ thích đáng để phát triển công nghệ ngân hàng. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ tạo ra cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM Việt Nam và các NHTM nƣớc ngoài, mà còn gia tăng cạnh tranh giữa nội bộ các NHTM trong nƣớc với nhau. Nhƣ vậy các NHTM Việt Nam sẽ gặp những thách thức vô cùng to lớn trong việc giữ vững thị trƣờng trong nƣớc, và sẽ càng khó khăn hơn nhiều khi thực hiện mục tiêu vƣơn rộng phạm vi hoạt động ra thị trƣờng nƣớc ngoài, khi mà những lợi thế hiện có nhƣ sự am hiểu về môi trƣờng kinh doanh, mạng lƣới chi nhánh phân phối sản phẩm dịch vụ và khách hàng rộng rãi sẽ mất dần đi trong tƣơng lai. Và trong khi đó, nƣớc ta chƣa có một chính sách thống nhất để quản lý có hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và hầu nhƣ chƣa chú ý đến việc nghiên cứu xây dựng chính sách nhà nƣớc đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

- Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi mỗi NHTM Việt Nam phải có một nguồn nhân lực không chỉ có trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP. Bank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38)