8. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Phân tích nội dung, xác định tiêu chí đánh giá cho từng nội dung
Trước mỗi môn học, bài học cần chú trọng yêu cầu học sinh phải hiểu nội dung, hiểu bản chất nội dung, không chỉ thuộc một cách máy móc. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lập lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh THCS và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao – dành
49
cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Nội dung kiểm tra được thể hiện qua các bài kiểm tra, được gọi chung là đề thi kiểm tra. Hiện tại đề thi của các giáo viên trong nhà trường còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Đề thi kiểm tra chưa thật phù hợp với nội dung kiểm tra và mục tiêu môn học. Nội dung đánh giá có khi hơi “cao” hơn so với trình độ học sinh, mặc dù đã đòi hỏi học sinh phải tư duy, suy luận, nhưng quá khó dẫn đến học sinh bị nản, nhưng đôi khi lại có giáo viên ra đề quá dễ và đơn giản, không kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú của học sinh. Với lí do này, dẫn đến một số bài thi, kiểm tra không đánh giá chính xác được kết quả học tập của học sinh.
Các tiêu chí đánh giá: đôi lúc đề thi kiểm tra chưa đánh giá một cách toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh; chưa đảm bảo độ tin cậy, chính xác, khách quan, công bằng; chưa đảm bảo yêu cầu phân hóa và hiệu quả chưa cao.