8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, chức năng của kiểm
của kiểm tra đánh giá cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh
Nâng cao nhận thức, năng lực kiểm tra đánh giá cho cán bộ quản lý các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tạo động
61
cơ tích cực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng cao đối với yêu cầu đổi mới.
Kết quả cho thấy nhiều giáo viên và học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh . Do đó, đối với giáo viên thì chưa biết sử dụng và kết hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá một các hiệu quả, cũng như việc họ chưa điều chỉnh được cách thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với học sinh, thì các em chưa biết được vai trò của kiểm tra đánh giá là để điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Ban Giám Hiệu còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho các tổ trưởng chuyên môn về công tác kiểm tra đánh giá
* Mục đích: Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong toàn trường. Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn sẽ là người trực tiếp truyền đạt các chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường xuống các giáo viên, họ còn chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá dựa trên những yêu cầu đó để xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, như: Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kịp thời khoa học, tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá nghiêm túc. Chỉ đạo kiểm tra đánh giá sát sao, khoa học. Kịp thời điều chỉnh hoạt động kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra đánh giá.
* Cách thức thực hiện: Dựa trên những yêu cầu chung của mỗi môn học, dựa trên kế hoạch, lịch tập huấn của phòng giáo dục Lê Chân, Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Phòng, Ban Giám Hiệu Nhà trường cử các tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn tham dự các buổi tập huấn đó của Phòng Giáo dục Quận, Sở Giáo
62
dục – Đào tạo thành phố và giao cho Hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường có trách nhiệm quản lý công tác này.
Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục – Đào tạo, cũng như phòng Giáo dục Lê Chân về công tác kiểm tra đánh giá, đồng thời Ban Giám Hiệu còn kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở đội ngũ lãnh đạo các tổ phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo đó.
Đầu mỗi năm học, Ban Giám Hiệu Nhà trường triển khai, cụ thể hoá nội dung, kế hoạch công tác kiểm tra đánh giá của mỗi năm học đó tới các cán bộ quản lý các tổ chuyên môn trong cuộc họp lãnh đạo Nhà trường đầu năm. Trên cơ sở đó, họ lên kế hoạch công tác kiểm tra đánh giá cho tổ chuyên môn của mình.
3.2.1.2. Nâng cao năng lực cho giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá
* Mục đích: Giáo viên không chỉ biết dạy cái gì, dạy như thế nào, mà họ còn phải biết cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào. Muốn thế, họ phải được tập huấn, bồi dưỡng, họ phải tự trau dồi kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ kiểm tra đánh giá để họ có thể tiến hành việc kiểm tra đánh giá một cách có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên sẽ là lực lượng nòng cốt giúp cho công tác kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả.
* Cách thức thực hiện: Tập huấn, bồi dưỡng về công tác kiểm tra đánh giá cho giáo viên. Bởi vì, giáo viên là người trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, do vậy, họ phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò, nguyên tắc, chức năng và quy trình kiểm tra đánh giá.
Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng mục tiêu cho từng môn học như: kế hoạch giảng dạy và kế hoạch từng bài dạy của giáo viên. Mục tiêu mỗi môn học chính là chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học đó. Những yếu tố đó phải được cụ thể hoá thành các hoạt động, dựa vào đó mà Ban Giám Hiệu có cơ sở để đánh giá năng lực của giáo viên.
63
Tập huấn cho giáo viên kỹ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra: xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng việc tổ chức kiểm tra cho các bài kiểm tra thường xuyên và các bài kiểm tra định kỳ. Năng lực soạn đề kiểm tra là một trở ngại lớn đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay, một số giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm tra theo kinh nghiệm chứ không theo tiêu chí xây dựng, đánh giá cụ thể cho các bài kiểm tra, do đó thiếu đi sự thống nhất, đồng đều về chất lượng câu hỏi kiểm tra đối với các lớp trong trường. Giáo viên là người thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cho nên họ càng phải thực sự hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác này. Để từ đó, họ có thể điều chỉnh, học hỏi biết cách xây dựng câu hỏi kiểm tra đúng kỹ thuật và phù hợp với tiêu chí đánh giá, đồng thời họ phải biết kết hợp các công cụ kiểm tra đánh giá sao cho hiệu quả.
Thực hiện việc kiểm tra công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với giáo viên: Ban Giám hiệu kiểm tra nhằm phát hiện và điều chỉnh những sai sót, thiếu công bằng, khách quan của giáo viên trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác sẽ điều chỉnh được hoạt động giảng dạy của giáo viên, để phù hợp với mục tiêu và tiêu chí kiểm tra đánh giá. Ngăn chặn và xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm quy chế, đồng thời tuyên dương, khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt quy chế kiểm tra đánh giá.
Động viên, khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực, chủ động, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về công tác kiểm tra đánh giá từ học sinh, giáo viên phải có trách nhiệm với công tác của mình, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của mình, giáo viên không được sử dụng hoạt động kiểm tra đánh giá để doạ nạt học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải điều chỉnh hoạt động của mình, tự học hỏi, đổi mới phương pháp tổ chức dạy học đạt được yêu
64
cầu của xã hội đặt ra. Đó là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất của giáo viên. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng, mẫu mực để học sinh noi theo và luôn công bằng trong việc đánh giá học sinh, khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh tự giác điều chỉnh hoạt động học tập của mình, nâng cao trình độ kiến thức.
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác kiểm tra đánh giá
* Mục đích:
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường không chỉ với mục đích đổi mới phương thức quản lý, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên, mà còn mục đích quan trọng nữa tác giả muốn đề cập trong luận văn này đó là phát huy các chức năng của công tác này đối với học sinh. Trên cơ sở đó giúp học sinh tự điều chỉnh được hoạt động học tập của mình.
* Cách thức thực hiện:
Phổ biến đến học sinh và phụ huynh học sinh đầy đủ các quy định trong quy chế, quan trọng hơn, nhà trường cần giải thích cho họ hiểu ý nghĩa của quy định này và mục đích vai trò của kiểm tra đánh giá. Nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt ngoại khoá để giới thiệu với học sinh về tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá. Qua thực tế nghiên cứu vấn đề này, tác giả luận văn nhận thấy được một yếu tố dẫn đến chất lượng của hoạt động kiểm tra đánh giá chưa cao, đó chính là do nhận thức của các em học sinh về công tác này chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, đặc biệt là nhận thức về vai trò và chức năng của kiểm tra đánh giá. Do đó, một số học sinh khi thực hiện kiểm tra đánh giá thiếu nghiêm túc, nên các em đó chưa nhận được lợi ích đích thực của hoạt động kiểm tra đánh giá mang lại cho quá trình học tập của các em.
Khi học sinh nhận thức được sâu sắc vai trò, chức năng, nguyên tắc của kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tầm quan trọng của thông tin phản hồi từ
65
hoạt động này mang lại cho hoạt động học tập của các em, thì lúc đó các em sẽ có thái độ nghiêm túc đối với công tác này, các em sẽ coi kiểm tra đánh giá là một hoạt động bổ ích, là phương tiện giúp các em đạt được mục tiêu học tập một cách nhanh chóng. Quan trọng hơn, các em sẽ cảm thấy thoải mái, chủ động, tích cực với công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bỏ qua được sự sợ hãi vẫn có trước đây. Từ đó, các em sẽ thu nhận một cách có ý thức những thông tin phản hồi từ hoạt động này nhằm điều chỉnh quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh về kiểm tra đánh giá là nhân tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá.
Đối tượng của kiểm tra đánh giá ở đây là học sinh, vì thế cần thiết phải cung cấp cho các em kế hoạch và nội dung kiểm tra ngay từ đầu mỗi học kỳ hoặc đầu mỗi năm học, để học sinh chủ động cho kế hoạch học tập và phấn đấu trong học kỳ hay năm học đó.
Khuyến khích học sinh chủ động phát hiện và khắc phục những hạn chế trong nhận thức của mình về nội dung môn học, tạo điều kiện giúp đỡ để các em được trao đổi với giáo viên những nội dung học tập mà các em chưa hiểu rõ thông qua các hình thức trực tiếp gặp gỡ hoặc qua các kênh thông tin của trường, thư điện tử.
Giáo viên giới thiệu các tài liệu tham khảo của môn học mà mình đảm nhiệm, khuyến khích các em tìm tòi, sưu tầm các tài liện liên quan đến môn học, giúp các em tự mở rộng thông tin. Hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự kiểm tra đánh giá, để các em phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học, tiêu chí đánh giá và hơn cả là khả năng tự học tập suốt đời.
Nhắc nhở học sinh nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá, chống lại các biểu hiện tiêu cực trong thi, kiểm tra. Đồng thời giáo viên và nhà trường nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm quy chế kiểm tra đánh giá để làm gương cho học sinh toàn trường.
66