8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4 Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kỳ kiểm tra-đánh giá
+ Phát huy ý kiến sáng tạo của học sinh về việc bồi dưỡng năng lực tự học bao gồm: nhóm năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề, nhóm năng lực giải quyết vấn đề, nhóm năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nhóm năng lực đánh giá và tự đánh giá.
+ Hướng dẫn học sinh lên mạng sưu tầm, tra cứu tài liệu như: tài liệu tham khảo của các môn học, các tài liệu tham khảo có liên quan để mở rộng kiến thức cho học sinh.
Để thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo nói chung và quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng rất cần có quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường, sự hưởng ứng nhiệt tình và nhất quán thực thi các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, giáo viên và phụ huynh học sinh trong toàn trường về chủ trương chính sách, quyết định, hỗ trợ các nguồn lực và tạo điều kiện thực hiện.
3.2.4. Biện pháp 4. Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kỳ kiểm tra đánh giá đánh giá
Đại hội Đảng IX và X đã chỉ rõ: “Tuy giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng song vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa ngang tầm với khu vực và quốc tế” . Nhận rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, chủ trương chỉ đạo của Đảng là cải tiến toàn bộ hệ thống thi cử, xây dựng hệ thống quy chế tổng thể đảm bảo và kiểm định chất lượng đào tạo. Để tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục. Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ đã cho phép Bộ GD&ĐT thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD trực thuộc Bộ. Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đã thành Trung tâm Khảo thí, đối với các đơn vị giáo dục nhỏ đã thành lập tổ Khảo thí chuyên trách về kiểm tra đánh giá.
83
Trung tâm Khảo thí hay Tổ Khảo thí là bộ phận hỗ trợ rất hiệu quả cho KTĐG, bao gồm hỗ trợ về nghiệp vụ và về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do vậy, thành lập Tổ Khảo thí chuyên trách về kiểm tra đánh giá là thực sự cần thiết.
* Mục đích:
Thành lập Tổ Khảo thí chuyên trách về kiểm tra đánh giá trong trường THCS Ngô Quyền nhằm các mục đích:
- Hỗ trợ toàn diện, tích cực cho GV trong quá trình KTĐG: hỗ trợ về nghiệp vụ, hỗ trợ về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, …
- Nghiên cứu và đề xuất triển khai các biện pháp nhằm cải tiến hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh.
* Cách thức thực hiện:
Việc thành lập Tổ Khảo thí về KTĐG sẽ làm thay đổi mô hình quản lý KTĐG kết quả học tập của học sinh trong trường THCS Ngô Quyền.
Nhằm chuyên môn hoá hoạt động kiểm tra đánh giá, giảm tải công việc cho GV và hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý KTĐG, các nhiệm vụ chính của Tổ Khảo thí bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến KTĐG trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các tổ nhóm chuyên môn trong trường xây dựng quy trình và công cụ đánh giá thống nhất, phù hợp với từng môn học đảm bảo chất lượng, khách quan, đặc biệt là chuyên môn hoá cao.
- Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra làm cơ sở để xây dựng đề kiểm tra, đề thi.
- Thực hiện các công việc mang tính chất nghiệp vụ: lập danh sách thí sinh, in sao đề thi, kiểm tra, coi thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm bài thi, kiểm tra, nhập điểm, công bố điểm, quản lý điểm và cung cấp kết quả KTĐG cho học sinh các lớp.
84
- Bảo quản các tài liệu liên quan theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị trong trường chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ KTĐG.
- Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ cho Ban Giám hiệu về hoạt động KTĐG, kết quả KTĐG, đánh giá chất lượng dạy và học.
- Thường xuyên đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất dạy và học.
KTĐG phải được xem là một nghề chuyên biệt, đội ngũ này gồm hai bộ phận:
- Đội ngũ kiêm nhiệm có thể vừa tham gia giảng dạy trong các tổ chuyên môn của trường vừa tham gia với tổ Khảo thí, bao gồm:
+ Những giáo viên có trình độ chuyên môn cao, đồng thời được bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG để làm công tác xây dựng hoặc thẩm định ngân hàng câu hỏi thi, đề thi, kiểm tra hoặc chấm thi.
+ Những người làm công tác coi thi, nhập kết quả thi, kiểm tra.
- Đội ngũ chuyên trách làm công việc điều hành, quản lý hồ sơ, sổ sách và tổ chức KTĐG. Những người này được biên chế chuyên trách làm việc theo giờ hành chính.
- Các cán bộ, giáo viên trong tổ Khảo thí cần phải đủ về số lượng, có năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ cao và một vấn đề quan trọng nữa là họ phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư.
Trong quy trình KTĐG, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong KTĐG, còn tổ Khảo thí giữ vai trò hỗ trợ đối với những công việc thuần tuý nghiệp vụ cho giáo viên. Nhiệm vụ của giáo viên bao gồm:
- Đảm nhiệm công tác KTĐG thường xuyên trong quá trình giảng dạy môn học theo quy định trong kế hoạch môn học và gửi kết quả về tổ Khảo thí nhập vào máy tính.
85
- Tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, thi, coi thi, chấm thi theo đề nghị của trung tâm hoặc phân công của lãnh đạo phụ trách.
- Thường xuyên cập nhật thông tin phản hồi từ KTĐG để kịp thời điều chỉnh hoat động giảng dạy của mình và định hướng hoạt động cho học sinh.