Lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS Ngô Quyền thực hiện theo quy chế 40/2006/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

ĐTBHK(CN)= (ĐTBMVănx 2) +(ĐTBMToánx 2) + (ĐTBMcác môn còn lại)

45

Do đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Ban giám hiệu nhà trường luôn tìm tòi và áp dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá đa dạng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Các hình thức kiểm tra đã được áp dụng như: kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, trắc nghiệm tự luận, .v.v. triển khai trên tất cả các lớp và ở hầu hết các môn học. Đối với môn Lịch sử và bài viết 90 phút đối với môn Ngữ văn chỉ áp dụng hình thức trắc nghiệm tự luận. Tuy nhiên việc áp dụng các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá chưa phù hợp dẫn đến nảy sinh một số ý kiến chưa thống nhất.

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thăm dò giáo viên và học sinh trong trường về việc áp dụng các hình thức kiểm tra của trường là phù hợp, đa dạng và hiệu quả.

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả thăm dò giáo viên và học sinh

Đối tượng phiếu Số Rất nhất trí Nhất trí Không nhất trí

SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)

Giáo viên 91 16 17.6 35 38.5 40 44.0

Học sinh 2001 260 13.0 360 18.0 1381 69.0

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thống kê kết quả thăm dò giáo viên và học sinh về hình thức KT-ĐG

46

Qua điều tra, ta thấy nhận thức về công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên và học sinh khác nhau. Đối với học sinh, trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phù hợp hơn trắc nghiệm tự luận, bởi vì các em phải ghi chép ít hơn, không bị điểm liệt, không phải trình bày dài và đặc biệt dễ quay cóp, trao đổi. Còn đối với giáo viên thì ngược lại, họ lại cho rằng trắc nghiệm tự luận sẽ đánh giá đúng về học sinh hơn, vì trắc nghiệm tự luận học sinh sẽ có cơ hội trình bày bài làm theo ý hiểu của mình.

Mặt khác, có lí do mà cả giáo viên và học sinh đều không nhất trí cao đó là mức độ khó dễ của đề kiểm tra chưa được sự thống nhất cao. Giữa các đề của các giáo viên mức độ đó khác nhau, bởi điều đó phụ thuộc vào trình độ của từng giáo viên khác nhau. Nếu lấy mỗi đề một câu thì cũng không đảm bảo chất lượng đề, có khi quá dễ, có khi lại quá khó.

Nói tóm lại, để có được mỗi đề kiểm tra đều phù hợp, đòi hỏi ban soạn đề kiểm tra phải tuân thủ quy trình soạn đề kiểm tra và mỗi đề kiểm tra phải có được ma trận đảm bảo đúng, đủ kiến thức, phù hợp với đối tượng và đánh giá đúng đối tượng cần kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 52)