8. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh trường
sinh trường THCS Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. Nó là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học của nhà trường. Trong những năm gần đây công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Công tác này do Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Nhiệm vụ trọng tâm mà Ban giám hiệu nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn chú trọng thực hiện đó là:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Khuyến khích, động viên, khích lệ học sinh trong việc kiểm tra, đánh giá.
Để thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhà trường cũng đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố con người trong công việc này. Chính vì thế, trong những năm gần đây nhà trường luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập, hưởng ứng các cuộc vận động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
43
Thời gian qua, nhà trường đã và đang từng bước thử nghiệm và cải tiến các phương pháp kiểm tra - đánh giá nhằm động viên, khích lệ thầy và trò không ngừng vươn lên trong giảng dạy và học tập. Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra cho một số môn học. Nhà trường đã chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tất cả các môn học trong trường. Cụ thể như sau:
* Đối với các bài kiểm tra định kỳ như bài kiểm tra 45 phút, 90 phút và bài học kỳ thực hiện nghiêm túc theo phân phối của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường có bảng theo dõi tiến độ kiểm tra đối với tất cả các bài kiểm tra. Các bài kiểm tra này được thực hiện vào cùng một thời gian nhất định với đề chung, được dọc phách, chấm chéo và nhập điểm vào máy tính trước khi trả về cho giáo viên và học sinh, nhằm đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc.
* Các bài kiểm tra miệng và 15 phút do giáo viên giảng dạy trực tiếp ra đề, tổ chức kiểm tra và lấy điểm.
* Cách thức tính điểm trung bình được thực hiện theo đúng thông tư 29TT ngày 26 tháng 10 năm 1990, Thông tư 23TT ngày 07 tháng 3 năm 1991 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
- Điểm trung bình học kỳ đối với mỗi môn học (ĐTBMhk): Là điểm trung bình cộng của tổng các bài hệ số 1 với 2 lần tổng các bài hệ số 2 cộng và 3 lần bài học kỳ:
- Điểm trung bình cả năm đối với mỗi môn học (ĐTBMcn): Là điểm trung bình cộng của điểm trung bình kỳ I với 2 lần điểm trung bình kỳ II:
ĐTBMhk = Đhệ số 1 + (Đhệ số 2 x 2) + (ĐHK x 3)
Tổng các hệ số
ĐTBMcn = ĐTBMhkI + (ĐTBMhkII x 2) (ĐHK x 3)
44
- Điểm trung bình mỗi học kỳ, cả năm của tất cả các môn học cho mỗi học sinh (ĐTBCN): Là điểm trung bình của 2 lần ĐTBM môn Văn với 2 lần ĐTBM môn Toán và tất cả các môn còn lại:
* Xếp loại học lực:
Loại Giỏi: Điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên, không có môn nào điểm trung bình dưới 6.5
Loại Khá: Điểm trung bình các môn từ 6.5 đến dưới 8.0, không có môn nào điểm trung bình dưới 5.0
Loại Trung bình: Điểm trung bình các môn từ 5.0 đến dưới 6.5, không có môn nào điểm trung bình dưới 3.5
Loại Yếu: Điểm trung bình các môn từ 3.5 đến dưới 5.0, không có môn nào điểm trung bình dưới 2.0
Loại Kém: Các trường hợp còn lại.
Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường trong thời gian qua đã tạo được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những khó khăn dẫn đến hiệu quả thực hiện công tác này chưa cao. Để đánh giá chính xác thực trạng của công tác này tác giả luận văn đã tiến hành lấy ý kiến của 92 giáo viên và gần 2000 học sinh các khối, qua kết quả đó tác giả đưa ra một số nhận xét sau: