8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Các yêu cầu sư phạm khi kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Phải dựa trên những cơ sở của phương pháp dạy học mà xem xét kết quả của một câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định về mặt sư phạm.
- Trong các câu hỏi xác định về mặt định lượng, giáo viên thông qua các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích bằng lời để xác định rõ nhận thức của học sinh.
- Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt.
- Không nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời một cách chắc chắn được.
- Nên luôn nghi ngờ về tính khách quan và mức độ chính xác của bộ câu hỏi để từ đó chúng ta có thể đưa ra kết quả tối ưu nhất.
1.3.4. Các yêu cầu sư phạm khi kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh học sinh
Lý luận và thực tiễn dạy học ngày nay chứng tỏ rằng, vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chỉ có tác dụng khi thực hiện những yêu cầu trong việc kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Đó là các yêu cầu sau:
* Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học.
* Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá:
- Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu do chương trình qui định.
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chung của chương trình đề ra.
24 - Tổ chức thi phải nghiêm minh.
Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá, cần cải tiến, đổi mới các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá, từ khâu ra đề, tổ chức thi tới khâu cho điểm. Xu hướng chung là tùy theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp. Song dù hình thức nào, vấn đề “lượng hóa” nội dung môn học theo các đơn vị kiến thức để làm chuẩn cho việc kiểm đánh giá, cho điểm khách quan là cực kỳ quan trọng.
* Yêu cầu đảm bảo tính toàn diện:
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về khối lượng và chất lượng chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng thuộc về các môn học; về kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo, ý thức, thái độ … trong đó, chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức.
* Yêu cầu đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống * Yêu cầu đảm bảo tính phát triển:
Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh. Cần đảm bảo tính công khai trong đánh giá.
* Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá.