Biện pháp 5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra-đánh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Biện pháp 5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra-đánh

tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý nhằm đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống, kịp thời dự báo và phát hiện các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa chữa. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu, còn thanh tra, kiểm tra xác định tổ chức hoạt động có phù hợp với mục tiêu về kế hoạch không. Công tác KTĐG bao gồm nhiều khâu như chuẩn bị về cơ sở vật chất, ra đề, tổ chức coi thi, chấm thi, quản lý điểm thi. Mỗi một khâu trong đó không được thực hiện nghiêm túc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh và tạo ra sự không công bằng đối với học sinh.

Trên thực tế, qua khảo sát cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG ở trường THCS Ngô Quyền thường chỉ tập trung vào khâu coi thi và chấm thi, còn các khâu khác cũng rất quan trọng nhưng cũng rất dễ phát sinh tiêu cực (ra đề, sao in đề, quản lý đề, quản lý điểm, …) thì ít được thanh tra. Hiện tượng lộ đề, làm sai lệch điểm do khách quan hay chủ quan không phải không có. Từ lý luận và thực tiễn đang diễn ra tại trường THCS Ngô Quyền cho thấy tăng cường thanh tra, kiểm tra là việc làm cần thiết.

* Mục đích:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá trong trường THCS Ngô Quyền nhằm hai mục đích sau:

- Cảnh báo sớm những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra giúp bộ phận quản lý và giáo viên có phương án điều chỉnh, kịp thời hạn chế những sai sót, tiêu cực.

86

- Phát hiện kịp thời những sai sót, tiêu cực trong KTĐG để ngăn chặn và xử lý kịp thời đảm bảo công tác KTĐG khách quan, công bằng và chính xác.

* Cách thức thực hiện:

Từ mục đích đã xác định ở trên, công tác thanh tra, kiểm tra của trường THCS Ngô Quyền cần tiến hành như sau:

Công tác thanh tra do bộ phận thanh tra của Nhà trường đảm nhiệm theo sự phân công của Hiệu trưởng. Hiện nay, theo khảo sát, công tác thanh tra thường tập trung vào các khâu tổ chức kỳ thi và nhập điểm. Trong khi đó, tiêu cực lại nảy sinh ở nhiều khâu của KTĐG. Vì vậy, tại thời điểm này, công tác thanh tra của đơn vị đối với công tác KTĐG phải được thực hiện thường xuyên và tập trung vào những khâu tổ chức dễ này sinh tiêu cực. Ngoài việc tổ chức coi thi, chấm thi, bộ phận thanh tra cần quan tâm đến việc photo đề, quản lý điểm. Trong công tác thanh tra cần chú ý một số điểm sau:

- Trước hết, công tác thanh tra phải coi trọng nhiệm vụ cảnh báo để giúp phòng tránh những bất trắc có thể xảy ra, chứ không nên coi thanh tra là phải phát hiện ra những sai sót để trừng phạt hay kỷ luật người vi phạm. Nếu để sai sót, tiêu cực xảy ra, người làm công tác thanh tra phải nhận thấy trách nhiệm của mình chưa hoàn thành. Để làm việc này, công tác thanh tra phải được tiến hành sớm trước khi diễn ra kỳ thi, kiểm tra. Nhiệm vụ của bộ phận thanh tra là xem xét toàn bộ quy trình KTĐG cũng như kế hoạch và sự chuẩn bị cho việc thực hiện quy trình đó để cảnh báo những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra và kiến nghị điều chỉnh. Chẳng hạn, với phương pháp tự luận mà bố trí quá nhiều thí sinh trong một phòng thi hoặc bố trí một giám thị coi thi cho một phòng thi thì khó đảm bảo coi thi nghiêm túc; xem xét điều kiện đảm bảo cho việc quản đề, nhận đề, … Những phát hiện và kiến nghị để cho hoạt động KTĐG được khách quan, chính xác, nghiêm túc thuộc phần trách nhiệm của công tác thanh tra.

- Cần tránh thanh tra hình thức, cần xác định những nơi, những việc quan trọng, những việc làm chưa tốt, những công việc dễ sai sót làm ảnh hưởng đến

87

kỳ thi để tập trung thanh tra chứ không nên dàn trải đều khắp sẽ dẫn đến hời hợt, không hiệu quả. Trong mỗi kỳ thi, nhà trường cũng như bộ phận thanh tra cần căn cứ trên thực tế và tình hình của kỳ thi trước để xác định trọng tâm thanh tra. Tuy nhiên, chỉ cần sự có mặt của thanh tra cũng đã có tác dụng làm cho giáo viên, học sinh nghiêm túc hơn cho nên có những chỗ không xác định là trọng tâm, nhưng không hẳn là bỏ qua mà cũng cần dành sự quan tâm đúng mức.

- Phải xử lý nghiêm theo quy định và khen thưởng thoả đáng với những ai vi phạm hay thành tích theo những phát hiện, kiến nghị của thanh tra. Kỷ luật và khen thưởng không thoả đáng đều có ảnh hưởng tiêu cực. Trên thực tế, Nhà trường đã không xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm quy chế, do đó những vi phạm vẫn tiếp diễn và những người làm tốt thấy bất công; Còn khen thưởng không thoả đáng làm giảm tính tích cực của giáo viên, học sinh. Vì vậy, cần khen thưởng, kỷ luật thật thoả đáng và kịp thời để giáo viên, học sinh có được những bài học và kinh nghiệm trong các công việc tiếp theo.

Công tác kiểm tra do lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là lãnh đạo bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. KT được thực hiện thường xuyên liên tục trong tất cả các khâu, tất cả các cong việc. Thông qua KT, cán bộ quản lý điều hành nhắc nhở, uốn nắn nhân viên của mình để tránh những sai sót có thể xảy ra, kịp thời điểu chỉnh những việc làm sai và đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng tiến độ và quy định. Công tác KT cần phải liên tục và sâu sát hơn công tác thanh tra. Đặc biệt, công tác KT còn phải chú trọng đến vấn đề chuyên môn. Đối với một số môn thi, lãnh đạo nhà trường cùng với tổ Khảo thí nhờ những giáo viên giỏi chuyên môn có uy tín cao để KT nội dung đề thi và chấm thi. Các giáo viên đó có thể xem xét và xác định đề thi có đáp ứng được các yêu cầu mục tiêu môn học không và chọn xác suất một số bài thi để chấm lại. Việc KT nội dung đề thi chỉ cần làm với những đề thi không lấy trong ngân hàng đề, việc KT chấm thi chú trọng tới những bài do cán bộ chấm. Ngoài ra, cần có cơ chế KT lẫn nhau trong từng bộ phận và giữa các bộ phận đảm bảo mọi công việc được thực hiện chính xác, khách quan.

88

Cũng giống như công tác thanh tra, KT tránh hình thức và phải xử lý kỷ luật hay khen thưởng thoả đáng và kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 93)