Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2 Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn

môn học

* Mục đích:

- Giúp giáo viên các bộ môn xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho bộ môn mình giảng dạy một cách khoa học, hợp lý.

- Tập huấn cho giáo viên thực hiện kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo đúng kế hoạch, đầy đủ các bước của quy trình kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng quá trình dạy và học.

- Khi giáo viên các bộ môn thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khoa học thì công tác quản lý quy trình kiểm tra đánh giá sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn.

* Cách thức thực hiện:

Công tác kiểm tra đánh giá tại trường THCS Ngô Quyền đạt hiệu quả và đảm bảo chất lượng giáo dục nếu tuân thủ một quy trình khoa học. Cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các môn học. - Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn học.

- Quản lý quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các môn học

Mục đích của công việc này là giúp cho Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh toàn trường có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá toàn năm học làm làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Muốn giúp Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá được toàn diện và cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao, thì việc đầu tiên là phải xây dựng được một kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết, cụ thể: Kế hoạch tổ chức khảo sát - Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi - Kế hoạch tổ chức thực hiên - Kế hoạch chấm trả bài kiểm tra - Kế hoạch xử lý kết quả thi kiểm tra - Kế hoạch thanh tra giám sát.

67

Dựa vào phân phối chương trình môn học, Ban Giám hiệu kết hợp với các tổ nhóm chuyên môn và trên cơ sở kết quả khảo sát đầu năm học để xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng môn học trên khối lớp. Tiếp đó giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng lớp mình dạy và trình lên Hiệu phó phụ trách chuyên môn xét duyệt. Khi đã được xét duyệt chính thức thì đó sẽ là văn bản pháp lý để giáo viên thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá môn học mình dạy cho mỗi lớp học trong năm học đó.

Xây dựng kế hoạch cho tổ nhóm chuyên môn soạn câu hỏi kiểm tra và duyệt với Hiệu phó chuyên môn trước khi thực hiện kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Phân phối chương trình của môn học đó, chương trình cơ bản, nâng cao, đối tượng học sinh của mỗi lớp, số lần kiểm tra tối thiểu và chỉ tiêu chất lượng văn hoá của môn học đó.

Để công tác kiểm tra đánh giá thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, trong đó chú trọng việc khuyến khích, động viên học sinh tiến bộ trong học tập, thì việc xây dựng này vô cùng quan trọng, với các lớp có sức học khá thì kế hoạch kiểm tra tuân thủ tuyệt đối theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục là được, tuy nhiên đối với các lớp yếu hơn thì kế hoạch bắt buộc phải điều chỉnh, về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm ra đánh giá bao gồm :

- Xác định mục tiêu cần đạt của mỗi môn học ứng với từng đơn vị nội dung được dạy học trong một đơn vị thời gian.

- Tổng hợp mục tiêu cần đạt cho cả môn học ứng với các đơn vị thời gian. - Dự kiến kế hoạch kiểm tra đánh giá các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp.

Bảng 3.1. Kế hoạch kiểm tra đánh giá

Môn học : ... Lớp: ...

68

3.3.2.2 Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn

Chất lượng là sự tuân theo các chuẩn đề ra và đạt được các mục tiêu đề ra. Đề kiểm tra đánh giá có chất lượng nhất thiết phải có mục tiêu kiểm tra đánh giá và chuẩn kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được tiến hành theo một hệ thống chuẩn và các bước tiến hành chặt chẽ, thống nhất để đạt mục tiêu đề ra. Hệ thống các bước tiến hành và các chuẩn đó chính là quy trình.

“Quy trình là các bước phải tuân thủ theo khi tiến hành một công việc nào đó”. Quy trình chính là hệ thống các chuẩn được xây dựng để đạt được mục đích đề ra. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cuối mỗi bước đều có tiêu chí đánh giá, khi đạt được tiêu chí của bước đó mới được chuyển sang bước tiếp theo. Do vậy, việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá và thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá theo quy trình là yếu tố quyết định chất lượng kiểm tra đánh giá.

Quy trình kiểm tra đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau :

* Bước 1: Xác định mục đích đánh giá.

* Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra đánh giá.

* Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá * Bước 4: Viết soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó.

* Bước 5: Tổ hợp thành đề kiểm tra * Bước 6: Phân tích câu hỏi kiểm tra

* Bước 7: Tổ chức in đề kiểm tra đánh giá. * Bước 8: Tổ chức, chỉ đạo chấm bài

* Bước 9: Ghi điểm, nhận xét bài làm của từng học sinh. * Bước 10: Trả bài và nhận xét.

69

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình dạy học. Như chương 2 đã trình bày phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá tại nhà trường hiện nay vẫn đơn giản, chưa kết hợp hiệu quả các hình thức đánh giá, chủ yếu sử dụng hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận và chưa có sự thống nhất cao về nội dung cũng như cách thức tiến hành, điều này khó thúc đẩy được việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và kiểm tra đánh giá các môn học trong nhà trường. Dưới đây là các công việc mà trường THCS Ngô Quyền cần đổi mới để đảm bảo phương pháp kiểm tra phù hợp và hiệu quả:

Bước 1: Tổ chức, chỉ đạo xác định mục đích đánh giá

Ở cấp THCS, các kỳ kiểm tra đánh giá dưới dạng viết có các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kỳ với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kỳ kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?

* Cho học sinh (và phụ huynh):

+ Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ.

+ Kiểm tra đánh giá phải giúp được học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ (hay tụt lùi) của mình.

+ Kiểm tra đánh giá để giúp học sinh rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.

* Cho giáo viên:

+ Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ.

+ Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học của mình (như phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học).

70

+ Rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ kiểm tra đánh giá để tổ chức lần sau tốt hơn.

* Cho nhà quản lý:

+ Giám sát quá trình dạy – học của thầy – trò.

+ Từ đó có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thầy trò dạy – học tốt hơn.

Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá kiểm tra đánh giá phù hợp

Hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng bộ môn và yêu cầu cần đạt được: Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức KTĐG với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Cần xác định hình thức kiểm tra đánh giá cụ thể cho các môn học như sau:

Bảng 3.2. Hình thức kiểm tra đánh giá các môn học trong chương trình

TT Hình thức KT ĐG Các môn khoa học xã hội Các môn khoa học tự nhiên Môn học thực hành 1 KTĐG thường xuyên Vấn đáp Vấn đáp - Bài tập Thực hành

2 KTĐG bài 15 phút Viết luận Viết -

Bài tập Thực hành

3 KTĐG bài 45 phút Viết luận TNTL +

TNKQ Thực hành

4 KTĐG học kỳ Việt luận TNTL +

TNKQ

Vấn đáp - Thực hành

71

Bảng 3.3. Hình thức kiểm tra đánh giá các môn Toán

TT Hình thức KTĐG Môn Toán

1 KTĐG thường xuyên Vấn đáp, bài tập

2 KT - ĐG bài 15 phút Viết + bài tập

3 KTĐG bài 1 tiết TNTL + TNKQ

4 KTĐG học kỳ TNTL + TNKQ

Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập đó là tính chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp học sinh thể hiện được năng lực của mình.

Sau khi lựa chọn, áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá cầm kiểm chứng mức độ hiệu quả của nó để rút kinh nghiệm, thay đổi để phù hợp nhằm đạt mục đích cuối cùng là xác định chính xác kết quả học tập của học sinh.

Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá

+ Liệt kê những nội dung cần đánh giá:

Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và các chuẩn môn học. Các nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận các nội dung kiểm tra đánh giá cho các lần kiểm tra, nội dung kiểm tra qua các lần kiểm tra phải tổng quát được toàn bộ các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ và phù hợp với từng nhóm chuyên môn. Một số tiêu chí được chú trọng trong việc xây dựng nội dung kiểm tra:

- Chương trình học đối với từng lớp: Mức độ yêu cầu giữa hai chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao phải khác nhau.

- Đối tượng học sinh: Cần tổ chức xây dựng số lần kiểm tra cụ thể và nội dung trong các lần kiểm tra đó.

72

+ Xác định bậc nhận thức tương ứng với các nội dung với tỉ lệ giữa các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích của kỳ kiểm tra:

Với bài kiểm tra 15 phút thường được tiến hành sau 1, 2 bài học. Mục đích của bài kiểm tra 15 phút là để tạo động lực, khuyến khích học sinh, đồng thời cũng giúp các em tự đánh giá bản thân, rút kinh nghiệm để các bài sau học tốt hơn. Giáo viên qua đó cũng theo dõi được sự tiến bộ của học sinh và điều chỉnh quá trình dạy học của bản thân. Với mục đích như vậy, tỉ lệ các bậc nhận thức (tùy theo đối tượng) có thể là 6 - 4 – 0 (cho các bậc nhận thức 1, 2, 3) hoặc 5 – 5 – 0 hoặc 4 – 6 – 0 cho các lớp học sinh có trình độ cao hơn.

Một bài kiểm tra 15 phút với 2 nội dung cần kiểm tra, có thể có 1 ma trận mục tiêu – nội dung như sau:

Bảng 3.4. Các bậc nhận thức tương ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 15 phút

Mục tiêu

Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng

Nội dung 1 3 2 0 5

Nội dung 2 3 2 0 5

Tổng 6 4 0 10

Ma trận như trên cho phép quản lý các nội dung cần kiểm tra, bậc nhận thức ứng với các nội dung cần kiểm tra và tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp với mục đích kiểm tra.

Các con số trong ma trận chỉ số mục tiêu ở các bậc tương ứng với các nội dung 1, 2. Số câu hỏi có thể trùng với số mục tiêu hoặc không trùng.

Thí dụ: 3 mục tiêu bậc 1 của nội dung 1 được 3 điểm, có thể kiểm tra bằng 6 câu trắc nghiệm khách quan mỗi câu 0,5 điểm; 2 mục tiêu bậc 2 của nội dung 1 có thể kiểm tra bằng 1 câu trắc nghiệm tự luận ngắn được 2 điểm, …

Với bài kiểm tra 45 phút, bài kiểm tra kiến thức rộng hơn, mang tính tổng kết sau 1 chương, nên để đạt được các mục đích trên tỉ lệ các bậc nhận thức

73

tương ứng với các nội dung cần kiểm tra có thể là 4 – 4 – 2 (tương ứng với các bậc 1, 2, 3) hoặc 5 – 4 – 1 (cho các lớp có trình độ yếu hơn) hoặc 3 – 5 – 2 (cho các lớp học sinh khá hơn).

Lưu ý: số mục tiêu bậc 2 nhiều hơn và cần có 1 – 2 mục tiêu bậc 3 để phân hóa học sinh.

Bảng 3.5. Các bậc nhận thức tương ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 45 phút

Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 0 0 2 Nội dung 3 0 1 1 2 Nội dung 4 1 2 0 3 Tổng 4 4 2 10

Từ ma trận nội dung – mục tiêu có thể quy định số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mội câu.

Bảng 3.6. Số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mỗi câu

Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 MT Câu hỏi Điểm MT Câu hỏi Điểm MT Câu hỏi Điểm Nội dung 1 1 2 0,5 1 1 1 1 1 1 Nội dung 2 2 4 0,5 0 0 0 0 0 Nội dung 3 0 0 1 1 1 1 1 1 Nội dung 4 1 2 0,5 2 2 1 0 0 0 Tổng 4 8 4 4 4 4 2 2 2

74

Bước 4: Tổ chức chỉ đạo viết câu hỏi kiểm tra đánh giá ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó

Trên cơ sở mục tiêu môn học, trên cơ sở các nội dung cần được kiểm tra đánh giá BGH sẽ yêu cầu giáo viên viết soạn câu hỏi kiểm tra cho nội dung đó theo thành bậc nhận thức của Bloom.

Câu hỏi kiểm tra bậc 1: Đây là những câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ nhớ, hiểu của người học. Câu hỏi dạng này sẽ được xây dựng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tập trung vào việc kiểm tra độ hiểu lý thuyết của học sinh. Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết sẽ khuyến khích học sinh nhớ, hiểu nội dung của bài học mà không cần phải học thuộc lòng.

Câu hỏi kiểm tra bậc 2: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra năng lực nhận thức của học sinh ở các mức độ áp dụng, phân tích, tổng hợp. Các câu hỏi kiểm tra đánh giá bậc 2 thường là các câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận sẽ có tác dụng kiểm tra năng lực vận dung, phân tích và tổng hợp để có được câu trả lời đúng.

Câu hỏi tự luận sẽ kiểm tra năng lực phân tích, tổng hợp khả năng viết, sử dụng ngôn từ, kiến thức.

Câu hỏi kiểm tra bậc 3: Đây là những câu hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ đánh giá của học sinh. Đây là năng lực đặc biêt, các câu hỏi kiểm tra năng lực này thường là những câu hỏi khó và để làm được những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức đồng thời phải sáng tạo và có năng lực đánh giá.

Kỹ năng xây dựng cấu trúc đề và viết câu hỏi kiểm tra đánh giá của giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)