Kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được tác giả đề xuất, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của các tổ trưởng, giáo viên trong toàn trường. Tổng số người được xin ý kiến là 92, tổng hợp các ý kiến với kết quả như sau :

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi

TT Nội dung Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi Rất cần Cần Không cần Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, chức năng của kiểm tra đánh giá cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh

63.8 36.2 0 73.4 26.6 0

2 Xây dựng kế hoạch và quy định

kiểm tra đánh giá cho các môn học 80.6 19.4 0 68.6 31.4 0

3 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong công tác kiểm tra - đánh giá 69.1 30.1 0 72.6 27.4 0

4 Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho

các kỳ kiểm tra đánh giá 75.5 24.5 0 83 17 0

5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh

75.3 24.7 0 83.1 16.9 0

Số liệu bảng trên cho thấy công tác đổi mới công tác kiểm tra đánh giá tại trường THCS Ngô Quyền trong thời gian tiếp theo là rất cần thiết, với 3 nhóm biện pháp nêu trên được đưa ra khảo sát, kết quả cho thấy 100% đều cho kết quả rất khả thi, khả thi, rất cần thiết và cần thiết.

89

Biện pháp thứ nhất: "Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, chức năng của kiểm tra đánh giá cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh". Đây là kim chỉ nam cho việc hành động đúng, biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao, bởi lẽ dễ thực hiện và triển khai, chỉ cần nhà trường có kế hoạch là triển khai được.

- Mức cần thiết: 63.8% cho là rất cần thiết, 36.2% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 73.4% cho là rất khả thi, 26.6 % cho là khả thi.

Biện pháp thứ hai: "Xây dựng kế hoạch và quy định kiểm tra đánh giá cho các môn học". Đây là nhóm các biện pháp có tính khả thi cao, là một trong những trọng tâm cần thực hiện ở tất cả các môn và phải thực hiện đúng, thực hiện tốt trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Mức cần thiết: 80.6% cho là rất cần thiết, 19.4% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 68.6% cho là rất khả thi, 31.4 % cho là khả thi.

Biện pháp thứ ba: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra - đánh giá”. Đây là biện pháp được đại đa số giáo viên trong toàn trường nhận xét là rất cần thiết và có tính khả thi cao, biện pháp này đã giảm được rất nhiều thời gian đối với giáo viên trong việc tính điểm và thông báo kết quả cho phụ huynh học sinh.

- Mức cần thiết: 69.1 % cho là rất cần thiết, 30.9 % cho là cần thiết. - Tính khả thi : 72.6% cho là rất khả thi, 27.4 % cho là khả thi.

Biện pháp thứ tư: "Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kỳ kiểm tra đánh giá". Biện pháp này là một bước đột phá, đi đầu của Nhà trường đối với các trường THCS của quận Lê Chân. Cán bộ, Giáo viên của nhà trường đánh giá rất cao biện pháp này, họ cho rằng nhờ có Tổ khảo thí mà giáo viên và học sinh thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy trình của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Mức cần thiết: 75.5 % cho là rất cần thiết, 24.5 % cho là cần thiết. - Tính khả thi: 83 % cho là rất khả thi. 27 % cho là khả thi.

90

Biện pháp thứ năm:"Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh". Biện pháp này được giáo viên đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, đây là công việc giúp đảm bảo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này. Nếu như BGH có chỉđạo sát sao thì hiệu quả của biện pháp này còn cao hơn rất nhiều.

- Mức cần thiết: 75.3 % cho là rất cần thiết, 24.7 % cho là cần thiết. - Tính khả thi: 83.1 % cho là rất khả thi, 16.9 % cho là khả thi.

Tiểu kết chương 3.

Các Biện pháp được đề xuất trong chương 3 là:

 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, chức năng của kiểm tra đánh giá cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh.

 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn học.

 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra - đánh giá.

 Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kỳ kiểm tra đánh giá.

 Biện pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Các biện pháp nêu trên đều được lãnh đạo, giáo viên và học sinh trong trường THCS Ngô Quyền đánh giá là cần thiết. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp có khác nhau nhưng kết quả cho thấy các biện pháp này có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau, do vậy các biện pháp này sẽ luôn được kiểm chứng và điều chỉnh để đạt được yêu cầu của nhà trường hiện nay.

91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)