Những nội dung quản lý hoạt động kiểm tra-đánh giá:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Những nội dung quản lý hoạt động kiểm tra-đánh giá:

Từ góc độ quản lý chung, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá bao gồm 3 mảng lớn liên quan mật thiết đến nhau, đó là: chính sách về kiểm tra đánh giá, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lý nguồn nhân lực kiểm tra đánh giá.

Được thực hiện bằng cách hoạt động quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra - tự kiểm tra, đánh giá - tự đánh giá, chỉ đạo - tự chỉ đạo. Đối tượng của những hoạt động này không phải nội dung học vấn, mà là kết quả học tập và rèn luyện, thời gian, tiến độ học tập, hành vi học tập, nhu cầu và thái độ học tập, phong cách, cường độ và nhịp độ học tập, các nguồn lực học tập như học liệu, phương tiện, dụng cụ, thiết bị, môi trường học tập.

31 Hoạt động đó gồm các khâu:

1. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá: môn học nào, tương ứng vào thời điểm nào? Hình thức kiểm tra đánh giá? Kiến thức cần đạt đối với từng mức độ? Cấu trúc đề kiểm tra? ...

2. Tổ chức, chỉ đạo, giám sát: ra đề, coi kiểm tra (thi), chấm bài, lấy điểm, đánh giá - xếp loại.

3. Sử dụng kết quả kiểm tra vào việc điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh, cũng như điều chỉnh mục tiêu dạy học và giáo dục.

4. Chỉ đạo, tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá theo quy trình:

- Xác định mục đích đánh giá: Ở cấp THCS, THPT, các kỳ kiểm tra đánh giá dưới dạng viết có các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kỳ với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kì kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra đánh giá phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?

- Xác định hình thức kiểm tra đánh giá: Các phương pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, không chỉ là mục tiêu của môn học mà còn là mục tiêu của cả chương trình môn học cho nên phải do nhà quản lý quyết định. Việc chọn lựa phương pháp kiểm tra chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng.

- Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

- Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó.

32

- Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với các nội dung và bậc nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỉ lệ đã quy định trong ma trận nội dung – bậc nhận thức.

- Phân tích đề kiểm tra: Trước khi in ấn, người phục trách cần kiểm tra, phân tích đề bằng cách làm bài với tư cách là học sinh. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai sót có thể và độ dài của bài kiểm tra.

- In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh àm bài kiểm tra.

- Chấm bài kiểm tra của học sinh.

- Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trường hợp đặc biệt.

- Trả bài và nhận xét.

Báo cáo, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá: Báo cáo kết quả kiểm tra đánh giá phải chỉ ra được những điểm mạnh và những điểm yếu của người học, đồng thời phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm của các đối tượng liên quan như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý.

- Đánh giá toàn bộ quy trình kiểm tra đánh giá: Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm tra đánh giá. Nhà trường thông qua các buổi họp chuyên môn để đánh giá, nhận xét việc thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá đối với từng môn, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện. Từ đó, sẽ đưa ra những vấn đề cần chỉnh sửa (kế hoạch, chính sách, quy trình, …) giúp cho các lần thực hiện tiếp theo có kết quả cao hơn.

Những nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá được xác định một cách có hiệu quả, khoa học sẽ là những yếu tố quyết định đến việc thực hiện tốt các chức năng của kiểm tra – đánh giá. Trong trường trung học cơ sở, các nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

33

* Quản lý việc xác định nội dung, mục tiêu làm cơ sở cho kiểm tra - đánh giá: Kiểm tra đánh giá là một quá trình bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu, tức là xác định những gì người học cần biết, cần làm được sau khi kết thúc chương trình học, đối với nhà trường thì đó là mục tiêu đào tạo, còn đối với người học thì đó là mục tiêu học tập và thực tế cho thấy quá trình dạy - học không thể tốt nếu thiếu cơ sở thu thập thông tin, dữ liệu cho đánh giá. Kiểm tra đánh giá thành công cần có sự phù hợp giữa mục tiêu với công cụ kiểm tra đánh giá, giữa mục tiêu với phương pháp giảng dạy.

Mục tiêu là cái mốc cơ bản để thiết kế chương trình đào tạo, xác định nội dung đào tạo và định hướng cho việc tìm ra các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp. Xác định mục tiêu môn học, bài học là khâu đầu tiên của quy trình đào tạo, là khâu quan trọng không thể thiếu nhằm mô tả các hoạt động, hành vi mà người học chiếm lĩnh được. Chính vì vậy, tất cả các môn học và ngành học cần phải có mục tiêu cụ thể và thống nhất.

Sơ đồ 1.3. Mục tiêu môn học

* Nhận thức bao gồm các bậc: Sơ đồ 1.4. Nhận thức Mục tiêu môn học Nhận thức Kỹ năng Thái độ Đánh giá Tổng hợp Phân tích Vận dụng Hiểu Biết

34 * Kỹ năng bao gồm các cấp độ:

Sơ đồ 1.5. Kỹ năng

* Thái độ bao gồm các mức độ:

Sơ đồ 1.6. Thái độ

Việc xác định chính xác, tường minh mục tiêu môn học, bài học giúp giáo viên xác định được mục đích kiểm tra đánh giá đó là :

- Miêu tả và xếp loại kết quả học tập của học sinh. - Tạo động cơ học tập cho học sinh.

- Điều chỉnh hoạt động dạy - học.

* Quản lý công tác ra đề kiểm tra: Đề kiểm tra là các câu hỏi được đặt ra để kiểm tra năng lực nhận thức của người học sau khi hoàn thành một chương trình học tập cụ thể, ở các trường phổ thông có các dạng bài kiểm tra: bài kiểm tra 15 phút được lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên, hệ số 1; Bài kiểm tra 45

Kỹ năng

Bắt chước Thao tác Chuẩn hóa Phối hợp Tự độnghóa

Thái độ

Chấp nhận Phản hồi Hệ giá trị Ý thức tổ

chức

Biểu thị tính cách

35

phút hệ số 2 là bài kết thúc chương, phần kiến thức và bài kiểm tra học kỳ là bài kết thúc mỗi kỳ học.

Trước mỗi đề kiểm tra, nhóm chuyên môn thống nhất ma trận đề kiểm tra đó bám sát mục tiêu môn học. Đề kiểm tra phải phù hợp với đối tượng được kiểm tra và phải phân loại được năng lực nhận thức của học sinh.

* Quản lý công tác coi thi (kiểm tra): Đó là việc giám sát kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của giáo viên đối với từng lớp học, về thái độ tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong mỗi giờ kiểm tra.

* Quản lý công tác chấm bài thi (kiểm tra): Chấm thi (kiểm tra) là công việc thường xuyên của giáo viên phổ thông, chấm thi đó là việc xác nhận ý kiến trả lời của học sinh về câu hỏi đạt được theo một thang điểm nhất định. Quản lý công tác chấm thi tốt sẽ tránh được các hiện tượng cho khống điểm trong giáo dục.

* Quản lý thu thập thông tin phản hồi từ học sinh trong việc kiểm tra đánh giá: trên cơ sở đó để giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động day và học của mình. Đó cũng là cơ sở để Ban Giám Hiệu nhà trường theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc học của trò và giảng dạy của thầy. Giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho phụ huynh học sinh kết quả học tập rèn luyện của học sinh tại lớp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)