Công cụ đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 39)

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, cạnh tranh mang tính tất yếu, khách quan và đó cũng là động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh sẽ không chỉ là tạo động lực để phát triển mà còn phải đối mặt với những yếu tố không lành mạnh nhằm chiếm lĩnh ưu thế trên thương trường, để thu lợi nhuận cao hơn và đương nhiên nảy sinh sự thôn tính, sáp nhập, phá sản, giải thể và cả những rủi ro về đạo đức…

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được biểu hiện bằng tiềm năng về tài chính, quản trị điều hành, chất lượng đội ngũ, chất lượng và hiệu quả hoạt động, tốc độ đổi mới về công nghệ và sản phẩm… Vì thế muốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả nhất thì trước tiên cần nắm rõ các công cụ để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là gì!

1.2.3.2.1: Về Giá.

+) Yếu tố vốn.

Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành theo nhiều kênh dẫn khác nhau, trong đó tiền gửi của khách hàng là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Nó cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng thương mại; giúp Ngân hàng thương mại chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao uy tín của Ngân hàng thương mại với khách hàng, các nhà đầu tư. Vì vậy có thể khẳng định: Vốn là yếu tố quan trọng tạo đối với Ngân hàng thương mại, vì nó nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trên thị trường trong nước. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Do đó, quy mô vốn có thể coi là tiêu chí hết sức quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại, thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân Ngân hàng thương mại.

Đối với yếu tố vốn của Ngân hàng, ta sẽ tập trung đánh giá theo hai chỉ tiêu sau:

+) Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và vay: Đây là chỉ tiêu đánh giá khối lượng vốn huy động. Nó có ảnh hưởng đến quy mô phát triển hoạt động ngân hàng bởi hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng là huy động để cho vay và các hoạt động thanh toán khác. Nếu

nguồn vốn không ổn định và có chất lượng không tốt sẽ dễ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán và đưa đến thua lỗ, phá sản. Vậy mặt chất lượng biểu hiện trong tính hiệu quả về tác dụng thực tiễn và mức độ ảnh hưởng của quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể.

Cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu: Cơ cấu vốn, sự biến động về cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh và kéo theo là rủi ro, biến động về thu nhập, vì vậy cơ cấu vốn cần phải có sự ổn định và phù hợp với hoạt động của ngân hàng.

+) Lãi suất huy động.

-) Lãi suất huy động tiết kiệm bằng VNĐ của BIDV Nam Hà Nội (dành cho các cá nhân) được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, mức tăng thấp nhất là 0.1%/năm và cao nhất là 0.8%/năm. Như vậy, lãi suất huy động tiết kiệm VNĐ bình quân của bidv nam ha nội sau khi được điều chỉnh thấp nhất đạt 8.10%/năm (kỳ hạn 1 tháng) và cao nhất đạt 9.80%/năm (kỳ hạn 36 tháng). Kỳ hạn huy động mới được chi nhánh thêm vào danh mục, kỳ hạn 18 tháng, có lãi suất bình quân là 9.40%/năm. Ngoài ra, đối với sản phẩm huy động này, chi nhánh còn có các kỳ hạn gửi 1, 2, 3 tuần giúp khách hàng có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt.

-) Lãi suất huy động tiền gửi tài khoản bằng VNĐ của BIDV Nam Hà Nội (dành cho các tổ chức kinh tế) được điều chỉnh tăng ở các kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 6, 24 và 36 tháng với mức tăng thấp nhất là 0.2%/năm và cao nhất là 0.4%/năm. Sau sự điều chỉnh này, lãi suất huy động tiền gửi tài khoản của chi nhánh bình quân thấp nhất đạt 7.30%/năm (kỳ hạn 1 tháng) và cao nhất đạt 8.80%/năm (kỳ hạn 36 tháng). Sản phẩm huy động vốn này cũng có các kỳ hạn gửi với thời gian ngắn - 1, 2, 3 tuần.

-) Lãi suất huy động tiết kiệm rút gốc linh hoạt được điều chỉnh tăng ở tất cả các kỳ hạn huy động hiện có với mức điều chỉnh tăng thấp nhất là 0.05%/năm và cao nhất là 0.7%/năm. Sau điều chỉnh này, lãi suất huy động tiết kiệm rút gốc linh hoạt tại chi nhánh nam hà nôi bình quân thấp nhất đạt 7.60%/năm (kỳ hạn 1 tháng) và cao nhất đạt 9.30%/năm (kỳ hạn 36 tháng).

Kể từ ngày 11/9/2011, BIDV Nam Hà Nội chính thức áp dụng trên toàn hệ thống biểu lãi suất huy động vốn bằng USD mới. Đợt điều chỉnh này, chi nhánh tăng lãi suất USD ở tất cả các kỳ hạn huy động hiện có với mức tăng thấp nhất là 0.3%/năm (loại Không kỳ hạn) và cao nhất lên tới 1.1%/năm (loại kỳ hạn 12 tháng). Sau khi điều chỉnh, lãi suất huy động USD thấp nhất là 0.50%/năm (Không kỳ hạn) và cao nhất là 2.80%/năm (kỳ hạn 36 tháng).

+) Khả năng thanh toán ( Tính thanh khoản ).

Tính thanh khoản của Ngân hàng là khả năng của Ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán, Ngân hàng thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của Ngân hàng. Việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thương xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro. Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng và của cả hệ thống.

Tính thanh khoản của Ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Do vậy, một Ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản

+) Khả năng sinh lời.

Sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chủ yếu dựa vào khả năng sinh lời của Ngân hàng. Cách an toàn tuyệt đối là không làm gì cả. Tuy nhiên đối với Ngân hàng, giữ tiền trong két cũng không phải là giải pháp an toàn. Tăng khả năng sinh lời có thể coi là cách đảm bảo an toàn nhất. Nó là cách tốt nhất để có thể trả lương cao cho người lao động, để tăng năng suất và tính liêm khiết rất cần thiết đối với cán bộ Ngân hàng. Đồng thời, nó là biện pháp quan trọng để Ngân hàng tăng quỹ tích luỹ ( tăng vốn của chủ), thiết lập quỹ dự phòng lớn, đủ sức chống đỡ rủi ro.

Khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại gắn liền với chất lượng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng thương mại. Nâng cao chất lượng tài

sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một Ngân hàng thương mại. Để đánh giá khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA), chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu.

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA):

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Ý nghĩa của chỉ tiêu này một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công việc quản lý tài sản có - tài sản có sinh lời càng lớn thì hệ số này càng lớn

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE):

ROE = Lợi nhuận sau thuế Tài sản sinh lãi

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của Ngân hàng. Hệ số này càng lớn thì khả năng sinh lời tài chính càng lớn.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 39)