Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 2.4.1.1: Giải pháp về huy động vốn.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 87)

CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM HÀ NỘ

2.4.1:Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 2.4.1.1: Giải pháp về huy động vốn.

2.4.1.1: Giải pháp về huy động vốn.

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NH đó là năng lực tài chính. Để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cần có một khối lượng vốn rất lớn, thiếu vốn có thể dẫn tới năng lực huy động và sử dụng vốn bị suy giảm; Các hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hoạt động marketing, phát triển thương hiệu… nhằm nâng cao năng lực canh tranh diễn ra không triệt để và toàn diện. Vì vậy, nội dung quan trọng và cấp thiết hiện nay chính là cần đưa ra các giải pháp để tăng nguồn vốn cho chi nhánh.

2.4.1.1.1:Giải pháp gia tăng vốn chủ sở hữu

Trong điều kiện vốn chủ sở hữu của chi nhánh còn thấp, thì giải pháp gia tăng nguồn vốn này là rất cần thiết. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp các NH giảm được chi phí sử dụng vốn, hạn chế sự phụ thuộc vào vốn vay, giảm thiếu rủi ro khi thị trường xảy ra những biến động lớn. Đồng thời tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng khả năng đầu tư vào các tài sản cố định. Theo qui định của Luật các TCTD của nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thì một NHTM không thể đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt mức 15% vốn chủ sở hữu của NHTM đó và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM như: cấp tín dụng, bảo lãnh...

Đầu tư sẽ tạo ra các tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất. Các NH đầu tư và kinh doanh hiệu quả sẽ tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận này bổ sung vào vốn tự có để tiếp tục đầu tư. Chính vì thế, để gia tăng vốn chủ sở hữu thì trước tiên chi nhánh phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Như vậy, gia tăng vốn chủ sở hữu và việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu xin đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

+) Phát hành chứng khoán ra công chúng

Phát hành thêm cổ phiếu mới để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu là một biện pháp phổ biến được nhiều ngân hàng áp dụng. Từ đầu năm 2007, khi nước ta chính thức ra nhập WTO thì thị trường chứng khoán hứa hẹn là kênh huy động vốn lớn và hiệu quả cho chi nhánh. Khi mở rộng phát hành chứng khoán ra công chúng, chi nhánh có thể huy động được vốn không bị hạn chế về quy mô huy động. Thậm chí, phát hành cổ phiếu ra công chúng còn làm tăng năng lực vay nợ của chi nhánh. Năng lực tài chính được cải thiện sẽ là điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Hơn nữa, khi ngân hàng được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ngoài tác dụng tạo vốn còn phát huy được vai trò của các nhân tố thị trường trong điều tiết hoạt động ngân hàng, khuếch trương hình ảnh và tăng uy tín cho chi nhánh.

+) Gia tăng nguồn vốn từ CBNV của chi nhánh.

NH cũng nên quan tâm tới việc huy động vốn từ CBNV trong chi nhánh bằng việc dành một tỷ lệ cổ phiếu nhất định cho họ. Qua đây vừa có thêm vốn để đầu tư, vừa tạo ra động lực thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi đồng thời thúc đẩy CBNV làm việc hiệu quả hơn bởi vì với việc nắm giữ cổ phiếu, nhân viên của NH sẽ trở thành cổ đông và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này sẽ khích lệ CBNV làm việc hăng hái hơn. Đây là một trong những kênh huy động vốn khá mới và tỏ ra khá hiệu quả vì chi phí sử dụng vốn thấp. Do đó, NH

nên đẩy mạnh huy động vốn qua kênh này. Để khuyến khích được CBNV bỏ vốn, chi nhánh cần đưa ra mức lợi tức hợp lý và có các chế độ thỏa đáng.

+) Ngoài ra chi nhánh còn có thể thu hút thêm VĐT từ các cổ đông của chi nhánh, đặc biệt là những cổ đông chiến lược. Những người có tiềm lực tài chính mạnh có thể góp vốn vào chi nhánh.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc tăng vốn phải đi kèm với tăng cường năng lực quản trị thì mới lợi dụng được tính kinh tế nhờ qui mô. Nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì việc tăng vốn sẽ rất có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả, suy yếu năng lực cạnh tranh của chính chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 87)