Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 57)

3. NH ACB chi nhánhHà Nộ

1.2.3.4.2:Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

+) Vai trò của nguồn nhân lực:

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây có thể nói là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đòi hỏi năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng- một yếu tố quan trọng để thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải đạt được trình độ nhất định. Bởi lẽ hình ảnh của đội ngũ nhân viên chính là hình ảnh của ngân hàng. Phong cách cũng như thái độ làm việc của họ sẽ tác động trực tiếp đến các đối tượng khách hàng của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống ngân hàng đó. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể. Để làm được điều này, đầu tư nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ, nhân viên trong hệ thống ngân hàng BIDV nói chung và ngân hang BIDV Nam Hà Nội nói riêng là điều cần thiết. Không chỉ là đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính – ngân hàng, nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp, mà còn đòi hỏi nâng cao thái độ, tinh thần phục vụ. Có như thế mới tư vấn cho các khách hàng của mình các định hướng đầu tư vốn hiệu quả, đồng thời mới thẩm định chính xác các dự án đầu tư tín dụng, trên cơ sở đem đến cho khách

hàng niềm tin và sự hài lòng đối với ngân hàng.

+) Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội: Nhận thức sâu sắc trình độ cán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng hoạt động kinh doanh, ngân hàng BIDV Nam Hà Nội đặc biệt quan tâm đến hoạt động đầu tư đào tạo và đào tạo lại cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ, thông qua các hình thức tổ chức các lớp học tập và tìm hiểu nghiệp vụ, văn bản chế độ hiện hành. Cụ thể tổng số tiền đã chi cho hoạt động đào tạo cán bộ công nhân viên được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.14: Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo và đào tạo lại của chi nhánh Nam Hà Nội

Năm Đơn vị 2009 2010 06/2011

Số lượng CBNV được đào

tạo và đào tạo lại Người 10 14 15

Chi phí cho đào tạo CBNV Triệu đồng 85 155 171

Chi phí cho đào tạo 1 CBNV

Triệu đồng/

người 10,377 12,77 15

(Nguồn: Số liệu tự tổng hợp từ các năm) Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư chi cho việc đào tạo và đào tạo lại một nhân viên của chi nhánh đã có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2009 mới chỉ là 10,377 triệu đồng/ người, sang năm 2010 và sáu tháng 2011 con số này lần lượt là 12,77 triệu đồng/ người, 15 triệu đồng/ người.

Trong năm 2011 vừa qua, Chi nhánh đầu tư với tổng số vốn hơn 100 triệu VNĐ để liên tiếp mở các khoá huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, trong năm đã hướng dẫn cụ thể cho cán bộ tín dụng về phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp, tổ chức học tập triển khai nội dung các văn bản mới của ngân hàng BIDV Việt Nam. Ngoài những hoạt động đầu tư trực tiếp cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên, ngân hàng BIDV Nam Hà Nội cũng thực hiện hàng loạt những công tác bổ trợ khác nhằm kích thích và tăng hiệu quả hơn nữa cho công tác đầu tư vào nguồn nhân lực này như:

phận, vừa đảm bảo khối lượng công việc được giao, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ gắn chặt với công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ.

+) Về công tác quản trị điều hành, bổ nhiệm các chức danh điều hành gồm các Trưởng phòng, Phó phòng phù hợp với trình độ, nghiệp vụ, khả năng đáp ứng công việc của từng người, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành thực hiện phân công, phân nhiệm vụ rõ người rõ việc, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, xây dựng được ý thức, phong cách làm việc mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, lao động có nề nếp và kỷ cương, kinh doanh an toàn và hiệu quả.

+) Về chế độ lương, phụ cấp: Ngoài lương cơ bản tùy theo chức danh, vị trí công tác theo hệ thống thang bảng lương do hội đồng quản trị BIDV Nam Hà Nội ban hành trong từng thời kì và có cạnh tranh. Tùy theo kết quả kinh doanh hàng năm, cán bộ công nhân viên còn được hưởng lương kinh doanh, hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên, phụ cấp rủi ro..., hưởng đóng phí BHXH, BHYT theo quy định của luật lao động và của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, BIDV Nam Hà Nội đang thực hiện điều chỉnh tăng lương khởi điểm cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện trả lương theo mức độ hoàn thành công việc. Mức lương thoả đáng, phù hợp với sự đóng góp của mỗi công nhân viên, góp phần thúc đẩy khuyến khích động viên cán bộ trong Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ chung. Để khích lệ động viên tinh thần làm việc nhiệt tình và có hiệu quả của toàn thể nhân viên, Ban giám đốc chi nhánh đã động viên khen thưởng kịp thời, quan tâm đào tạo, giúp đỡ những cán bộ còn yếu về nghiệp vụ, từ đó tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong toàn cơ quan, phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng nhau đưa ngân hang BIDV Nam Hà Nội ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu là một ngân hàng phát triển vững mạnh, có vị thế trong hệ thống.

+) Tổ chức tốt và tham gia tích cực các phong trào do ngân hàng BIDV Việt Nam và chi nhánh Nam Hà Nội phát động như phong trào thi đua: huy động tiết kiệm dự thưởng trong CBNV, các phong trào thể thao, văn nghệ… Tham gia đóng góp các quỹ như: quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quan

tâm, động viên thăm hỏi đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau. Từ đó, khuyến khích, động viên CBNV trong toàn cơ quan phấn khởi, tạo động lực trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ.

Dưới đây là bảng thể hiện tình hình đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh Nam Hà Nội qua các năm.

Bảng 1.15: Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2009 2010 06/2011

Tổng VĐT nâng cao NLCT 24,222 29,317 47,152

VĐT cho phát triển nhân lực 5,58 9,80 13,17

Tỉ trọng VĐT PT nhân lực/ Tổng VĐT nâng

cao NLCT(%) 23,03 33.42 27,93

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của chi nhánh Đông Đô trong các năm)

Như vậy, có thể nhìn nhận một cách khái quát rằng, hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực cùng với các biện pháp hỗ trợ của chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội trong thời gian qua cũng đã đem lại những thành công bước đầu, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên đồng thời cũng giúp họ ổn định tâm lí, gắn bó với BIDV Nam Hà Nội trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, để khẳng định vị thế của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh, BIDV Nam Hà Nội cần xác định mục tiêu trong những năm tới tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc và có chế độ đãi ngộ hợp lý hơn để thu hút nhân tài về làm việc cho ngân hàng.

1.2.3.4.3:Đầu tư mở rộng, đa dạng sản phẩm, dịch vụ.

Với những đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu như không có sự khác biệt thì các ngân hàng thương mại sẽ phát huy khả năng cạnh tranh không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ của mình. Một ngân hàng cũng như chi nhánh mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cơ sở từ những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, độc đáo hơn, điều này sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, Chi nhánh Nam Hà Nội cũng không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Dưới đây là bảng tổng vốn đầu tư dành cho phát triển các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Bảng 1.16: VĐT cho phát triển sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 2010 06/2011 Tổng VĐT nâng cao NLCT 24,222 29,317 47,152 VĐT cho phát triển sản phẩm, DV 2,87 5,66 8,16 Tỉ trọng VĐT cho phát triển sản phẩm/ Tổng VĐT nâng cao NLCT(%) 11.84 19.3 17.34

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội trong các năm)

Nhìn chung, vốn đầu tư dành cho phát triển, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 nguồn vốn dành cho hoạt động này là 2,87 tỷ đồng thì sang năm 2010 nguồn vốn này đã tăng 1,97 lần lên 5.66 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2011 tăng 1,44 lần so với năm 2010. Về tỷ trọng vốn đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh thì danh mục này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và ổn định so với các danh mục đầu tư khác. Điều này cho thấy BIDV Nam Hà Nội rất chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển, đa dạng sản phẩm dịch vụ trong kế hoạch phát triển sản phẩm của mình.

Theo số liệu thông kê được, năm 2010 là năm đánh dấu những nỗ lực vượt bậc của BIDV Nam Hà Nội trong việc trang bị, mở rộng các loại dịch vụ và sản phẩm của mình. Điển hình là việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Chi nhánh đã đầu tư hệ thống CSHT hiện đại để tạo cho khách hàng không gian sử dụng thẻ dễ dàng, tiện lợi. Với phương châm mang đến cho khách hàng sự tiện lợi tối đa, chi nhánh đã đưa ra dịch vụ chấp nhận thanh toán tại 02 quầy giao dịch và liên tục mở rộng mạng lưới này nhằm tạo sự thuận tiện hơn nữa cho các chủ thẻ. Bên cạnh đó, chi nhánh

ngân hàng cũng đã từng bước đầu tư và đi vào nghiên cứu, phát triển dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking). Với những ưu thế vượt trội như: Thủ tục đơn giản, hạn mức thấu chi cao, mức phí hấp dẫn, an toàn, hỗ trợ khách hàng, v.v. đã cải tiến và hoàn thiện được hệ thống các dịch vụ truyền thống, từ đó thu hút được một lượng lớn khách hàng.

Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cũng như BIDV Nam Hà Nội, các ngân hàng khác cũng xác định đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ chính là một vấn đề then chốt quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình. Vì vậy so với BIDV Nam Hà Nội các ngân hàng này cũng có sự đầu tư khá lớn. Điển hình là ngân hàng ACB chi nhánh Hà Nội và Vietcombank chi nhánh Hoang Mai. Hai ngân hàng này đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ với BIDV Nam Hà Nội về một số các sản phẩm dịch vụ kinh doanh mới được triển khai. Vì vậy, mà cả 2 ngân hàng này đều đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ. Sự đầu tư này được thông kê cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng1.17: Chi phí cho đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ của một số Ngân hàng cạnh tranh với BIDV

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 06/2011

VĐT cho phát triển SP, DV của NH BIDV Nam Hà Nội 2,87 5,66 8.16

Tốc độ PTLH (%) 31,94 32,37 31,63

VĐT cho phát triển SP, DV của NH ACB chi nhánh Hà Nội 1,241 2,716 4,134

Tốc độ PTLH (%) 26.19 27,15 24,02

VĐT cho phát triển SP, DV của NH Vietcombank chi

nhánh Hoàng Mai 1,937 1,956 3.123

Tốc độ PTLH (%) 25,12 24,07 27,74

(Nguồn tự tổng hợp từ các trang website của các ngân hàng)

Qua bảng ta có thể thấy được sự chú trọng đầu tư của BIDV Nam Hà Nội vào phát triển, đa dạng sản phẩm, dịch vụ. Trong giai đoạn 2009-2011, ngân hàng BIDV Nam Hà Nội luôn dành một tỉ trọng khá lớn cho việc phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ. Nhưng các ngân hàng thương mại khác cũng có sự đầu tư không nhỏ và thậm chí còn cao hơn BIDV Nam Hà Nội trong một số năm. Điều này đòi hỏi

BIDV Nam Hà Nội muốn đứng vững trong cạnh tranh cần phải quan tâm đến tính hiệu quả của công tác đầu tư.

Trên đây là những nỗ lực trong công cuộc đầu tư đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới để sự nỗ lực này đạt được hiệu quả cao hơn cần có sự phối hợp đồng bộ hài hoà giữa các nguồn lực.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 57)