Năng lực hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 69)

3. NH ACB chi nhánhHà Nộ

1.2.3.5.1.2: Năng lực hoạt động kinh doanh.

Năng lực hoạt động kinh doanh của chi nhánh được biểu hiện thông qua: +) Năng lực huy động vốn:

Mặc dù chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các NH khác nhưng nhìn chung công tác huy động vốn của chi nhánh cũng đã đạt được những bước tiến khả quan. Có thể thấy điều này trong bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2009-2011 mục 1.1.2.1. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 924,104 tỷ đồng, tăng 108,9% so với năm 2007, tăng 2,7% so với kế hoạch năm 2010. Và đến cuối tháng 06/2011 tổng nguồn vốn huy động đạt được là 1258,390 tỷ đồng tăng 334,286 tỷ đồng so với cuối năm 2008 và tăng 4,9 % so với kế hoạch 06 tháng năm 2011 đặt ra. Đó là kết quả của việc Chi nhánh đã tích cực áp dụng chính sách lãi suất hấp dẫn, các chiến lược tặng quà cho khách hàng khi đến ngân hàng gửi tiết kiệm, phát huy tối đa các mối quan hệ bên trong và ngoài ngành để thu hút các tổ chức kinh tế, các cá nhân, tích cực đầu tư tìm kiếm, tiếp cận và ứng dụng những dự án trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện tại các NHNN, NHTMCP khác luôn không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động xuống cả khu vực nông thôn, đa dạng hoá các sản phẩm, công nghệ trình độ quản lý... để dành lấy khách hàng, mở rộng thị phần, điều đó sẽ làm cho thị phần huy động vốn của chi nhánh có thể sẽ bị thu hẹp trong tương lai nếu như NH không đưa ra các chiến lược đầu tư đúng đắn.

2011.

Bảng 1.23: Bảng kết quả huy động vốn của Nam Hà Nội và một số Chi nhánh Ngân hàng giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 06/2011

NH BIDV Nam Hà Nội 442,383 924,104 1.258,390

NH NNo & PTNN Hai Bà Trưng 437,301 990,179 1.201,213 NH ACB chi nhánh Hà Nội 512,120 1.189,124 1.546,564 NH Vietcombank Hoàng Mai 554,215 1.350,321 1.753,231

(Nguồn:Báo cáo thường niên của chi nhánh giai đoạn 2009- 2011)

Kết quả huy động các nguồn vốn của chi nhánh có sự gia tăng mạnh qua các năm. Nhưng so với các chi nhánh NH cùng cạnh tranh khác thì kết quả huy động vốn này còn thấp. Dẫn đầu trong danh sách về tổng nguồn vốn huy động được là NH Vietcombank chi nhánh Hoàng Mai. Tính đến 06/20011 NH này huy động được tới 1.753, 231 tỷ đồng, trong khi đó BIDV chỉ huy động được 1.258,390 tỷ đồng. Với kết quả huy động vốn nói trên đòi hỏi chi nhánh trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn hơn.

+) Năng lực đầu tư tín dụng:

Trong những năm qua, với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, BIDV Nam Hà Nội đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý. Hoạt động tín dụng của CN Nam Hà Nội cũng được phát triển theo hướng tăng cường mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có tài sản đảm bảo tiền vay, quan tâm đến các mặt hàng kinh doanh có lợi nhuận thuế cạnh tranh cao và đồng thời cũng mở rộng cho vay tiêu dùng.Kết quả cụ thể của hoạt động cho vay như sau:

Tính tại thời điểm 6/2009 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Nam Hà Nội là 824,529 tỷ đồng so với năm 2007, 2008 tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh có sự tăng lên đáng kể về giá trị. Trong đó, chi nhánh tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: cho vay ngắn hạn, cho vay bằng VND, cho vay có TSDB...

STT T Chỉ tiêu 31/ 12/2009 31/12/ 2010 Tháng 06/2011 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ 397,907 100 627,349 100 824,529 100 1

Phân theo thời gian

Cho vay ngắn hạn 162,585 40.9 358,642 57,17 467,353 56,68

Cho vay trung hạn 178,993 45,0 191,158 30,47 275,684 33,43

Cho vay dài hạn 56,329 14.1 77,549 12,36 81,492 9,89

2

Phân theo loại tiền

Cho vay bằng VND 268,905 67,58 515,241 82,13 689,539 83,62 Cho vay bằng ngoại tệ 129,002 32,42 112,108 17,87 134,990 16,38 3

Phân theo thành phần kinh tế

Cho vay các TCKT 198,569 49,91 367,432 58,57 443,574 53,79

Cho vay dân cư 199,338 50,09 259,917 41,43 380,955 46,21

4

Phân theo TSDB

Cho vay có TSDB 295,234 74,20 454,367 72,43 637,981

Cho vay không có TSDB 102,673 25,80 172,982 27,57 186,548 22,62

5

Phân theo mục đích sử dụng vốn vay

Cho vay sản xuất kinh doanh 138,352 34,77 245,658 39,16 272,134 33,00 Cho vay tiêu dùng 169,134 42,51 298,763 47,62 448,675 54,41

Cho vay khác 90,421 22,72 82,928 13,22 103,720 12,59

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2009, 2010, 6 tháng 2011 của chi nhánh Nam Hà Nội)

(Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay các năm 2009, 2010, 6 tháng 2011của chi nhánh Nam Hà Nội)

Hoạt động tín dụng của BIDV Nam Hà Nội ngày càng phát triển. Về cơ cấu vốn cho vay thì năm 2010, 2011 có sự tăng trưởng mạnh của hoạt động cho vay ngắn hạn. Điển hình năm 2010 cho vay ngắn hạn chiếm đến 57,17% tổng dư nợ và tăng trưởng 120,58% so với mức dư nợ cho vay ngắn hạn của năm 2009 do nhu cầu vốn ngắn hạn của thị trường đang rất lớn, ngân hàng cần trú trọng phát triển để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, nguồn vốn ngắn hạn trong giai đoạn này có mức độ phát triển nhanh nhưng lại có chi phí khá cao do mặt bằng lãi suất còn cao nên cũng không giúp cho ngân hàng có thể đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn ngắn hạn trong thời gian này. Do vậy NH cũng đã có giải pháp là tăng cường cho vay dài hạn với mức tăng trưởng đạt 37,67% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 12,36% trên tổng dư nợ của NH.

Để thấy rõ hơn năng lực cạnh tranh của chi nhánh ta có bảng thị phần dư nợ cho vay của chi nhánh so với một số chi nhánh NH khác đang cùng cạnh tranh.

Bảng 1.26: Thị phần cho vay của Nam Hà Nội và một số chi nhánh NHTM cạnh tranh khác.

Đơn vị: tỷ đồng; %

Chỉ tiêu 2009 2010 06/2011

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w