Đầu tư vào tài sản vô hình

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 63)

3. NH ACB chi nhánhHà Nộ

1.2.3.4.4:Đầu tư vào tài sản vô hình

Ngày nay, đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các NH. Và trong tương lai, khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì đầu tư vào tài sản vô hình sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Các tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, nhưng nó gián tiếp thúc đẩy hoạt động SXKD tạo ra giá trị cho NH. Thông qua đó, tạo lập uy tín cho NH trên thương trường. Tuy nhiên, do Nam Hà Nội chỉ là một chi nhánh của NH BIDV nên nhìn chung hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình của chi nhánh không được chú trọng. Có thể thấy điều này một cách khái quát thông qua bảng dưới đây:

Bảng 1.18: Vốn đầu tư phát triển thị trường của ngân hàng BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 06/2010 Tổng

Tổng VĐT nâng cao NLCT 40,220 48,315 73,150 161,685

VĐT vào tài sản vô hình 0,097 0,157 0,203 0.457

Tốc độ PTLH của VĐT vào tài sản vô hình (%) - 61,85 29,30 -

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của chi nhánh BIDV Nam Hà Nội trong các năm)

Trong khi sự đầu tư của BIDV Nam Hà Nội vào tài sản vô hình còn quá khiêm tốn thì các đối thủ cạnh tranh lại không ngừng đầu tư vào mặt này. Do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing, phát triển thương hiệu và cả việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin, các ngân hàng thương mại lớn đã có chuyển biến trong sự đầu tư của mình. Chính vì vậy mà các chi nhánh của các ngân hàng này cũng bước đầu có sự triển khai các hoạt động đầu tư thỏa đáng. Cụ thể:

Bảng 1.19: Vốn đầu tư phát triển thị trường của chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 06/2011 Tổng

VĐT vào tài sản vô hình của BIDV Nam

Hà Nội 0,123 0,434 2,157 2,814

Tốc độ PTLH (%) - 252,85 397,01 -

VĐT vào tài sản vô hình của ACB chi

nhánhHà Nội 0,191 0,632 2,341 3,264

Tốc độ PTLH (%) - 230,89 270,41 -

VĐT vào tài sản vô hình của

Vietcombank chi nhánh Hoàng Mai 0,210 0,856 3,954 5,020

Tốc độ PTLH (%) - 307,62 361,92 -

(Nguồn tự tổng hợp từ các trang website của các ngân hàng)

Nhìn chung, tốc độ phát triển liên hoàn của khoản đầu tư vào tài sản vô hình của các chi nhánh khác có sự gia tăng mạnh qua các năm. Nhưng tỉ trọng của khoản đầu tư này trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh của các chi nhánh đều chiếm tỉ trọng nhỏ. Đây có lẽ không chỉ là tồn tại riêng của các chi nhánh mà còn là tồn tại chung của các NHTM Việt Nam.

Đầu tư vào tài sản vô hình có rất nhiều nội dung, trong đó NH BIDV Nam Hà Nội tập trung vào một số nội dung chính như: đầu tư cho hoạt động Marketing, đầu tư cho thương hiệu và đầu tư cho tìm kiếm, nắm bắt thông tin.

+) Đầu tư vào hoạt động marketing và phát triển thương hiệu

Marketing là một trong những hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NH. Đây cũng là cầu nối giữa NH với thị trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH hướng tới phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Nhưng thực tế năm 2009, số vốn được sử dụng để thực hiện các chương trình quảng cáo, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo, đài, mạng Internet…) tham gia triển lãm, băng rôn quảng cáo, phát động các chương trình khuyến mãi… cũng như hỗ trợ các thành viên triển khai chiến lược Marketing chỉ chiếm chưa đầy 50 triệu đồng, trong đó bao gồm các

khoản chi như sau:

- Chi xuất bản tài liệu, quảng bá thương hiệu: 13.295.000 VNĐ - Chi cho tuyên truyền, quảng cáo: 11.316.000 VNĐ

- Chi cho công tác tiếp thị, khuyến mãi: 25.368.000 VNĐ

Lí do là vì BIDV Nam Hà Nội là chi nhánh của BIDV Việt Nam nên hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu vẫn chỉ được xem như là một công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng, chủ yếu nhằm đạt mục tiêu bán hàng trong năm hơn là một định hướng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chi nhánh chỉ tập trung vào một số các hoạt động như truyền thông đại chúng mà chưa quan tâm và đầu tư thích đáng vào các hoạt động marketing khác như: truyền thông BTL, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng, R&D và logistics. Ngoài ra ngay cả đối với các chiến dịch truyền thống đại chúng ATL, Chi nhánh còn triển khai một cách thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp với các hoạt động marketing khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân là do chưa có cái nhìn đúng đắn, chưa mạnh dạn đầu tư thích đáng, chưa thực hiện triệt để các giải pháp đề ra, chưa có sự phối hợp đồng bộ và triển khai theo kế hoạch cụ thể vào hoạt động marketing. Chính do tâm lý quảng bá hình ảnh đại diện cho Ngân hàng là nhiệm vụ chính của Hội sở BIDV nên Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng và các Chi nhánh khác nói chung đã chưa có cái nhìn đúng đắn và sự mạnh dạn đầu tư vào công tác marketing, phát triển thương hiệu. Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

Ngoài ra, Chi nhánh vẫn chưa có một phòng chuyên làm nhiệm vụ marketing độc lập chuyên trách quảng bá hình ảnh của đơn vị mình. Trên thực tế, đây cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới thành lập, mặc dù nhận thức được sự quan trọng và cần thiết của marketing và quảng bá thương hiệu.

Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, về việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và nắm bắt được các thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác là một điều rất quan trọng. Từ những thông tin này, mới có thể dự báo được những xu hướng vận

động của thị trường trong thời gian tới. Điều này không những sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh mà còn có tác dụng giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với NH, tránh được những tác động xấu mà có thể dẫn đến sự phá sản.

Tuy nhiên, cũng như việc đầu tư cho công tác Marketing, phát triển thương hiệu đầu tư cho nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, nắm bắt thông tin và dự báo cũng không được chi nhánh đầu tư thoả đáng. Vốn đầu tư cho công tác này hàng năm chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Điển hình, cả năm 2009 chi nhánh chỉ đầu tư cho công tác này với số vốn khiêm tốn là 15,2 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 63)