Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 29)

nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội.

+) Thứ nhất, sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Sự gay gắt này là do:

Sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại mới trong nước và cả nước ngoài ngày càng nhiều: Các ngân hàng thương mại mới thành lập với những lợi thế vượt trội như: chính là những ngân hàng mở ra thị trường tiềm năng cho nền kinh tế, có

tham vọng và động cơ chiếm lĩnh thị trường rất lớn, đã nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm từ những ngân hàng đang hoạt động, nắm bắt thu thập thông tin thị trường nhạy bén và đặc biệt ra đời sau nên có thể rút được những bài học quý báu...Sự tham gia thị trường của những ngân hàng này cùng với các mạng lưới chi nhánh của nó sẽ trở thành mối đe doạ về khả năng phải chia sẻ thị phần của các ngân hàng đang hoạt động. Trước sự thâm nhập mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại mới này, Ngân hàng đầu tư và phát triển Viêt Nam cũng không nằm ngoài vòng cạnh tranh này. Là chi nhánh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội chịu sự cạnh tranh của chính hội sở chính của các ngân hàng mới thành lập. Bởi những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trên, điề đó đòi hỏi chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội muốn tồn tại được và giữ vững thị phần thì phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cùng với đó sự cạnh tranh với các đối thủ uy tín đã tồn tại lâu năm: Đây là mối lo thường trực của các ngân hàng trong kinh doanh. Sự cạnh tranh này không kém phần gay gắt so với sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại mới gia nhập, thậm trí còn có phần khốc liệt hơn. Nếu như các ngân hàng thương mại mới thành lập có những lợi thế về sức trẻ và sự nhạy bén thì các ngân hàng hoạt động lâu năm lại có lợi thế về kinh nghiệm, uy tín và thương hiệu. Chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội tuy đã hoạt động được hơn 15 năm nhưng so với các ngân hàng thương mại lớn khác nói chung hay chi nhánh ngân hàng thương mại lớn nói riêng thì vẫn còn là non trẻ.

Dưới đây là bảng danh sách một số các ngân hàng thương mại có tại Hà Nội tính đến thời điểm này:

Ngân hàng quốc doanh (xếp theo tổng khối lượng tài sản)

1.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 267.000 tỷ http://www.agribank.com.vn/

2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) 202.000 tỷ http://www.bidv.com.vn/

3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 171.000 tỷ (Vietcombank) Địa chỉ: 198 Trần Quang khải – Quận Hoàn Kiến – Hà Nội Website : http://www.vietcombank.com.vn

4. Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) Địa chỉ : 108 Trần Hưng Đạo- Quận Hoàn Kiến – Hà Nội Điện thoại : (84-4) 9.421.158 Fax (84-4) 9.421.032 Website : http://www.icb.com.vn

5. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

6. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam http://www.vbsp.org.vn

Ngân hàng cổ phần

7. Ngân hàng Đông Nam Á 2.550 tỷ (đến 12/2007) (SEABank) http://www.seabank.com.vn

18. Ngân hàng Đại Dương 200 tỷ (OceanBank / OCB) http://www.oceanbank.vn/index.php

9.Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu 500 tỷ (GP.Bank) Địa chỉ : Số 217 – Kim Mã- Quận Ba Đình – Hà Nội Điện thoại :(84-4) 7345345 Fax (84-4) 7263999 Email : info@gpbank.com.vn

Website : http://www.gpbank.com.vn

10.Ngân hàng Hàng hải 700 tỷ (Maritimebank / MSB) Địa chỉ : Số 519 – Kim Mã – Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại : 04.771.8989-Fax : 04.7718899 Email : msb@msb.com.vn

Website : http://www.msb.com.vn

11.Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 1.500 tỷ (Techcombank) Địa chỉ : 70-72 Bà Triệu Hà Nội

Điện thoại : 04.9446362 Fax : 04.9446368 Email : ho@techcombank.com.vn

Địa chỉ : Số 8 Lý Thái Tổ; Q Hoàn Kiếm. Hà Nội Điện thoại :04.9288869

Website :http://www.vpbank.com.vn

13. Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội 1.260 tỷ (Habubank / HBB) Địa chỉ : B7 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại : (04) 8 460135/ 36; Fax :(04) 8235693 Email :mysay@habubank.com.vn

Website : http://www.habubank.com.vn

14. Ngân hàng Quân Đội 1.045 tỷ (Military Bank / MCSB, MB) Địa chỉ: 03 Liễu Giai- Quận Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại (84-4) 2661008 Fax : (84-4) 2661080 Email: info@militarybank.com.vn

Website http://www.militarybank.com.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Ngân hàng Quốc tế 1.000 tỷ (VIBank / VIB) Địa chỉ: 64-68 Lý Thường Kiệt-Hà Nội

Website: http://www.vib.com.vn

+) Thứ hai, vì mục tiêu lợi nhuận: Đây có thể nói là động lực lớn nhất thúc đẩy các ngân hàng ngày càng tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Cũng giống như mọi doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế ngân hàng thương mại cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì mục đích này, các ngân hàng thương mại cũng đã tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh là sự đảm bảo về sự nhanh chóng, chính xác, tiện lợi và đảm bảo độ an toàn cao nhằm thu hút khách hàng, qua đó mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng là việc làm hết sức cần thiết.

+) Thứ ba, dưới sức ép từ phía khách hàng: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, những yêu cầu, đòi

hỏi của họ đối với các ngân hàng cũng ngày càng khắt khe hơn về chất lượng dịch vụ cung cấp, uy tín của ngân hàng hay thái độ phục vụ của ngân hàng... Những ngân hàng đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của khách hàng với thái độ phục vụ chu đáo sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai. Nhưng để có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu trên cũng như để có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì ngân hàng BIDV Nam Hà Nội phải không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

+) Thứ tư, vì thương hiệu và sự uy tín: Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu luôn luôn được các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Chi nhánh Nam Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng BIDV nên việc chi nhánh đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cũng chính là việc thúc đẩy phát triển thương hiệu cho ngân hàng BIDV ngày một uy tín hơn, đồng thời cũng nhằm tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngân hàng BIDV.

+) Thứ năm, sự xuất hiện các dịch vụ mới: Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đã đe dọa đến lợi thế của các ngân hàng thương mại khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn do các ngân hàng thương mại đảm nhiệm. Các trung gian này đã cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính khác biệt và tạo cho những người mua sản phẩm có một cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trường ngân hàng vì thế cần phải mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm thị phần của các ngân hàng thương mại nếu như các ngân hàng thương mại này không có chiến lược đầu tư thích hợp. Trước tình hình này, sự tăng cường đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh cho chi nhánh ngân hàng BIDV Nam Hà Nội chính là một giải pháp đối ứng hết sức thoả đáng và hợp lý.

+) Thứ sáu, trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, cùng với đó là việc Việt Nam ra nhập WTO vào đầu năm 2007 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các ngân hàng của Việt Nam. Song cùng với cơ hội mới cũng là những thách thức đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức thì các ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, nhưng ngược lại ngân hàng có thể bị đào thải khỏi

dòng cạnh tranh gay gắt của tiến trình toàn cầu hóa. Đây không những chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn là vấn đề cạnh tranh với các ngân hàng uy tín của các nước trên thế giới. Sự xâm nhập của các ngân hàng này vào Việt Nam sẽ tạo ra không ít những khó khăn cho tất cả các ngân hàng từ ngân hàng nông nghiệp đến ngân hàng thương mại của Việt Nam. Nhận được rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng càng phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn nữa để cùng với các ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thương mại của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Từ những luận điểm trên có thể khẳng định rằng đầu tư nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 29)