Nam Hà Nội.
Qua khái niệm về chiến lược cạnh tranh cũng như 3 hính thức chiến lược tổng quát tùy điều kiện tình hình cụ thể trong giai đoạn này BIDV Nam Hà Nội với việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh có những chiến lược cạnh tranh cụ thể như sau:
+) Xây dựng một hệ thống chi nhánh ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
+) Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực trong nước và quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
+) Tiếp tục mở cửa cho thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ dần các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, đảm bảo quyền kinh doanh liên kết với chi nhánh theo cam kết đa phương và song phương.
+) Đối với mô hình tổ chức bộ máy, từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức nhiệm vụ chức năng của các hệ thống trong chi nhánh ngân hàng để ngày càng hoàn thiện hơn so với bộ máy tổ chức của các ngân hàng thương mại trong nước và ngoài nước.
+) Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử, thanh toán từ xa... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của chi nhánh. Đồng thời cải tiến
phương thức dịch vụ của chi nhánh sao cho ứng với mỗi thời điểm ứng với mỗi đối tượng chi nhánh có thể sử dụng linh hoạt mọi phương thức kinh doanh nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
+) Hiện đại hóa công nghệ khoa học trong chi nhánh ngân hàng. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của chi nhánh nhằm thu hút được nhưng khách hàng cũ và mơi cũng như những khách hàng khó tính nhất.
+) Đào tạo nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ cũng như đẩy mạnh nguồn nhân lực cho chi nhánh. Chi nhánh cần có một trung tâm đào tạo có trang bị hiện đại có chương trình đào tạo thiết thực, cụ thể nhằm trao đổi nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, tiêu chuẩn hóa các cán bộ chuyên viên... sẽ làm cho bộ mặt của chi nhánh được hiện ra rõ nét nhất và đáng tin cậy nhất đối với khách hàng.
+) Tăng cường các hoạt động quản cáo khuyến mại nhằm thu hút số lượng khách hàng đến với chi nhánh nhiều hơn.
+) Tiếp tục đẩy mạnh làm mới thương hiệu bộ mặt của chi nhánh với các đối tượng mọi khách hàng.
+) Cần phát huy các yêu tố mới đầy sang tạo một cách đầy đủ nhất cũng như hạn chế một phần nào đó sự mạo hiệu vào các kế hoach kinh doanh có yếu tố rủi ro chưa được xem xét cẩn thận. Từ đó giúp cho chi nhánh quản lý được dễ dàng hơn trong việc hạn chế rủi ro của những kế hoạch cũng như dự án của chi nhánh ngân hàng.