CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM HÀ NỘ
2.4.1.1.2 Giải pháp gia tăng vốn huy động
+) Tiếp tục phát hành trái phiếu với lãi suất cạnh tranh
Việc phát hành trái phiếu ngân hàng là bước đi đúng hướng nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng thêm nguồn vốn đầu tư dài hạn cho các dự án lớn đồng thời cũng tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng. Song song với việc phát hành các loại trái phiếu ngân hàng với kì hạn khác nhau, chi nhánh cũng phải từng bước lành mạnh hóa về tài chính, đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động ĐT, kinh doanh để nâng cao hệ số tín nhiệm của chi nhánh trên thị trường vốn.
+) Đẩy mạnh huy động vốn thông qua mở rộng địa bàn
Chi nhánh nên mở rộng địa bàn kinh doanh sang các khu vực lân cận Hà Nội, khu vực nông thôn... Đây là một hướng đi mới. Điều này cũng sẽ góp phần huy động thêm được các nguồn vốn đang nhàn rỗi trong các khu vực này.
+) Tăng cường khai thác những nguồn vốn còn chưa được tận dụng triệt để trước đây:
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động từ ngoại tệ vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động được. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh nên xem xét việc tăng cường thu hút nguồn vốn này, bằng việc liên kết với các tổ chức tài chính nước ngoài để vừa có thể tăng vốn, vừa tận dụng được công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại của họ. Nhưng để có thể gia tăng được nguồn vốn này thì BIDV Nam Hà Nội nói riêng và BIDV nói chung phải không ngừng tạo lập
danh tiếng và uy tín trên thị trường thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực hiện tốt cam kết với các tổ chức tài chính… nhằm mở rộng quy mô vốn vay và tăng thời hạn vay vốn. Tuy nhiên, để giảm bớt gánh nặng huy động vốn từ vay nợ, chi nhánh cần phải xây dựng kế hoạch vay và cho vay vốn cụ thể và hài hoà để đem lại lợi ích cao nhất cho NH.
+) Đẩy mạnh hơn việc huy động vốn gắn với cung cấp dịch vụ thanh toán Tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn thông qua mạng lưới máy ATM. Huy động vốn từ cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, huy động từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế có quan hệ tín dụng với chi nhánh.
+) Gia tăng nguồn vốn tín dụng:
Hiện tại, huy động vốn từ nguồn tín dụng của Nhà nước vẫn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong nguồn vốn khác của chi nhánh. Chi nhánh cũng nên chú ý tăng cường hơn nữa việc huy động nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Việc tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi sẽ giảm bớt chi phí vốn, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. Nhưng việc cạnh tranh giữa các chi nhánh để có được nguồn vốn này là khá gay gắt, vì vậy để có thể thu hút được nguồn vốn này đòi hỏi chi nhánh cần nâng cao chất lượng kinh doanh và tăng uy tín hơn nữa.
Như vậy, với các phương thức huy động vốn như trên sẽ giúp Nam Hà Nội đa dạng hóa nguồn vốn, tạo điều kiện cho công tác đầu tư, kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho chi nhánh.
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn, chi nhánh cũng cần phải có kế hoạch sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng.