Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh sau đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 66)

3. NH ACB chi nhánhHà Nộ

1.2.3.5:Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh sau đầu tư.

tranh sau đầu tư.

1.2.3.5.1: Các kết quả đạt được.1.2.3.5.1.1: Năng lực tài chính. 1.2.3.5.1.1: Năng lực tài chính.

Năng lực tài chính không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.. Năng lực tài chính của BIDV Nam Hà Nội thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản có của NH, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản…

Bảng 1.20: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội và một số NH khác giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/ 2009 31/12/ 2010 30/06/ 2011

1. NH BIDV Nam Hà Nội

Tổng tài sản 484,108 1.022,856 989,097

Vốn chủ sở hữu 56,75 144,99 229,15

2. NH ACB chi nhánh Hà Nội

Vốn chủ sở hữu 72,267 204,154 397,457 3. NH vietcombank chi nhánh Hoàng Mai

Tổng tài sản 734,341 1.154,512 1.323,121

Vốn chủ sở hữu 93,145 275,343 405,567

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các chi nhánh các năm 2009-2011)

Về năng lực tài chính, đến thời điểm 30/06/2011, chi nhánh có mức tổng tài sản và đặc biệt là mức vốn điều lệ vẫn còn khá khiêm tốn so với các chi nhánh ngân hàng cùng cấp khác, điều này làm cho năng lực cạnh tranh của chi nhánh Nam Hà Nội sẽ suy giảm khi sử dụng các yếu tố có liên quan đến vốn tự có như:

- Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Theo quy định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có TCTD.

- Giới hạn huy động: Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa gấp 20 lần so với vốn tự có.

- Hạn chế việc đầu tư và phát triển công nghệ vì theo quy định thì các NHTM chỉ được sử dụng 50% vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư tài sản cố định, công nghệ....

+) Khả năng sinh lời

Để đánh giá chỉ tiêu khả năng sinh lời thông thường NH sử dụng 02 tỷ số cơ bản: -Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản * 100 VChỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tài sản có sinh lời càng lớn thì tỷ số này càng lớn.

-Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE ) ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn tự có *100

Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và phản ánh hiệu quả hoạt động của NH. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời càng lớn.

cạnh tranh với nó trong giai đoạn 2010-2011:

Bảng 1.21: Các hệ số tài chính của ngân hàng BIDV Nam Hà Nội và một số ngân hàng giai đoạn 2010-2011

Đơn vị: %

Tên NH Chỉ tiêu 2010 2011

1. NH BIDV chi nhánh Nam Hà Nội ROAROE 13,141,54 1,208,48

2. NH ACB chi nhánh Hà Nội ROA 1,21 1,23

ROE 34,12 35,76

3. NH NNo % PTNT chi nhánh Hai Bà Trưng ROA 1,57 1,56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ROE 28,12 27,42

4. NH Vietcombank chi nhánh Hoàng Mai ROAROE 36,171,63 35,921,57 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NH năm 2009, 2010)

Các hệ số tài chính của chi nhánh Nam Hà Nội đến hết năm 2011 về cơ bản là thiếu ổn định. Hai hệ số ROA và ROE đều có sự sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân chính của điều này là do năm 2010 là năm đánh dấu khủng hoảng của nền kinh tế, điều này đã làm cho không chỉ BIDV Nam Hà Nội mà rất nhiều NH khác cũng bị ảnh hưởng. Nhưng so với các chi nhánh khác, thì BIDV Nam Hà Nội có sự giảm sút nhiều nhất. Các NH như ACB Hà Nội, NH NN& PTNN Thủ Đô, Vietcombank phố Huế tuy có sự giảm sút về hệ số ROA, ROE nhưng sự giảm sút là không đáng kể, nhìn chung vẫn tương đối ổn định. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của Đông Đô so với các NH khác là thấp, và đồng thời phản ánh hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh là chưa cao. Trước những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong năm 2011 này, chúng ta có thể tin rằng các hệ số sinh lời của Nam Hà Nội sẽ được cải thiện.

+) Chất lượng tín dụng

Áp dụng tỷ lệ chung theo quyết định 112/2006/QĐ –TTG (của Thủ tướng chính phủ về chỉ tiêu hoạt động NH giai đoạn 2006 – 2011), nợ xấu của NH/ tổng dư nợ là dưới 5%.

Dưới đây là bảng tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011

Bảng 1.22: Tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011

Thời gian Tỉ lệ nợ xấu (%) TH 12/2009 0.49 TH 12/2010 2.34 TH 01/2011 2.37 TH 02/2011 2.38 TH 03/2011 2.40 TH 04/2011 2.36 TH 05/2011 2.21 TH 06/2011 2.03 TH 07/2011 1.77 TH 08/2011 1.67

(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011)

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực canh tranh tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 66)