Chiến lược này về cơ bản thì không khác với chiến lược của phương pháp của Boston Consulting Groud và chỉ tồn tại trong môi trường mà kinh nghiệm có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Một chiến lược nhấn mạnh giá đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn dùng để trang bị các thiết bị hiện đại nhất, để có một chính sách thương mại mạnh mẽ để có thể giành được một cách nhanh chóng thị trường khổng lồ, một sự kiểm soát chặt chẽ về giá cả và các chi phí, một sự cải tiến tức thì các quá trình sản xuất... Nó cũng đòi hỏi công ty vừa phải đạt được mức giá bằng hoặc thấp hơn chút ít với các đối thủ cạnh tranh nhưng sản phẩm của các ngân hàng thương mại này phải có sự khác biệt so với các đối thủ mà khách hàng yêu thích.
Cuối cùng, chiến lược này yêu cầu những nhà sản xuất tìm và tận dụng mọi nguồn ưu thế về giá có thề ( quy mô sản xuất, công nghệ hiện đại nhất...) đồng thời chế ngự các nhân tố phát triển.
Một vị trí thuận lợi về mặt giá cả sẽ giúp ngân hàng thương mại:\
+) Chống lại sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh bởi khi các đối thủ cạnh tranh của họ sử dụng hết các tài nguyên trong cuộc cạnh tranh thì họ vẫn có thể tạo được lợi thế dựa trên giá thấp.
+) Chống lại các khách hàng mạnh vì các khách hàng chỉ có thể thương thuyết khi họ thấy sự cạnh tranh của ngân hàng tạo ra một mức giá thấp hơn.
+) Chống lại các nhà cung cấp mạnh bởi vì khi cạnh tranh tạo ra được một mức giá thấp hơn sẽ giúp cho ngân hàng thương mại trở nên linh hoạt hơn khí đối mặt với sự thay đổi của yếu tố sản xuất.