1.2.3.4.1: Đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ.
+) Vai trò của hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ thông tin trong ngân hàng: Đối với một ngân hàng hiện đại mà nói, thì việc tạo dựng và thiết lập được một hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ thông tin tiên tiến là vô cùng hết sức quan trọng. Ngày nay, trước những sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt , cơ sở vật chất - công nghệ thông tin hiện đại chính là một thứ vũ khí rất lợi hại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Và nó cũng chính là một yếu tố giúp ngân hàng vươn lên tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế so với các đối thủ cạnh tranh khác nếu như những yếu tố này được sử dụng một cách hiệu quả. Có thể nhấn mạnh rằng, một khi ngân hàng tạo dựng được một hệ thống cơ sở vật chất khang trang và ứng dụng được những thành tựu công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin trong ngân hàng, thì đây chính là cơ sở để cho các ngân hàng thương mại có điều kiện
triển khai và mở rộng các mạng lưới giao dịch, từ đó cho phép ngân hàng mở rộng các đối tượng và phạm vi khách hàng, đồng thời triển khai thêm được các loại hình dịch vụ mới vào hoạt động.
Cùng với việc mở rộng các mạng lưới cung cấp dịch vụ thì vấn đề chất lượng cung cấp dịch vụ cũng cần phải quan tâm đến. Một khi mạng lưới đã được mở rộng thì việc quản lý chúng sẽ càng trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều. Trong khi đó, dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp lại luôn phải hướng tới các yêu cầu của khách hàng như nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn rất cao. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại để có thể xử lý kịp thời, lập tức và hiệu quả. Hơn nữa, số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu ngân hàng thương mại phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng thuận tiện.
Không chỉ là vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ, hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại còn cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai phía ngân hàng và khách hàng tránh lãng phí không càn thiết. Các ngân hàng sử dụng công nghệ thông tin để cung ứng và quản lý các dịch vụ. Các Website của ngân hàng được ví như trung tâm thông tin, các chi nhánh phân phối ở mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng có thể truy cập để tìm hiểu, lấy thông tin về các dịch vụ cung cấp, phía ngân hàng từ đó cũng có thể tiếp cận với khách hàng nhanh chóng và có hiệu quả. Công nghệ thông tin cho phép các ngân hàng nắm bắt, cập nhật nhanh chóng, dễ dàng và đầy đủ các thông tin từ phía khách hàng, cho phép giảm thiểu rủi ro từ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Đứng trên góc độ chi phí, sự nhanh chóng, các tiện lợi trên của công nghệ đã giúp giảm chi phí và thời gian trong giao dịch cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngày nay, trước sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng thì việc ứng dụng những công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ đem đến cho khách hàng sự thoải mái và hài lòng hơn không chỉ vì sự nhanh chóng, đơn giản mà còn vì độ chính xác và an toàn mà nó đem lại - đây vốn là những yêu cầu bắt buộc trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói riêng hay là toàn bộ ngân hàng nói chung.
+) Đầu tư vào cơ sở vật chất:
Với tầm quan trọng của cơ sở vật chất và công nghệ như đã nói trên, chi nhánh Nam Hà Nội đã có những định hướng đúng đắn về việc phát triển mở rộng mạng lưới phòng giao dịch. Hiện tại, chi nhánh Nam Hà Nội đặt trụ sở tại 1281 đường Giải phóng, Hoàng Mai, Hà Nội đây là một vị trí thuận lợi trong giao dịch cũng như quảng bá thương hiệu BIDV. Tính trong năm 2009 và nửa đầu năm 2010 Chi nhánh đã mở được 06 phòng giao dịch trực thuộc, từ tháng 6/2011 chi nhánh mở thêm được 02 phòng giao dịch. Hiện tại các phòng giao dịch trực thuộc đều đã đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả. Cùng với việc mở thêm mạng lưới các phòng giao dịch, hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cũng được trang bị tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc cho CBNV. Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng mức đầu tư vào tài sản của Chi nhánh Nam Hà Nội là 16,713 tỷ đồng, bao gồm các khoản mục như sau:
Mua sắm công cụ lao động: 9,133 tỷ đồng. Trong đó:
+ Mua sắm dàn máy vi tính đời mới có khả năng thực hiện các giao dịch nhanh nhất cho khách hàng qua internet cho CBNV: 2,349 tỷ đồng
+ Mua sắm thêm máy in, máy photo, máy fax thay cho các máy đã cũ và hỏng ...: 2,213 tỷ đồng
+ Mua 2 ô tô phục vụ cho chuyên chở: 3,833 tỷ đồng + Mua bàn ghế phục vụ khách hàng: 0,738 tỷ đồng Chi thuê tài sản: 5,209 tỷ đồng. Trong đó:
+ Thuê thêm 01 phòng giao dịch: 4,897 tỷ đồng
+ Thuê trang thiết bị( máy chiếu, máy quay, máy scan...): 0,312 tỷ đồng Chi các vật liệu khác: 2,377 tỷ đồng
Trong tổng mức vốn đầu tư vào tài sản của chi nhánh, vốn đầu tư dành cho mua sắm công cụ, máy móc thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điển hình chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 vốn đầu tư cho mua sắm công cụ lao động nhằm nâng cao năng lực máy móc, thiết bị của chi nhánh đã chiếm trên 50% tổng nguồn vốn đầu tư
vào tài sản. Các khoản chi cho việc thuê tài sản cũng chiếm tỷ trọng tương đối 31,15% tổng VĐT vào tài sản.Để thấy rõ hơn sự biến động trong đầu tư vào cơ sở vật chất và thiết bị của chi nhánh ta có bảng thể hiện tình hình đầu tư cụ thể qua các năm như dưới đây:
Bảng 1.10: Tình hình đầu tư vào tài sản của chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 06/2011
Tổng đầu tư vào tài sản 8,546 7,928 16,713 Mua sắm công cụ lao động 5,328 3,615 9,133
Chi thuê tài sản 2,077 2,991 5,209
Chi các vật liệu khác 1,147 1,324 2,377
(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của chi nhánh Nam Hà Nội trong các năm)
Qua bảng ta thấy, năm 2011 tổng vốn đầu tư vào tài sản có sự giảm sút so với năm 2009. Có sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong năm này, hoạt động kinh doanh của BIDV nói chung và BIDV Nam Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn nên giá trị đầu tư vào tài sản có phần giảm sút.Thêm vào đó là thiết bị cũng đã được đầu tư từ những năm trước. Bước sang năm 2011 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, đây là lí do khiến BIDV Nam Hà Nội tăng cường đẩy mạnh hoạt động đầu tư này để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Dưới đây là bảng thể hiện tình hình đầu tư nâng cao năng lực cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và đổi mới công nghệ của chi nhánh Nam Hà Nội và một số chi nhánh khác đang có sự cạnh tranh mạnh với ngân hàng này qua các năm:
Bảng 1.11: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ trong tổng VĐT nâng cao năng lực cạnh tranh của một
số Ngân hàng.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 06/2011