Tình huống mâu thuẫ n hài hƣớc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 59)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1.Tình huống mâu thuẫ n hài hƣớc

Hồ Anh Thái có biệt tài phát hiện những mâu thuẫn nhỏ lẻ trong cuộc sống đời thƣờng, từ đó phóng đại lên, tạo nên sự tƣơng phản giữa cái “nó phải/sẽ là” và cái “nó thực sự là”. Chính sự tƣơng phản lộ liễu ấy tạo nên những tiếng cƣời giễu cợt đối tƣợng. Nhiều nhân vật trong truyện của Hồ Anh Thái, mặc dù chỉ là những ngƣời bình thƣờng, song lại muốn làm những nhân việc quá khả năng và đôi khi trái ngƣợc với hoàn cảnh của mình vì vậy mà gây ra biết bao bi hài kịch. Trong Anh xe ôm một chặng đường núi, nhân vật anh xe ôm trƣớc đây vốn là lao động xuất khẩu, trở về nƣớc xin vào làm lái xe ở một sở có chú họ là giám đốc. Tình huống ngƣợc đời là trong khi bao nhiêu giáo sƣ, tiến sĩ có khi cả năm chẳng có đƣợc đề tài nghiên cứu nào, thì anh xe ôm sau một thời gian lái xe lại thực hiện luôn một đề tài cấp bộ, ít ra là cấp sở: “Thử tìm hiểu tính cách ngƣời Việt thông qua những biểu hiện và cách xử lý khi tham gia giao thông để từ đó tìm một xu hƣớng cho giáo dục nhân cách và hành vi.” Cũng chẳng phải anh tài cán gì. Thực ra là làm lái xe cho sở, nghe thấy các chuyên gia giáo dục bàn nhiều đề tài nghiên cứu quá kích thích tƣ duy. Thế là một ngày đẹp trời, tầm nhìn xa trên mƣời kilômét, anh đặt lên bàn ông giám đốc một bản đề cƣơng với đề tài nghe rất oai. Tất nhiên là đề tài của anh chẳng bao giờ thực hiện đƣợc. Vì ông giám đốc bây giờ ngày trƣớc là phó của chú anh, muốn lật từ lâu không đƣợc, nay ông chú về hƣu nên quay sang xử lý anh. Một tình huống hài hƣớc, qua đó cho thấy rõ hiện trạng của nền giáo dục. Mỗi năm, có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu khoa học nhƣ thế đƣợc hình thành. Có những công trình nghiêm túc, nhƣng cũng không ít công trình phi thực tế nhƣng vẫn đƣợc đầu tƣ. Có những công trình mãi mãi xếp xó, chỉ vì một lý do riêng.

Trong Bến ô sin, nhà văn lại đƣa ngƣời đọc đến nhiều tình huống hài hƣớc khác. Bốn cô ôsin lần lƣợt có cái tên nghe nhƣ phim kiếm hiệp: Lâm

Nhất Nhất, Khuất Nhị Nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ. Đây là những cô gái trẻ ở nông thôn, ra thành phố làm ngƣời giúp việc trong gia đình giàu có. Bản chất ngƣời dân thôn quê vốn giản dị, chất phác, trung thực. Nhƣng cả bốn cô Ôsin này mau chóng nhiễm lối sống và thói xấu ở thành thị, mỗi cô rơi vào tình huống dở khóc dở cƣời. Cô Lâm Nhất Nhất lúc nào cũng tỏ vẻ lịch lãm, luôn ao ƣớc đƣợc giống nhƣ cô tiểu thƣ trong tranh treo tƣờng, nhƣng lại không biết rằng cô gái trong tranh ấy chính là cô đầy tớ ở thế kỷ XIX bên châu Âu, là ngƣời có thân phận giống mình.

Cô Khuất Nhị Nhị xấp xỉ tứ tuần, ở quê mấp mé lên bà ngoại thế mà lại mê mẩn những bộ váy áo của bà chủ, mở nhạc Thái Lan tƣng bừng giật nhảy, khoác trên ngƣời dăm ba bộ cánh, đi giày cao gót, mỗi bƣớc đi lại cởi một bộ trút xuống dƣới chân. Cô Nhị chỉ mong đổi đời bằng cách cƣớp chồng của bà chủ: “Nhị mặc cái váy ngủ màu kem của vợ anh, nằm trên giƣờng ngủ của vợ chồng anh. Em nằm chờ anh đấy” [52, 51]. Không đạt mục đích thì xin nghỉ để làm cho nhà đối diện, vẫn ảo tƣởng chờ cho tới ngày anh đƣợc chị tha bổng, bao lâu cũng chờ.

Cô Lý Tam Tam thì mê giai quá thành ra lú lẫn, không tập trung vào việc gì, đến nỗi phải ôm cái bụng lùm lùm bốn tháng với một thằng thợ xây. Ông bố phải lên đƣa con về quê. Cô Đàm Tứ Tứ thì cứ vào bữa gắp thức ăn nhƣ giả vờ, gảy gảy gót gót. Thế nhƣng sau đó thì ăn vụng từ cơm nguội đến thịt cá. Không những thế mà còn có thói tắt mắt, ăn trộm vặt, bát đĩa mang ra chợ bán rẻ, quần áo thì gói vào túi đem về quê, dần dần đồ đạc trong nhà cứ hao hụt lạ lùng.

Căn nhà của đôi vợ chồng trẻ bỗng nhiên lại thành ra cái bến: bến ôsin, lần lƣợt các cô giúp việc đến rồi đi, chẳng ai ở lại lâu. Mỗi ngƣời là một cảnh ngộ riêng nhƣng đều có những tật xấu đang diễn ra phổ biến trong đời sống. Ở đây, sự không phù hợp giữa bản chất con ngƣời và những hành động, việc làm

dẫn đến những cảnh hài hƣớc, éo le. Những tình huống trong truyện rất gần gũi và có lẽ cũng khá phổ biến trong cuộc sống đô thị. Thông qua đó, nhà văn khái quát đƣợc một vài nét đáng cƣời về một kiểu ngƣời đang dần dần tiêm nhiễm những tƣ tƣởng, hành động, thói quen xấu.

Ở một số truyện khác, Hồ Anh Thái đặt ra những tình huống về những con ngƣời hàng ngày gặp nhau, có khi làm việc cùng nhau, tƣởng là biết rõ về nhau, vậy mà chỉ qua một sự cố nào đó, mới té ngửa ra, rằng ta chẳng biết gì về ngƣời đó. Truyện Làn ranh giới đƣa ra ra một tình huống nhƣ vậy. Nhân vật “tôi” bỗng nhiên thấy điện thoại di động run bần bật, thấy tên Hanh nhƣng giọng lại là một cảnh sát giao thông, thông báo Hanh bị tai nạn, đang cấp cứu tại bệnh viện. Thực ra trong máy điện thoại của Hanh có hàng trăm số, nhƣng “tôi” bị chọn hú hoạ. Nhân vật “tôi” lao ngay đến bệnh viện, bắt đầu một chuỗi tình huống bi hài: Nhân vật “tôi” vốn là khách quen của cửa hàng băng đĩa của Hanh. Mỗi tuần đến vài ba lần chọn đĩa, yêu băng đĩa rồi thân mật lây sang chủ hàng. Thế mà bây giờ, thằng Hanh gặp tai nạn, mất trí nhớ, nhân vật “tôi” là ngƣời duy nhất bên cạnh mà không biết tí gì về gia đình nó. Tự nhiên nhớ ra chị Thịnh là bạn làm ăn với Hanh, nhƣng Thịnh cũng không biết gì. Thế là hai ngƣời xa lạ với Hanh lại chính là ngƣời bên cạnh Hanh, ngƣời vào các mạng vina, môbai tìm số điện thoại ngƣời thân, ngƣời lao đến đồn cảnh sát để tìm máy điện thoại, nhƣng cuối cùng, vẫn không tìm đƣợc ngƣời thân của Hanh. Anh chàng này bỗng dƣng chìm vào cõi mất tri giác, không tên tuổi, không nhà cửa, gia đình.

Truyện ngắn Tự truyện, các nhân vật cũng gặp tình huống tƣơng tự. Nhân vật “gã” là một nghiên cứu viên trong một cơ quan nhà nƣớc. Hàng ngày đến công sở, gã thƣờng kể chuyện tiếu lâm, ra câu đố vui khiến mọi ngƣời cƣời ngả nghiêng. Có gã, phòng làm việc ngày nào cũng vui vẻ, mặc dù nhiều ngƣời mất khối tiền vì không trả lời câu đố của gã. Bỗng một ngày gã

xin nghỉ tới mấy ngày, chẳng biết lí do gì. Đến lúc đó, cả cơ quan mới sững ngƣời. Chẳng ai có địa chỉ, telephone nhà riêng của gã. Tra hồ sơ lí lịch thì đƣợc cái địa chỉ từ thời nào, đến giờ gã chuyển nhà hai lần, có giời tìm. “Thì ra gã cứ cƣời đùa ồn ào vụt đến vụt đi ai cũng tƣởng lòng dạ gã phơi cả ra rồi, ai cũng tƣởng hiểu hết về gã, ai cũng yên tâm có gã chan hòa. Giờ nếu gã mất tích ngƣời ta đòi miêu tả nhận dạng chẳng ai nói đƣợc. Tính cách gã thế nào, gã thích gì làm gì yêu ai nhà gã mấy ngƣời gã hay cặp kè với ai? Giời biết” [50, 153]. Những tình huống nhƣ thế này dƣờng nhƣ ta vẫn gặp đâu đó trong cuộc sống thƣờng ngày. Qua những tình huống này, Hồ Anh Thái cho thấy những điều đáng lo trong cuộc sống hiện đại. Con ngƣời ngày càng ít quan tâm đến nhau. Nhiều khi nhịp sống hối hả cuốn con ngƣời đi, chẳng có thời gian để nhìn lại chính mình và những ngƣời xung quanh.

Trong nhiều truyện ngắn khác, Hồ Anh Thái lại phát hiện nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống đời thƣờng, trong cuộc sống của những công chức, từ thói quen ghen ghét đố kị đến những cuộc trả thù âm thầm, phơi bày nhiều cái xấu xa, đáng cƣời, đáng trách của một bộ phận công chức. Trong truyện Sân bay, một chuyên viên nọ rơi vào tình cảnh trớ trêu: sau bao nhiêu khổ ải kiếm suất đi nƣớc ngoài, đã chuẩn bị xong mọi thứ cả quà cáp mang đi, đến lúc chìa tờ khai xuất cảnh thì bị gọi lại. Hóa ra chồng bà viện phó làm đơn tố giác chuyện ngoại tình của gã với bà viện phó. Ông ta không tố giác sớm hơn để gã đỡ công làm thủ tục. Ông muốn tận mắt thấy gã phải giải tỏa đống quà sơn mài thổ cẩm áo phông. Một cặp vợ chồng khác cùng làm trong viện nghiên cứu, cô vợ cặp bồ, cả cơ quan cũng biết mà chồng không biết gì. Đến khi chồng đƣợc đi hội thảo ở Nhật, vợ đâm đơn li dị, chồng dây dƣa hầu tòa. Ngƣời đi thay lại chính tình nhân của vợ. Gã này nhờ có ông chú phó phòng tổ chức xin vào làm bảo vệ, ít lâu sau xin đƣợc đi học tại chức rồi đƣợc chiếu cố về làm nghiên cứu viên. Sau chuyến đi Nhật, gã đòi đi thực tập nƣớc ngoài

bằng cách đe dọa công bố chuyện ngoại tình của ông viện trƣởng với cô thủ thƣ. Gã không biết rằng nhân vật "tôi" còn cao tay hơn, thuê hẳn bọn đầu gấu khủng bố tinh thần để không dám tranh dành suất thực tập nƣớc ngoài. Qua những tình huống này, tác giả cho thấy cái xấu, tiêu cực trong tính cách và lối sống của nhiều công chức: vì mục đích riêng mà săn sàng hãm hại nhau.

Truyện Mây mưa mau tạnh lại cho thấy sự trả thù âm thầm của con ngƣời ghê gớm đến mức nào. Bảo (hay còn gọi là Bạo vì mở miệng ra là nói tàn bạo) vào thực tập ở một cơ quan, vì không đƣợc lòng sếp nên bị trù dập, cuối cùng bị đánh bật ra. Bạo trả thù sếp bằng cách lừa gạt BiBi con gái sếp, giả vờ yêu và chiếm đoạt BiBi. Xong chuyện thì bỏ rơi, sang tay cho ngƣời khác. Điều đáng sợ là Bạo đã lên sẵn kế hoạch âm thầm, chỉ để trả thù về việc không đƣợc nhận vào cơ quan. Ở những truyện này, các nhân vật dƣờng nhƣ quay cuồng với những dục vọng, âm mƣu, thủ đoạn, tự gây nên biết bao tình cảnh dở khóc, dở cƣời. Có lẽ cƣời ít mà khóc nhiều. Nhà văn thông qua những tình huống này dần dần bộc lộ bản chất nhân vật. Từ những thói xấu nhỏ nhen, lòng tham cho đến cái ác từng bƣớc đƣợc bóc trần, lộ diện. Những tình huống nhƣ trên không chỉ làm đƣợc độc giả cƣời, mà sâu xa hơn, nó nhƣ gióng lên tiếng chuông thức tỉnh ngƣời đọc về sự tha hoá, biến chất của con ngƣời đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 59)