Xâu chuỗi các chi tiết trào phúng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 71)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1.Xâu chuỗi các chi tiết trào phúng

Trong một số truyện ngắn nhƣ: Phòng khách, Tờ khai Visa, Sân bay, Tự truyện (Tự sự 265 ngày), Anh xe ôm một chặng đường leo núi, Trại cá sấu, Chơi…(Bốn lối vào nhà cười), tác giả đã phá vỡ cốt truyện truyền thống. Sự phát triển câu chuyện không theo trình tự: phần trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Ở những truyện này, cốt truyện không giữ vai trò chính yếu nữa, mà chính các chi tiết và sự xâu chuỗi, liên kết các chi tiết theo một cách thức nào đó tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Hồ Anh Thái tỏ ra rất dụng công trong việc tạo dựng và kết nối các chi tiết trào phúng về ngoại hình, hành động của nhân vật, về không gian tồn tại của con ngƣời… Bản thân các chi tiết giàu sức biểu cảm, có ý nghĩa trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật, hoặc tạo nên dòng chảy của câu chuyện.

Tờ khai Visa là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu cấu trúc này. Nhà văn kể chuyện mà nhƣ đang tán gẫu với độc giả, bằng những câu chuyện không đầu không cuối về các nhân vật. Không có mâu thuẫn, xung đột căng thẳng, kịch tính, nhƣng vẫn làm độc giả bật cƣời vì chuyện làm Visa đi Mỹ. Các nhân vật trong truyện đều độc lập, tách biệt, không có quan hệ gì với nhau. Đó chỉ là những ngƣời đang xếp hàng từ số 1, số 2, đến số n, để khai hết 35 mục trong tờ khai visa, một trong những thủ tục để bƣớc vào nƣớc Mỹ. Cứ đến lƣợt ngƣời nào khai visa, nhà văn lại dừng lại, kể và tả đôi nét về đặc điểm, cuộc sống nguyên nhân đến Mỹ, hoặc cuộc sống bên Mỹ. Những tình tiết, sự kiện về các nhân vật này không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện mà chỉ tạo nên những câu chuyện nhỏ lẻ, rời rạc. Qua đó, nhà văn khắc họa hiện thực cuộc sống xung quanh những con ngƣời ôm ấp giấc mộng đến Mỹ. Mỗi ngƣời đến Mỹ với mục đích, cách thức khác nhau, song đều với mục đích đổi đời, đƣợc sống giàu sang, sung sƣớng. Thế nhƣng, cuộc sống trên đất Mỹ đƣợc bộc lộ những điều khôi hài: một cô lấy đƣợc chồng Mỹ

tƣởng đƣợc bƣớc vào cuộc sống sôi động thì hóa ra lại tẻ nhạt, bằng lặng, buồn chán; một anh chàng du học Mỹ phải sống trong căn phòng bốn mét vuông dƣới tầng hầm nhƣ Chuồng Cọp Côn Đảo trên đất Mỹ, cố bám trụ trên đất Mỹ để tích tiền gửi về cho bố mẹ chuyển từ làng chài lên thủ đô,… rồi “không ít ngoại kiều trên đất Mỹ vừa hàng tháng đi lĩnh tiền trợ cấp của Mỹ, vừa chạy tới chạy lui vào cho đƣợc quốc tịch Mỹ, lại vừa nhem nhẻm chửi Mỹ” [50, 38]. Ở trong những kiểu truyện nhƣ thế này, các chi tiết trào phúng đặc sắc đƣợc xâu chuỗi, gắn kết với nhau khá chặt chẽ. Chẳng hạn nhƣ chi tiết “cửa ngõ nƣớc Mỹ” thƣờng lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành một cách nói giễu cợt, khôi hài về cái cổng sứ quán Mỹ: “bảy rƣỡi lác đác một cái hàng đuôi chồn, đuôi cáo. Một cái phất trần quét bụi vỉa hè trƣớc sứ quán sạch nhƣ lau nhƣ li. (…) Đến khoảng mƣời giờ thì cái phất trần gần nhƣ trụi lông hết. Tất cả đã đƣợc vào hết phòng chờ để khóa sổ" [50, 27]. Hoặc chi tiết về cái bóng ngƣời: khi thì mặt trời đè sấp bóng của nhân vật đè lên bóng của bốn ngƣời phía trƣớc, lúc thì bóng “tôi” đè lên bóng bà số Hai, rồi bóng của " tôi" lại bị bóng của mấy chục ngƣời đè lên dúi dụi…; chi tiết về tờ khai visa với nhiều câu hỏi kiểu chƣa hỏi đã biết câu trả lời nhƣ: “Có bị bệnh truyền nhiễm, tâm thần hay nghiện ma túy không? Có vào Hoa Kỳ để làm hàng lậu, làm phiến loạn hay hoạt động khủng bố không?”…Những chi tiết này thƣờng lặp đi lặp lại nhiều lần một mặt cho thấy việc nhập cảnh Mỹ rất vất vả, vì nƣớc Mỹ hoảng hốt lo sợ di dân bất hợp pháp nên bày ra cái tờ khai dài ngoằng ngoãng; mặt khác cho thấy một thực tại là hàng trăm, hàng nghìn lƣợt ngƣời cố chen chúc nhau để vƣợt qua của ngõ đầu tiên vào nƣớc Mỹ.

Trong tập Tự sự 265 ngày có rất nhiều truyện phi cốt truyện nhƣ: Phòng khách, Sân bay, Tự truyện. Mỗi chuyện đƣợc tạo nên sự đan xen, xâu chuỗi những chi tiết về cuộc sống đời thƣờng của ngƣời công chức từ chuyện ghen ghét, đố kị nhau của những ngƣời cùng cơ quan đến những chuyện ngoại tình,

tống tiền, thậm chí cả giết hại nhau… Các chi tiết đời thƣờng đƣợc đƣa vào tác phẩm một cách đậm đặc gợi cảm giác chân thực, gần gũi cho câu chuyện. Những cái xấu, cái đáng cƣời hiện lên trong tác phẩm dƣờng nhƣ không phải do hƣ cấu, mà nó đang thực sự tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Tiếng cƣời trào phúng cũng vì thế mà tự nhiên, hấp dẫn hơn.

Trong tập Bốn lối vào nhà cười, một số truyện ngắn có cấu trúc tƣơng tự nhƣ: Anh xe ôm một chặng đường núi, Trại cá sấu, Chơi… Truyện ngắn

Chơi giống nhƣ chuỗi cƣời không dứt về chuyện làm báo và báo chí nói chung. Chi tiết tờ báo hoài thai và hoàn thành bên nồi bún ốc lặp lại nhiều lần cho thấy sự ngẫu hứng đến lố bịch của một số kẻ giàu xổi, cậy có tiền là có thể sản xuất báo chí. Quá trình làm báo bắt đầu từ việc chọn tên: tạp chí Chơi, lập đề án cho ra tờ tạp chí toàn diện mọi thứ đều có trừ chính trị nhà nƣớc và tôn giáo cho an toàn, rồi đến việc tìm nhân sự toàn những tiến sĩ, thạc sĩ, nhà báo, dịch giả… sau đó là tìm cơ quan chủ quản, làm phụ trƣơng cho một tờ báo có giấy phép, lo trị sự phát hành, quảng cáo… Mỗi một công đoạn là vô số các chi tiết, tình tiết hài hƣớc về những ngƣời, những việc liên quan đến nó. Chẳng hạn, mở tòa soạn ra thì toàn những cuộc điện thoại nhầm đến nỗi chàng thƣ kí tòa soạn bực mình mà bịa chuyện: “đội tra tấn xét hỏi hình sự số Năm đây”. Lúc khác có ngƣời hỏi chị Cậy: “Chị Cậy chết rồi. Ôi em vừa gặp chị ấy sáng nay mà. Chết lúc chiều rồi”. Đến nỗi bẵng đi một thời gian sau thì cả tòa soạn bị chửi: “Chúng mày bảo chị Cậy chết suốt một chiều bố mày chạy khắp các nhà xác bệnh viện tìm. Rồi bố mày sẽ cho báo chúng mày không có chỗ mà chôn” [52, 95]. Báo chí, chuẩn bị thì rầm rộ mà khi đi vào hoạt động mới rối tung rối mù: nhà phê bình thì bỏ đi kinh doanh, gào thét các ban bệ cũng không thấy nộp bài, trong khi đó, các nhà thơ lƣợn vè vè xung quanh chỉ mong đƣợc đăng bài… Thông qua hàng loạt chi tiết trào phúng, hoạt cảnh, tác

giả cho thấy những điều khôi hài của báo chí hiện đại, của những kẻ bất tài tạo nên một tờ báo lố lăng, kệch cỡm, vô giá trị.

Ở truyện Trại cá sấu, lối viết không cốt truyện mà sử dụng khéo léo các chuỗi chi tiết trào phúng cũng tạo điều kiện cho nhà văn tự do đi từ vấn đề này sang vấn đề khác một cách tự nhiên. Bắt đầu từ hai nàng “cá sấu” xấu xí từ khuôn mặt đến dáng hình, nhà văn bàn luận đến các lĩnh vực nghệ thuật nhƣ hội họa, điện ảnh và vấn đề thẩm mĩ. Chỉ riêng chuyện thẩm mĩ cũng đƣợc tác giả miêu tả qua nhiều chi tiết hài hƣớc: Mĩ viện la liệt các nàng ngồi chờ tháo băng, phòng xử lí vang động tiếng kêu khóc, phần hàn xì răng mặt tỏa khói mịt mù mùi bún chả quá lửa…

Tóm lại, cấu trúc phi cốt truyện hay sự xâu chuỗi chi tiết trào phúng trong nhiều truyện đã tạo điều kiện cho nhà văn thỏa sức kể và tả, tạo độ mở cho câu chuyện. Cấu trúc này cũng góp phần tạo cảm nhận về hiện thực cuộc sống còn ngổn ngang, tràn lan những cái xấu và đáng cƣời. Ngƣời đọc có cảm giác nhà văn đƣa nguyên xi hiện thực cuộc sống đời thƣờng vào tác phẩm, khiến cho khoảng cách giữa văn chƣơng và hiện thực nhƣ đƣợc rút ngắn lại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 71)