Một số biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 108)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.4. Một số biện pháp tu từ

Hồ Anh Thái còn sử dụng rất hiệu quả các biện pháp tu từ để tạo tiếng cƣời nhƣ: chơi chữ, so sánh, ẩn dụ…

Chơi chữ là một biện pháp tu từ quen thuộc trong dân gian đƣợc Hồ

Anh Thái tiếp thu sử dụng để tạo tiếng cƣời sảng khoái bất ngờ. Dựa vào hiện tƣợng đồng âm, khác nghĩa trong Tiếng Việt, nhà văn tạo nên những cách nói “ỡm ờ” khiến ngƣời đọc bật cƣời thích thú. Trong truyện Chim anh chim em, ngƣời đọc không thể nhịn cƣời khi nghe cô Diệu gọi điện đòi mua con iểng của ông Giám đốc sở văn hoá: “Anh ơi bán cho em con chim, đắt mấy em cũng mua (…). Cô nói nhỏ thôi bà xã tôi đang nhấc cái phôn trên gác đó. Kệ

anh, chim anh anh giữ, em chỉ xin mua con iểng, không thì em không nhìn mặt anh nữa; không có chim anh thì em chết mất. Thôi thì cô thích chim tôi, thì tôi cũng chiều cô, miễn phí”. Tác giả còn chơi chữ ngay cả trong cách đặt tên: “Ông tên là Đại Dương không có nghĩa là biển lớn mà là Dê to” (Cây hoàng

lan hoá thành cây si), “Ông có cái đầu to vô địch Việt Nam, ông được đặt

biệt danh là Thủ Đô (Cả một dây theo nhau đi). Lối chơi chữ cũng cho phép nhà văn tách từ, ghép từ tạo chất hài hƣớc: thiếu nữ vô duyên (vô tƣ và duyên dáng) (Anh xe ôm một chặng đường núi), thiếu nữ vô hồn (vô tƣ và hồn nhiên) (Chơi), ngôn ngữ ấy chỉ có ông mới xuất ra đằng khẩu được” (Cây

hoàng lan hoá thành cây si).

Biện pháp ẩn dụ ẩn dụ vật hoá cũng là một cách tạo tiếng cƣời của Hồ Anh Thái và xây dựng những chân dung nghịch dị. Bốn ngƣời đàn bà trong gia đình ông kiến trúc sƣ Nguyễn Toàn Thích: “mặt lưỡi cày, lưỡi cuốc cong vênh như một cái nhà kho chứa nông cụ phế phẩm” (Vẫn tin vào chuỵên thần tiên). Trong “Bóng mà trên hành lang” hình ảnh những con ma, con mèo cũng là ẩn dụ về những ngƣời tham lam, xấu xa, tàn ác: “Mèo hoang ở thành phố này đông hơn người. Mèo béo múp, chạy huỳnh huỵch, ra vào cả đàn. Vừa rồi chính Lập bắt quả tang một con Mèo đứng trên hai chân sau. Một chân trước tì vào mép tủ, chân kia mở cánh tủ lạnh…”.

Biện pháp so sánh, liên tưởng trong truyện Hồ Anh Thái cũng rất độc đáo, tạo nên sự kết hợp bất thƣờng về nghĩa, nên gây cƣời đối với độc giả: “Khi thấy một người ngoại quốc biết tiếng Việt thì người ta lại tranh thủ nói nhiều hơn, như thể nói được cũng là một thứ lãi suất vô thời hạn” (Vẫn tin

vào chuyện thần tiên), “Thời buổi tiến sĩ như lợn con, mà toàn là lợn đất, lợn

ống tiền va vào nền nhà thực tế là vỡ toàn xu lẻ” (Tin thật lòng), “Áo dài dành cho người đẹp lẫn người xấu, đuồn đuỗn như con cá rô đực lẫn nùng nục như con cá trê” (Bên đường tàu có ngôi nhà cổ), “Ai đi qua đấy mà

mang trong người những vật bằng kim loại chẳng hạn, cái cửa sổ sẽ réo lên theo kiểu phát giác một kẻ giả gái đột nhập vào câu lạc bộ thơ nữ ” (Tờ khai visa)...

Có thể nói, văn xuôi đƣơng đại đang chứng kiến những biến chuyển rất mạnh mẽ của ngôn ngữ, diễn tả dòng chảy mãnh liệt, phức tạp của đời sống xã hội và tâm hồn con ngƣời. Hồ Anh Thái đã nắm bắt được dòng chuyển vận đó, biết vượt qua sự du dương của ngôn ngữ và tình trạng tha hoá để sáng tạo ra một cấu trúc ngôn ngữ khá lạ, một thứ ngôn ngữ không bằng phẳng mà lổn nhổn một cách cố ý, điều này khiến cho hình ảnh trong tác phẩm gần hơn với hơi thở của cuộc sống. Những cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, độc đáo của Hồ Anh Thái đã góp phần làm nên tiếng cười trào phúng đặc sắc.

* Tiểu kết:

Trong Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã thể hiện những cách tân nghệ thụât từ cách kể chuyện, tạo dựng giọng điệu riêng cho đến cách sử dụng ngôn từ. Sự cách tân này trƣớc hết đem đến sự mới mẻ cho phong cách của nhà văn, đồng thời tạo nên những tiếng cƣời trào phúng thực sự lôi cuốn, hấp dẫn độc giả. Chúng tôi nhận thấy Hồ Anh Thái có một lối kể chuỵện vô cùng hóm hỉnh, tinh quái và rất có duyên. Dù ở phƣơng thức trần thuật ngôi thứ nhất, với nhân vật “tôi” mang hình bóng của nhà văn, hay trần thuật khách quan với sự dịch biến điểm nhìn, Hồ Anh Thái cũng khéo léo dẫn dắt ngƣời đọc khám phá, phát hiện những chuyện hài hƣớc hoặc lố bịch, kệch cỡm đang ngang nhiên tồn tại trong cuộc sống. Nhà văn cũng tìm cho những câu chuyện của mình các giọng điệu thích hợp khi thì hài hƣớc, hóm hỉnh khi thì mỉa mai, châm biếm sâu cay, có lúc lại giễu nhại và triết lý tạo nên bản hợp xƣớng giọng điệu thể hiện thái độ, đánh giá của nhà văn trƣớc hiện thực cuộc sống đang lộ diện nhiều cái xấu xa, tiêu cực. Chúng

tôi cũng nhận thấy, ngôn ngữ trong sáng tác Hồ Anh Thái đa thanh và hiện đại. Điểm độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Anh Thái là tạo nên sự phức hợp của các hệ lời, tạo nên tính phức điệu trong ngôn ngữ và có khả năng gây cƣời cao. Nhà văn cũng có biệt tài sử dụng ngôn ngữ của đời sống thị dân, ngôn ngữ dân gian tạo nên một thứ ngôn ngữ sống động, gần gũi, tự nhiên mà vẫn rất mới lạ, thú vị. Tất cả đều thể hiện một quá trình sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc và tích cực của nhà văn trong việc đổi mới phong cách viết của chính mình.

KẾT LUẬN

1. Trong số các nhà văn tiêu biểu của văn xuôi đƣơng đại, Hồ Anh Thái là một trong những tác giả có sức viết dồi dào, bền bỉ. Dõi theo hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái, có thể thấy Hồ Anh Thái là nhà văn luôn biết làm mới chính mình. Từ những tác phẩm viết về khát vọng và niềm tin của ngƣời trẻ tuổi trƣớc cuộc đời, hay những tác phẩm viết về Ấn Độ thể hiện nỗi đau của kiếp ngƣời đến những tác phẩm hài hƣớc châm biếm về thế giới và con ngƣời hiện đại, dù ở giai đoạn nào, Hồ Anh Thái cũng luôn thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật và đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Ở luận văn này, chúng tôi chú ý đến giai đoạn sáng tác hiện tại của Hồ Anh Thái. Với quan niệm cuộc đời là một nhà cười, tác giả đã phát hiện và lột tả những cái xấu, cái tiêu cực trong đời sống con ngƣời. Qua cách nhìn của Hồ Anh Thái, cuộc sống đang bị biến dạng, lệch chuẩn; con ngƣời hiện đại với đủ mọi hạng ngƣời từ tầng lớp thị dân, công chức, trí thức đến quan chức…dù là ai cũng có nhiều thói xấu, thậm chí còn ẩn chứa những cái ác đáng sợ. Với một cái nhìn hiện thực và hài hƣớc về con ngƣời và cuộc sống nhƣ vậy, tất yếu Hồ Anh Thái tìm đến với bút pháp nghệ thuật trào phúng, để phơi bày, phê phán và phủ định cái xấu, cái ác một cách nhẹ nhàng nhƣng thấm thía. Chỉ với bút pháp này, nhà văn mới đƣa ra ánh sáng nhiều góc khuất rất đáng cƣời của cuộc sống mà bấy lâu này nhiều ngƣời đã bỏ qua nó.

2. Đến với bút pháp nghệ thuật trào phúng, Hồ Anh Thái đã có nhiều sáng tạo độc đáo, sử dụng tổng hợp nhiều thủ pháp gây cƣời rất thành công. Về xây dựng nhân vật, Hồ Anh Thái thƣờng sử dụng các thủ pháp đối lập, phóng đại miêu tả ngoại hình xấu xí đến mức kỳ quái, tất cả nhằm xây dựng nên những chân dung đậm chất hài hƣớc, nghịch dị. Bên cạnh đó, tác giả thƣờng có xu hƣớng ký hiệu hoá nhân vật, khiến nhân vật trở nên vô danh, vô

nghĩa lý. Cả hai thủ pháp xây dựng nhân vật này, vừa tạo nên tính trào lộng vừa thể hiện sự tha hoá, biến chất của con ngƣời trong xã hội hiện đại.

Hồ Anh Thái cũng thể hiện sự tìm tòi cách tân nghệ thuật truyền thống với việc sáng tạo những tình huống mâu thuẫn, tình huống kỳ ảo và chuỗi tình huống nghịch dị. Cái tài tình của Hồ Anh Thái ở chỗ, từ nhiều tình huống tƣởng chừng rất đời thƣờng, vặt vãnh nhƣng lại bộc lộ nhiều yếu tố hài hƣớc, gợi cảm giác về một cuộc sống đời thƣờng đang diễn ra quanh ta, chứ không phải là hƣ cấu của tác giả. Trong khi đó, những tình huống kỳ ảo lại là phƣơng thuốc thử của tác giả để cái hài đƣợc phát lộ theo một cách nhìn mới mẻ, lạ lẫm. Tình huống nghịch dị đƣợc tạo nên bởi những nhân vật đậm chất nghịch dị tạo nên ấn tƣợng mạnh về sự lệch chuẩn, tha hoá của con ngƣời và cuộc sống hiện đại.

Về cốt truyện, Hồ Anh Thái đặc biệt có sở trƣờng về những kiểu truyện không có cốt truyện. Ở nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái, ngƣời đọc cảm thấy rợn ngợp giữa một rừng chi tiết, nhƣng vẫn cảm thấy thú vị, vì nhà văn đã khéo léo xâu chuỗi các chi tiết, kết dệt nên những câu chuyện tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng đặc biệt khôi hài. Ngoài ra, các cấu trúc truyện phân mảnh hay lồng ghép cũng là những cách phá vỡ cốt truyện truyền thống để phát huy khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống và tạo điều kiện cho nhà văn thoả sức tạo ra những tiếng cƣời trào phúng.

3. Luận văn cũng dành một dung lƣợng khá lớn nghiên cứu những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của Hồ Anh Thái phát huy khả năng tạo dựng tiếng cƣời trào phúng. Từ đó đi đến khẳng định, Hồ Anh Thái có cách trần thuật rất hiện đại, hóm hỉnh và có duyên, một cách thức trần thuật tự nhiên lôi cuốn ngƣời đọc. Dù ở phƣơng thức trần thuật ngôi thứ nhất, với nhân vật “tôi” mang hình bóng của nhà văn, hay trần thuật khách quan với sự dịch biến điểm nhìn, Hồ Anh Thái cũng khéo léo dẫn dắt ngƣời đọc khám phá, phát

hiện những chuyện hài hƣớc hoặc lố bịch, kệch cỡm đang ngang nhiên tồn tại trong cuộc sống. Ngoài ra, Hồ Anh Thái cũng luôn chủ động tạo hiện diện của chính mình trong câu chuyện qua thủ pháp gián cách và đối thoại với độc giả. Bằng cách đó, Hồ Anh Thái cũng tạo nên phong cách kể chuyện riêng vừa tô đậm thêm yếu tố hài hƣớc vừa tạo tính dân chủ khi nhà văn tham dự, đứng ngang hàng với nhân vật để đối thoại với bạn đọc.

Hồ Anh Thái còn là nhà văn làm chủ đƣợc nhiều giọng điệu trong sáng tác. Đối với những tác phẩm mang tính trào lộng, nhà văn kiến tạo những giọng điệu: Giọng điệu hóm hỉnh, hài hƣớc khi viết về những thói xấu của con ngƣời thời hiện đại, tạo tiếng cƣời vui vẻ, nhẹ nhàng. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm khi phanh phui những cái ác của con ngƣời, cái tiêu cực trong xã hội, nhằm phủ định chúng. Giọng điệu giễu nhại biến những gì trang nghiêm trở thành thành suồng sã đến hài hƣớc tạo nên tiếng cƣời sảng khoái cho ngƣời đọc. Giọng điệu triết lý vẫn phảng phất nụ cƣời của tác giả, nó giúp tiếng cƣời trong sáng tác của Hồ Anh Thái có chiều sâu ý nghĩa hơn. Các giọng điệu không tồn tại tách biệt mà luôn có sự đan cài với nhau, tạo nên sự phức hợp, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá nhiều chiều của tác giả về hiện thực. Nhà văn không đƣa ra lời phán truyền chân lí cũng không mở ra sự lựa chọn con đƣờng giải quyết những vấn đề ngổn ngang trong xã hội mà chỉ là quan sát, phơi bày, đƣa ra những đánh giá, đúc rút thành qui luật.

Hồ Anh Thái cũng đặc biệt thành công với nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sử dụng nó nhƣ là một phƣơng tiện làm bật lên tiếng trào lộng. Hồ Anh Thái đã sử dụng hầu hết các kiểu ngôn ngữ: văn chƣơng, ngôn ngữ thị dân, ngôn ngữ chuyên ngành…để đƣa vào tác phẩm, trong đó ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ thị dân chiếm vị trí áp đảo các ngôn ngữ khác, tạo nên một dòng chảy ngôn ngữ sống động, hiện đại. Điểm độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Anh Thái còn ở chỗ nhà văn tạo nên sự phức hợp của các hệ lời trong

đó có sự hoà trộn giữa lời các nhân vật, lời nhân vật và lời tác giả, tạo nên tính phức điệu trong ngôn ngữ và tạo hiệu quả gây cƣời.

4. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã đi qua chính mình khi tìm đến nghệ thuật trào phúng để phản ánh cái thế giới hỗn tạp, bất ổn, quay cuồng và mất phƣơng hƣớng hiện nay. Hồ Anh Thái một mặt có những kế thừa tích cực truyền thống văn học trào phúng, từ dân gian đến các bậc thầy nhƣ Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, mặt khác nhà văn đã không ngừng tìm tòi, cách tân nó, đem đến cho văn học trào phúng Việt Nam những thử nghiệm mới lạ từ cách xây dựng nhân vật, tạo dựng tình huống cho đến giọng điệu, ngôn ngữ. Những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Hồ Anh Thái đã tạo nên tiếng cƣời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tiếng cƣời không phải là sự hoà giải với đời sống để rồi quên đi, mà làm cho ngƣời ta ý thức rõ hơn về đời sống ấy, từ đó quyết tâm cải thiện nó. Và cuối cùng, nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái đã góp phần hồi sinh tiếng cƣời trong văn học Việt Nam đƣơng đại, cùng với nhiều nhà văn khác, Hồ Anh Thái đang góp sức mình đƣa nền văn học nƣớc nhà Việt Nam hội nhập với văn học thế giới.

THƢ MỤC THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

2. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học về sự phát triển, Tạp chí văn học số 4, tr.14-19

3. Vũ Tuấn Anh (2002), Về tính hiện đại trong văn chƣơng Vũ Trọng Phụng,

Tạp chí văn học số 11, tr.18-22

4. Phan Thị Vàng Anh (2002), Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ,

Truyện ngắn bốn cây bút nữ - Tập truyện ngắn, NXB Văn học

5. Đào Tuấn Ảnh - Lại Nguyên Ân - Nguyễn Thị Hoài Thanh sƣu tầm và biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại hế giới những vấn đề lí thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

6. Lại Nguyên Ân – Đoàn Tử Huyến - Nguyễn Thị Hoài Thanh (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, NXB Hội nhà văn và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội

7. Lê Huy Bắc (2002), Truyện ngắn hậu hiện đại, Tạp chí văn học số 9, tr.57- 68

8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn), Luận án PTS KH Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội

9. Nguyễn Thị Bình (2001), Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 75 - Tạp chí văn học, số 3, tr.39-44

10.Nguyễn Đức Dân (2002), Hiện tƣợng đa thanh từ góc nhìn ngôn ngữ học,

Tạp chí văn học, số 3, tr.27-32

11.Trần Ngọc Dung (2006), Đời sống thể loại văn học sau 1975, Tạp chí văn học, số 2, tr.91-97

12.Trƣơng Đăng Dung (2002), Phƣơng thức tồn tại của tác phẩm, Tạp chí văn học, số 8, tr.7-18

13.Thiều Đức Dũng (2007) Cảm hứng trào lộng trong sáng tác của Hồ Anh Thái - Luận văn Thạc sỹ ngữ văn - Đại học Vinh

14.Đặng Anh Đào (1991) Một hiện tƣợng mới trong hình thức truyện kể hiện nay, Tạp chí văn học, số 6, tr.21-23

15.Đặng Anh Đào (2001), Văn học phương tây, NXB Giáo dục, Hà Nội

16.Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 17.Phan Cự Đệ, (2003), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB Giáo dục, Hà

Nội

18.Nguyễn Thị Hồng Giang – Vũ Lê Lan Hƣơng – Võ Thị Thanh Hà, Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, NXB Hội nhà văn

19.Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)