Thủ pháp gián cách và đối thoại độc giả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 91)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.3.Thủ pháp gián cách và đối thoại độc giả

Trong một bài phỏng vấn Hồ Anh Thái, nhà báo Lê Hồng Lâm có nhận xét khá tinh tế: “Ngƣời ta thƣờng dùng nhân vật để phát biểu quan điểm của tác giả, còn ở đây, nhân vật lại mƣợn tác giả làm nhân chứng cho mình…?” [50, 225]. Quả thực trong nhiều truyện ngắn, Hồ Anh Thái gần nhƣ tách mình ra thành một nhân vật có liên quan mật thiết đến nhân vật, thậm chí có thể đứng ra làm chứng cho chính các nhân vật trong truyện. Nhà văn đƣa cả tên mình vào tác phẩm tạo nên một cảm giác thú vị. Đây còn gọi là thủ pháp gây gián cách của tác giả nhằm làm lạ hoá cách kể. Phần cuối của Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái xuất hiện dù chỉ là thoáng qua trong câu chuyện huyền ảo mà ngƣời đàn bà kể cho thằng Cá nghe: “Thế là chàng bắt đầu khiêu vũ trên những cuốn sách. Đêm đêm chàng bắt đầu mò vào thƣ viện và bắt đầu nhảy hết từ cuốn sách này sang cuốn sách kia. Nhảy van trên sách của Vonte Giuyn

Vecno Vũ Bão, nhảy đitxcô trên truyện của Đicken Đoàn Lê, nhảy phoocxtrot trên sách của Fôônơ Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, híphóp trên Hêminguây Hồ Anh Thái…” [55, 300]. Trong truyện ngắn Tờ khai visa ngƣời đọc có thể thấy nhà văn Hồ Anh Thái đƣợc nhắc đến nhƣ là một ngƣời rất thân thiết: “Không phải tôi bịa chuyện này, nói có sách, vị cao tăng ấy tên là Tì Ni Đa Lƣu Chi, tôi hỏi nhà văn Hồ Anh Thái bạn của bố tôi đƣợc hẳn hoi cái tên nhà sƣ đọc theo tiếng Phạn là Vinitaruci” [50, 31]. hoặc: “Tôi đã đọc một chi tiết tƣơng tự nhƣ thế này trong một tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái, chắc đấy là chuyện bịa, là tƣởng tƣợng, là hƣ cấu” [50, 32]. Phần cuối truyện, một lần nữa nhà văn Hồ Anh Thái đƣợc nhắc đến: “Tôi sẽ tham khảo ý kiến nhà văn Hồ Anh Thái xem có nên lấy câu này đặt tên cho bài viết tản mạn của một kẻ đứng chờ trƣớc cửa ngõ nƣớc Mỹ” [50, 44]. Hoặc là: “Nhà văn Hồ Anh Thái bảo rằng nếu đứng ngả bóng trên cái vỉa hè Láng Hạ ấy vẫn thấy tôi” [50, 45]. Sự xuất hiện của nhà văn Hồ Anh Thái tạo nên sự ảo tƣởng về tính khách quan của câu chuyện. Có cảm giác nhƣ câu chuyện hoàn toàn có thật và chuyện vẫn còn tiếp diễn.

Trong truyện Trại cá sấu, nhà văn còn lấy chính mình ra để mà chế giễu nhƣ một kẻ keo kiệt: “Chị em khen cái áo len mới của nàng trông rất nhã, nàng khoe ngay là của Bảo Ninh đem tặng. Nàng chìa ra cái ví đầm Gucci khoe ví của Nguyễn Quang Thiều tặng. Nàng mua táo Mỹ đem đến cho chị em ăn bảo táo Hồ Anh Thái hôm qua đi Mỹ mang về. Chị em lại cƣời thầm, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều còn nghe đƣợc chứ Hồ Anh Thái bọ không ăn đƣợc của ai thì thôi, ai mà đƣợc gì của bọ” [52, 17]. Sự xuất hiện của nhà văn khiến ngƣời đọc bất ngờ và cảm thấy thú vị. Cách đƣa nhà văn vào tác phẩm nhƣ là một nhân vật có mối liên hệ với nhân vật trong truyện đã tạo nên phong vị đặc biệt cho câu chuyện. Đồng thời cho thấy sự hiện hữu, sự tham gia của tác giả và câu chuyện.

Bên cạnh cách đƣa tên mình vào tác phẩm, Hồ Anh Thái còn thƣờng xuyên muốn đối thoại, trò chuyện với độc giả một cách thân mật tạo nên tính dân chủ cho câu chuyện. Ở truyện Chín Triệu, Ba triệu, Hai triệu và Bóng rổ,

ngay từ đầu tác giả thẳng thắn đƣa ra quy ƣớc với bạn đọc: “Cả ba cô sẽ trở thành những nhân vật nổi tiếng, ta chẳng nên gọi tên thật ra làm gì. Cứ đơn giản gọi họ là Chín Triệu, Ba triệu, Hai triệu, mặc dù dùng tiền nong đặt tên nhân vật đâu có hay gì” [52, 87]. Có khi tác giả cũng rất thành thật chia sẻ với độc giả về cả cách viết truyện nữa: “Viết đến đây tôi mới thấy là từ đầu đến giờ cứ viết tràn dòng chƣa đúng cung cách viết truyện chƣa có một câu đối thoại gạch đầu dòng nào. Vậy xin sửa chữa ngay từ đây trở đi nếu có chỗ nào tôi quên nhờ bạn đọc chỉ giáo” [50, 152]. Có những lúc nhà văn lại cố tình làm ngƣời dẫn đƣờng và cảnh báo bạn đọc: “Ai mà hình dung nổi việc tôi chạy có một vòng quanh công viên mất những một tháng. Không tin xin hãy giở xuống cuối truyện sẽ thấy vào lúc 5 giờ 45 phút ngày 3 tháng 8 tôi vẫn đang quần soóc thể thao chạy trong công viên. Còn bây giờ 5 giờ 27 phút ngày 3 tháng 7. Xin bạn đọc hãy trở về đây đừng có sa mãi vào mấy trang kết cục ấy mà chẳng hiểu ra làm sao cả…” [50, 159]. Thậm chí có khi nhà văn lại cố thanh minh với độc giả: “Mới nghe nói nhân vật chính bị bắt cóc, chắc chắn có ngƣời đọc đã vội bỏ qua mấy trang giáo đầu (…) Vậy xin kiên trì chút nữa, tôi sắp bị bắt cóc rồi đây. Lúc này đã đến đoạn tôi chạy vào công viên” [50, 167].

Trong tập Mười lẻ một đêm, nhà văn còn rào trƣớc đón sau nhƣ thế này: “Chính xác thì không đúng mƣời lẻ một đêm ngày, nhƣng thực sự là bao nhiêu thì độc giả phải theo dõi hết cả cuốn sách mới biết đƣợc. Chẳng phải là tác giả giữ mánh hay giấu bí quyết gia truyền mà cái gì cũng phải tuần tự. Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng khoan dung.” [55, 7] Có vẻ nhà văn không đặt mục tiêu thuyết phục độc giả

tin vào những chuyện mình kể mà muốn bày ra một cuộc chơi, bƣớc vào cuộc chơi ấy, ngƣời đọc vừa có thể đƣợc thƣởng thức vừa đƣợc trải nghiệm cùng chính tác giả.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 91)