Cấu trúc cốt truyện lồng ghép

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 76)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.3.Cấu trúc cốt truyện lồng ghép

Hồ Anh Thái từng quan niệm tiểu thuyết là một giấc mơ dài, với những điều mà đời thực không có và để thể hiện đƣợc nó thì không chỉ dùng một phƣơng pháp hiện thực thuần túy. Khác với những truyện ngắn, trong Mười lẻ một đêm, để miêu tả, tạo dựng đƣợc tiếng cƣời trào phúng về đối tƣợng và

phạm vị hiện thực rộng lớn cả về không gian và thời gian, Hồ Anh Thái sử dụng tổng hợp nhiều kiểu cấu trúc cốt truyện, trong đó độc đáo nhất là cấu trúc lồng ghép. Câu chuyện về một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà, nửa bạn nửa tình nhân gặp nhau sau 16 năm xa cách, nay muốn trao thân cho nhau lần đầu tiên, nhƣng lại bị nhốt trong chung cƣ tách biệt với thế giới bên ngoài suốt tám ngày bảy đêm. Trong thời gian đó họ vừa phải xoay sở tìm cách chống chọi với cái đói khát, vừa phải tìm cách thoát ra ngoài một cách êm đẹp để không bị phát hiện (vì ngƣời đàn bà vốn là vợ một ông Vip danh tiếng). Lồng ghép với câu chuyện về ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà này là hàng loạt những câu chuyện về những con ngƣời, những cuộc đời khác nhau. Mỗi câu chuyện này lại mở ra một không gian xã hội rộng lớn, với đủ chuyện khôi hài tạo nên chuỗi cƣời dài bất tật. Bắt đầu bằng chuyện về cuộc đời Họa sĩ chuối hột với thói quen khỏa thân, những cuộc tình chóng vánh, những màn trình diễn nghệ thuật sắp đặt và những vụ làm ăn kì quái. Theo dòng hồi tƣởng của ngƣời đàn bà là câu chuyện về bà mẹ năm lần đò và những cuộc phiêu lƣu, câu chuyện về chính cuộc đời mình một bƣớc lên “bà”, trở thành mệnh phụ phu nhân và những kỉ niệm về đứa trẻ tật nguyền - thằng Cá….

Còn ngƣời đàn ông lại trở về quá khứ với cuộc gặp gỡ kì lạ với ngƣời đàn bà, khi xƣa còn là một cô sinh viên và cả những chuyến đi dọc theo đất nƣớc, chứng kiến biết bao câu chuyện bi hài về nhân tình thế thái. Lối cấu trúc này giúp nhà văn thỏa sức bao quát, phản ánh hiện thực rộng lớn với đủ loại ngƣời, đủ các vấn đề nóng hổi, ở mọi lĩnh vực khác nhau, mà không gặp sự trở ngại nào. Từ chuyện bị nhốt ở chung cƣ, nhà văn có thể nói về các khách sạn, nhà nghỉ mọc lên nhƣ nấm, là nơi hẹn hò, ngoại tình của đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi lớp ngƣời. Từ chuyến du lịch của ngƣời đàn ông khi xƣa mở ra thực trạng du lịch thời mở cửa, mà tác giả gói gọn trong ba từ: “du lịch rác”, không chỉ là rác thải gây ô nhiễm các danh lam thắng cảnh, mà còn là những hạt sạn

trong văn hóa du lịch, khi những nét truyền thống đang bị mai một, pha tạp. Theo chân ngƣời đàn bà bƣớc thành vợ Vip, bản chất của giới quan chức của thời mở của dần dần hé lộ: tham nhũng, hối lộ, giả dối, bịp bợm… Kiểu cốt truyện lồng ghép qúa khứ, hiện tại này thƣờng thấy trong tác phẩm của Bảo Ninh, Y Ban, Châu Diên, Phan Thị Vàng Anh… Song nếu nhƣ các tác giả này chú trọng miêu tả dòng tâm trạng, cảm xúc, thì Hồ Anh Thái lại thiên về kể các sự kiện, cung cấp thông tin khiến cho tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống đang có nhiều biến động.

Kiểu cấu trúc lồng ghép ở Mười lẻ một đêm thuộc xu hƣớng lắp ghép liên văn bản của tiểu thuyết hiện đại, “tạo dựng các mảnh cốt truyện, sắp xếp không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngƣợc theo ý đồ tác giả, tạo ra truyện trong truyện. Những tình huống, cảnh ngộ, biến cố nhƣ không có quan hệ, liên đới đƣợc xích lại gần nhau” [18, 284]. Sự lắp ghép này luôn gắn với việc di chuyển điểm nhìn linh hoạt của ngƣời kể chuyện (Phần này sẽ đƣợc trình bày rõ hơn ở chƣơng sau).

Như vậy, có thể nói việc cấu trúc cốt truyện của Hồ Anh Thái rất đa dạng, phong phú, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật không ngừng của nhà văn. Các kiểu cấu trúc cốt truyện thể hiện quan niệm, cách nhìn của nhà văn về hiện thực cuộc sống đương đại, góp phần tạo nên tiếng cười trào phúng với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Nó cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn độc giả trong nước và quốc tế.

* Tiểu kết:

Chúng tôi đã trình bày một số đặc điểm nghệ thuật trào phúng của Hồ Anh Thái trên ba phƣơng diện: nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống trào phúng và các cấu trúc cốt truyện độc đáo góp phần tạo nên tiếng cƣời trào lộng. Ở hai tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cườiMười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã cho thấy những thay đổi trong nghệ thuật xây dựng

nhân vật so với những tác phẩm viết ở thời kỳ đầu. Bằng nhiều thủ pháp độc đáo, mới lạ, Hồ Anh Thái đã tạo nên hệ thống các nhân vật nghịch dị và vô danh, thể hiện cách nhìn hài hƣớc về con ngƣời. Về tình huống, ngoại trừ một số tình huống kỳ ảo, còn lại hầu hết tình huống truyện của Hồ Anh Thái đều là những tình huống đời thƣờng nhƣng chứa đựng nhiều yếu tố mâu thuẫn và nghịch dị, làm bật lên tiếng cƣời nhiều sắc thái khác nhau. Hồ Anh Thái đặc biệt có sở trƣờng về những kiểu truyện không có cốt truyện, ở đó nhà văn khéo léo xâu chuỗi các chi tiết trào phúng, kết dệt nên những câu chuyện tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng đặc biệt khôi hài. Ngoài ra, các cấu trúc truyện phân mảnh hay lồng ghép cũng là những cách phá vỡ cốt truyện truyền thống để phát huy khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống và tạo điều kiện cho nhà văn thoả sức tạo ra những tiếng cƣời trào phúng.

Chƣơng 3

PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT, GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRONG SÁNG TÁC TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI 3.1. PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT

Đọc các tác phẩm Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười Mười lẻ một đêm, độc giả luôn bị cuốn hút bởi một lối kể chuyện hài hƣớc, hấp dẫn, thông minh và rất có duyên của tác giả. Hồ Anh Thái đã thực sự làm mới phong cách của mình bằng những phƣơng thức trần thuật độc đáo, khác với những sáng tác thời kì đầu nhƣ: Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, Mảnh vỡ của đàn ông… Ở Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười và tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, chúng tôi nhận thấy nhà văn sử dụng một số thủ pháp độc đáo trong cách kể nhƣ: Mở đầu và kết truyện hóm hỉnh, bất ngờ, các cách thức trần thuật dẫn dắt ngƣời đọc khám phá phát hiện yếu tố hài hƣớc, cuối cùng là kĩ thuật giãn cách và đối thoại độc giả - một nét riêng tạo nên phong cách của Hồ Anh Thái.

3.1.1. Mở đầu và kết thúc bất ngờ, hóm hỉnh

Hồ Anh Thái thƣờng mở đầu truyện rất bất ngờ, đi thẳng vào nhân vật, tình tiết, sự kiện. Cách mở đầu với sự hiện diện của nhân vật chính khiến ngƣời đọc cảm thấy đƣờng đột nhƣng khá thú vị. Chẳng hạn trong Bóng ma trên hành lang đƣợc mở đầu: “Phan không chơi với đám ngƣời lớn đồng nghiệp. Có chơi thì chơi với đám trẻ con lít nhít con cái họ, đứa nhỏ nhất năm tuổi, đứa lớn nhất mƣời hai. Cả các cơ quan thƣờng trú nƣớc ngoài, có năm đứa trẻ thì tối tối Phan cầm đầu cả năm đứa ngồi ngay ngắn trƣớc máy thu hình chỉ để xem một loại phim. Phim ma” [50, 65]. Cách mở đầu tạo sự chú ý đối với ngƣời đọc, bởi những nghi hoặc, sao Phan không chơi với ngƣời lớn trong cơ quan, và phim ma mà mấy nhân vật này hay xem liệu có liên quan gì đến nhan đề “Bóng ma trên hành lang” không? Hay nhƣ Vẫn tin vào chuyện

thần tiên lại là một cách mở đầu khá kì lạ: “Một buổi sáng kia thức dậy ở nƣớc Mỹ, tôi hoảng hồn đã thấy mình trở thành ngƣời Mỹ. Chiếc gƣơng trong phòng tắm, chiếc gƣơng trong phòng ngủ, hai chiếc gƣơng theo chủ nghĩa hiện thực nghiệt ngã, không hề biết nịnh những kẻ trót dại đứng đối mặt với chúng, hai chiếc gƣơng ấy bây giờ đập vào mắt tôi bộ mặt một gã mắt xanh mũi lõ” [50, 74]. Không cần phải vòng vo, đƣa đẩy, tác giả đặt ngay một sự kiện kì lạ lên đầu truyện, cộng thêm những từ ngữ hài hƣớc nhƣ “hai chiếc gƣơng theo chủ nghĩa hiện thực nghiệt ngã”, khiến ngƣời đọc ngay từ đầu đã phải phì cƣời và cũng rất tò mò muốn biết diễn biến tiếp theo câu chuyện. Nếu là một ngƣời khác, có lẽ với một sự kiện mang đậm chất kì ảo nhƣ vậy thì cần chuẩn bị một không gian kì ảo cho tƣơng xứng. Còn Hồ Anh Thái thì không.

Có những truyện, Hồ Anh Thái lại dồn nén sự kiện, thời gian, không gian trong một vài câu mở đầu khiến độc giả nhƣ bị cuốn theo mạch kể khá nhanh. Điển hình nhƣ truyện Anh xe ôm một chăng đường núi: “Mùa xuân. Cô phóng viên trẻ nhớ trong sách nào đó nói mùa này Tây Bắc có hoa ban. Thế là sáng sớm vừa ở Hà Nội, chiều tối cô đã đứng bên đƣờng một thị trấn Tây Bắc” [52, 9]. Hoặc trong Tin thật lòng: “Khéo chọn ngày. Thứ sáu. Cuối tuần. Sôi động có Hãng Liên doanh bảy mƣơi phần trăm vốn ta ba mƣơi phần trăm vốn Tây. Tổng giám đốc ta đích thân chọn ngày phong trạng” [52, 61]. Còn đây là mở đầu của tiểu thuyết Mười lẻ một đêm: “Có một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mƣời một ngày đêm. Mƣời lẻ một đêm. Và mƣời lẻ một ngày”. Vẫn là cách mở đầu đi thẳng vào vấn đề, song ở đây tính hài hƣớc đƣợc bộc lộ rõ hơn bởi sự xuất hiện bất ngờ, dồn dập sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian.

Ở một số truyện, tuy không đi thẳng vào nhân vật, sự kiện, mà bằng lời bình luận, liên tƣởng có liên quan đến chính nhan đề truyện, nhƣng vẫn vô cùng hài hƣớc, hấp dẫn độc giả. Mở đầu truyện Trại cá sấu: “Cần phải sòng

phẳng ngay từ đầu rằng trƣớc tác này không có gì liên quan đến thế giới động vật. Phải nói toẹt ra mất lòng trƣớc đƣợc lòng sau, cơ quan nào có nhiều nữ nhân viên xấu, nhà ai có nhiều con gái xấu, thì đấy… Cái cụm từ đập vào mắt bạn đọc ngay trên tiêu đề “Trại cá sấu” [52, 24]. Còn mở đầu của Phòng khách lại là: “Phòng khách của tôi lại là trƣờng học của tôi. Nói thế lại có ngƣời bảo biết học thì đâu chả là trƣờng đại học. Quán nƣớc chè năm xu của văn nghệ sĩ ngày trƣớc. Vũ trƣờng đêm màu hồng của giới trẻ bây giờ. Cái bờ nƣớc ven Hồ Tây, trẻ con bà già nhem nhuốc lội bì bõm, thò tay qua hàng rào, chạm tay vào những cặp đê mê trong cà phê vƣờn mà xin vỏ lon bia, lon coca. Đấy cũng là trƣờng học” [50, 5].

Hồ Anh Thái cũng có cách kết thúc truyện bất ngờ, làm bật lên tiếng cƣời trào phúng. Truyện Trại cá sấu, kết thúc vừa đột ngột vừa khôi hài. Hai nàng cá sấu sau khi phẫu thuật thẩm mĩ xong thì, nàng cá sấu một biến thành cá sấu hai và ngƣợc lại. Ngƣời đọc không khỏi phì cƣời vì cái kết thúc oái oăm không thay đổi đƣợc tạo hóa. Ở đây, tiếng cƣời mang tính hài hƣớc, chê giễu cái xấu xí, thô kệch của con ngƣời. Trong khi đó, những truyện Bóng ma trên hàng lang, Mây mưa mau tạnh, Chim anh chim em…lại kết thúc đột ngột, bất ngờ bằng cái chết, đọng lại trong lòng ngƣời đọc nhiều trăn trở, suy ngẫm về chuyện đời, chuyện ngƣời. Bóng ma trên hành lang kết thúc bằng cái chết của Mai, vợ Lập. Ngƣời Lập muốn giết là ông Tảo- làm cùng cơ quan nhƣng chính vợ Lập lại mắc vào bẫy điện. Trong Chim anh chim em, cuộc đua chim xem con chim nào tài hơn, hót hay hơn đang đến hồi gay cấn thì ông Thiển chết vì lao ra giữ con chim, rồi rơi từ tầng cao xuống. Kết cục của Mây mưa mau tanh lại lật tẩy sự thật về Bạo với âm mƣu trả thù ông Sếp mà làm hại con gái ông ta. Những kết thúc truyện này gợi nhiều suy ngẫm về bản chất con ngƣời, về sự tha hóa biến chất của con ngƣời trƣớc hoàn cảnh và dục vọng tầm thƣờng.

Có một số truyện kết thúc mở, gợi cảm giác câu chuyện chƣa chấm dứt hẳn, những tình tiết, sự kiện trong truyện dƣờng nhƣ còn lặp lại nhiều lần nữa. Ví dụ nhƣ Bến Ôsin: Bốn cô ôsin đến rồi đi, làm căn nhà của hai vợ chồng rối tung lên vì những chuyện khôi hài của các cô. Nhƣng có lẽ chƣa dừng lại ở cô thứ tƣ, sẽ còn cô thứ năm Ngũ Nƣơng Nƣơng nữa, hứa hẹn sẽ viết tiếp chân dung biếm hoạ về các cô giúp việc thời hiện đại. Hoặc Cả một dây theo nhau đi, kết truyện ngƣời ta thấy hình ảnh hồn ma lang thang trên đƣờng phố, trên tay cầm cái mũ phớt nhờ ngƣời đi đƣờng đƣa hộ cho một ngƣời. Ai cầm cái mũ ấy biết đâu lại gặp tai họa, lại nối dài thêm cái dây chạy tiếp sức. Cách kết thúc truyện nhƣ vậy gợi cảm giác về sự tiếp nối, tồn tại của những cái xấu, những cái tiêu cực, đáng cƣời. Chúng chƣa hoàn toàn bị loại bỏ khỏi cuộc sống mà vẫn ngang nhiên hiện diện trong con ngƣời và cuộc sống. Gấp lại trang sách, tiếng cƣời và dƣ âm của câu chuyện vẫn còn đọng lại trong lòng ngƣời đọc.

3.1.2. Cách thức trần thuật tạo tiếng cƣời trào phúng

Để kể một câu chuyện, tác giả phải chọn một chỗ đứng cũng nhƣ tạo ra khoảng cách nhất định: hoặc là tham dự trực tiếp vào câu chuyện hoặc đứng ngoài diễn biến câu chuyện và kể lại. Việc xác định vị trí trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của tác phẩm văn học. Khảo sát hai tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối và nhà cười và tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, chúng tôi nhận thấy cách thức trần thuật tham dự ngôi thứ nhất, trần thuật khách quan của Hồ Anh Thái có nhiều nét đặc sắc, góp phần tạo nên tiếng cƣời trào phúng mang phong cách riêng của nhà văn.

3.1.2.1. Trần thuật ngôi thứ nhất

Ngƣời trần thuật hay còn gọi là ngƣời kể chuyện tham dự trực tiếp vào diễn biến câu chuyện nhƣ là một nhân vật xƣng “tôi”. Hồ Anh Thái thực sự có biệt tài với hình thức trần thuật này. Đa số truyện ngắn trong hai tập Tự sự 265

ngày Bốn lối vào nhà cười đƣợc trần thuật ở ngôi thứ nhất. Nhân vật “tôi” tham dự vào câu chuyện, kể lại diễn biến câu chuyện theo cách nhìn, cách cảm của ngƣời trong cuộc, khiến câu chuyện trở nên chân thực và sinh động. Ngoài ra, điểm nhìn trần thuật đƣợc đặt vào nhân vật “tôi” nên qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi”, ngƣời đọc thấy đƣợc tính cách, tình cảm cũng nhƣ thái độ của anh ta đối với sự việc con ngƣời đƣợc kể trong câu chuyện.

Nhân vật “tôi” có khi đóng vai trò nhƣ một nhân vật chính, kể lại câu chuyện của chính mình (Phòng khách, Tờ khai visa, Vẵn tin vào chuyện thần tiên, chạy quanh công viên mất một tháng); hoặc nhân vật “tôi” chỉ đóng vai trò là nhân chứng, kể lại những chuyện của ngƣời khác mà anh ta biết (Sân bay, Mưa mau tạnh, Trại cá sấu, Cây Hoàng Lan hóa thành cây si, Hàng xóm ở Settle, Chợ…). Dù kể chuyện mình hay kể chuyện ngƣời khác, ngƣời kể chuyện cũng tỏ ra sắc sảo, tinh quái trong việc phát hiện những yếu tố hài hƣớc ở con ngƣời và cuộc sống xung quanh, rồi kể lại một cách hóm hỉnh, thú vị. Kể chuyện của mình, nhân vật “tôi” cho ngƣời đọc cùng trải nghiệm những tình huống dở khóc dở cƣời nhƣ: bỗng nhiên một ngày trở thành ngƣời Mỹ mắt xanh mũi lõ, khiến gia dình ngƣời yêu phát hoảng, hủy bỏ hôn ƣớc; bị bốn mẹ con mặt lƣỡi cày lƣỡi cuốc cong vênh săn đuổi vì thích lấy Mỹ (Vẫn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 76)