Các thủ pháp lạ hóa ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 106)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.3.Các thủ pháp lạ hóa ngôn ngữ

Ngôn ngữ trong sáng tác của Hồ Anh Thái giản dị, gần gũi với đời sống. Nhƣng vẫn tạo cảm giác thú vị, mới lạ đối với ngƣời đọc. Đó là bởi, nhà văn đã sử dụng nhiều thủ pháp làm lạ hoá ngôn ngữ. Hồ Anh Thái vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian, tạo nên sự mới lạ và hài hƣớc khi đƣợc sử dụng trong phù hợp những ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ phê phán thói trăng hoa của bà mẹ “Càng già càng dẻo càng dai/ Bế cháu kêu nặng cõng giai trèo tường”, (Cây hoàng lan hoá thành cây si); nghi ngờ các loại lái: “Lái tàu lái lợn lái xe/ Cả ba lái ấy đừng nghe lái nào” (Anh xe ôm một

chặng đường núi) và hàng loạt các câu khác: Rau nào sâu ấy, ki cóp cho cọp

Nét đặc sắc và cũng là hiệu quả tạo tiếng cƣời của lối sử dụng ngôn ngữ dân gian của Hồ Anh Thái còn ở chỗ ông sáng tạo những thành ngữ mới, những câu văn vần vè hiện đại đầy tính hài hƣớc, châm biếm hƣớng vào đối tƣợng nhƣ: phê phán chuyện ngoại tình bồ bịch: “Chị viện phó em chó què”, “Cho gà ăn thịt gà”, “Ngủ Gia Lâm, đâm Thái Hà, chó Nhật Tân, vần Hồ Tây”, “Có mà yêu cá trong niêu cho chó mèo tiêu một bữa”, thói hám lợi: “Con gì ăn lắm nói nhiều/ mau già lâu chết mồm kêu tiền tiền”. Nhà văn cũng sáng tạo bằng cách thêm vế vào các thành ngữ cũ, bổ sung sắc thái hài hƣớc: “Bên này nát một đời hoa, bên kia lụi ba đời chuối, Trạng chết chúa cũng băng ” ; “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con mòn a xít” ; “Một người làm quan cả họ được nhờ, một người làm thơ cả họ bơ phờ”... Hồ Anh Thái đã làm sống lại ngôn ngữ dân gian, tất nhiên là làm cho nó hiện lên với dáng vẻ hiện đại, đó cũng là một cách Hồ Anh Thái gây cƣời cho độc giả, thể hiện sự hiểu biết phong phú cũng nhƣ năng lực ngôn ngữ của nhà văn.

Nhà văn cũng rất chú trọng phiên âm từ ngữ nƣớc ngoài theo cách dễ hiểu nhất và tạo nên nhiều tiếng cƣời thú vị. Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy mật độ sử dụng những từ phiên âm rất lớn:

em xi dẫn chƣơng trình (MC), quĩ quĩ Pho quĩ Phi lip, Kô tếch oai, Xop tina, công phet ti, hát pờ lây bec, trang oép trên mạng in tơ nẹt, Pari mát, Niu oóc kờ, sinh gum với cun- e, phiu chơ, con xì tít hai trăm rưỡi xê xê... Ngoài ra, nhà văn nhiều khi đƣa nguyên xi cả ngôn ngữ của điện thoại di động vào tác phẩm, tạo nên những sự hiểu lầm đáng cƣời. “May tim cho tao xem lao hoa si trong chuoi hot o dau, bao no ve ngay. Me no chet.” Chính ngôn ngữ này lại gây nhiều cách hiểu hoặc làm cho ngƣời nhận nó chẳng hiểu nổi, dẫn đến những tình huống hài hƣớc “Tao deo hieu may noi gi tao dang deo mot em den nha hat lon em me xem hat tao thi chieu.” Những từ phiên âm nƣớc ngoài một cách lộ liễu cộng với việc đƣa ngôn ngữ của tin nhắn điện thoại di động nhiều

khi cho thấy sự ngô nghê, hài hƣớc của các nhân vật, hoặc góp phần diễn tả những cái lộn xộn trong văn hóa ứng xử, và trong cuộc sống nói chung của con ngƣời hôm nay.

Hồ Anh Thái cũng có nhiều cách kết hợp từ độc đáo thể hiện yếu tố hài hƣớc trong ngôn ngữ của tác giả. Nhà văn thƣờng đặt cạnh nhau những từ, những cụm từ để tạo nên cách nói mới, có ý nghĩa tổng hợp và sắc thái biểu đạt nhƣ: “lanh chanh bật le te chèn ngang chèn dọc” (Anh xem ôm một chặng đường núi); “Nghệ thuật phải bị nhiễu, bị lẫn lộn nhem nhuốc trong cái nồi lẩu hầm bà lằng hổ lốn tạp pí lù.” (Chơi) ; “Cả một thế giới xôn xao dâng trào xối xả là thế cứ ri rỉ chảy qua ngòi bút, lảnh cách qua máy chữ, xọc xạch qua máy vi tính mà vào trang giấy phẳng lì trắng dã mắt nhìn lại” (Tự truyện)...

Có ý kiến cho rằng, Hồ Anh Thái lạm dụng ngôn ngữ, không lựa chọn, không trau chuốt, viết nhƣ thế e rằng đi ngƣợc tiêu chí nghệ thuật của văn chƣơng. Nhƣng thực tế, Hồ Anh Thái ý thức rất rõ về sức mạnh của ngôn ngữ trong việc diễn đạt đƣợc cái nhịp sống đang cuồn cuộn, gấp gáp từng giờ từng phút. Những dòng thác ngôn từ tràn lên trang giấy ồ ạt, bất chấp các giới hạn, chuẩn mực ấy đã giúp Hồ Anh Thái mở ra một nhà cƣời trƣớc mắt ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 106)