Ngôn ngữ thị dân hiện đại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 102)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1.Ngôn ngữ thị dân hiện đại

Có thể nói, trong cả 3 tác phẩm nêu trên, Hồ Anh Thái đều đƣa vào tác phẩm thứ ngôn ngữ thị dân hiện đại, giản dị, tự nhiên, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Những từ ngữ nhƣ: điên lắm, khỉ thật, không xong rồi… xuất hiện với tần suất lớn trong lời đối thoại. Ngay cả những khẩu ngữ, từ ngữ thô tục cũng đƣợc phép xuất hiện: “Bỏ cha, cái giọng ấy quen thật, hay chính chủ nhiệm chửi đểu chửi đùa?” (Chơi); hoặc là “Nó gạt tay tôi ra, chùng chân xuống tấn, bỏ tay tao ra đánh bỏ mẹ bây giờ” (Làn ranh giới); “Giáo sƣ Một cũng bất ngờ. Chếc mẹ tui. Hắng bỏ bom tui. Hôm nay toàn tổ không họp ở

nhà Xí nên Xí đến đây nghe.” (Mười lẻ một đêm)… Những tiếng lóng cũng đƣợc sử dụng đậm đặc trong tác phẩm, tái hiện cuộc sống hiện đại nhƣng lại lộn xộn, ngổn ngang: “Bảo chúng nó nhá, chúng nó cặp nhiệt độ nhau thì phải kiếm chỗ cho bất khuất, đừng có Nghĩa Lộ quá trƣớc mắt bà, bà Lũng lên, bà thịt băm cho mấy nhát thì anh ả đứt phựt dây đàn.”( Trại cá sấu) Hoặc “Đƣờng đèo dốc lấy đƣợc tiền ngƣời ta là đi nhƣ không biết chết. Kẹp chả hai ngƣời nhƣ thế còn là ít, có đứa kẹp ba mà cứ lao phăm phăm. Bọn ấy

chán cơm thèm đất thích ăn chuối xanh. Đang cƣời tóe loe vụt một cái lên

bàn thờ ngửi hƣơng trầm buôn hoa quả nhƣ không.” (Anh xe ôm một chặng đường núi); “cứ thế giá áo lên cao giá quần tụt xuống, điện thoại di động để chế độ rung quần để chế độ treo” (Mười lẻ một đêm)… Bên cạnh đó còn hàng loạt các từ lóng khác nhƣ: cá sấu (cô gái xấu xí), tay bắt chuồn chuồn (hấp hối), băng kẹo đồng (đạn), bộ cánh Adam (khỏa thân)… Những tiếng lóng khiến cho ngôn ngữ truyện của Hồ Anh Thái trở nên sinh động, hài hƣớc và làm rung chuyển cả lối văn trang trọng.

Thêm vào đó, cấu trúc câu trong tác phẩm cũng có xu hƣớng thị dân hoá, “Có ngày thằng ấy giết tôi, nó định làm tôi tịt đẻ, mày đừng tƣởng có cái ô thứ trƣởng đã là to” (Bóng ma trên hành lang). “Tao cho mày một mồi lửa thiêu quán trọ thì chủ tớ nhà mày phải đăng ký địa chỉ từ thiện mà ngửa tay ăn xin” (Mây mưa mau tạnh). “Chuyện của các cô ấy nhạt, nhạt nhƣ nƣớc ốc, nƣớc ốc gọi bằng cụ” (Tự truyện) “Chả nhẽ tôi tua lại cái băng văn phòng tôi sáng nay rằng nó là thƣơng nhân nhìn đâu cũng thấy tiền, không gì qua mắt đƣợc nó, lại những 37 tuổi đầu, nó không thèm cho ai uống nhầm thuốc thì thôi.”(Chợ) Hay “Chịu. Chịu tức là không thua nhƣng mặc kệ. Chán chẳng buôn nói. Từ nay anh ả muốn làm gì tuỳ ý”. (Mười lẻ một đêm) Dƣờng nhƣ nhà văn bê nguyên xi lối diễn đạt suồng sã của đời sống thị dân vào tác phẩm, nó khiến “câu cú vƣợt qua cấu trúc thông thƣờng, những dấu phẩy dấu chấm

đƣợc đặt vào vị trí mới một cách sáng tạo” [50, 225]. Tiếng cƣời bật lên ngay từ đầu bởi cách diễn đạt hài hƣớc nhƣ thế.

Điều đáng chú ý là nếu nhƣ các nhà văn lớp trƣớc nhƣ Vũ Trọng Phụng hay Nguyên Hồng sử dụng kiểu ngôn ngữ thị dân này để khắc họa đặc điểm của tầng lớp dƣới, thì Hồ Anh Thái lại dùng kiểu ngôn ngữ thị dân để phản ánh những nhân vật thuộc tầng lớp trí thức, nghệ sĩ. Đó là một phƣơng cách để thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của nhà văn về lớp ngƣời này. Ngoài ra, với cách sử dụng đậm đặc ngôn ngữ thị dân hiện đại, Hồ Anh Thái đang xoá mờ ranh giới ngôn ngữ văn chƣơng và cuộc sống, tạo ra một lối ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi, thể hiện rõ xu hƣớng đơn giản hoá của ngôn ngữ thời đại mới. Đây cũng là một cách nhà văn đối thoại trở lại với các sáng tác truyền thống, thể nghiệm một lối văn khác biệt, đậm dấu ấn cá nhân.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 102)