Con ngƣời trong sáng tác trào phúng của Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 37)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2.Con ngƣời trong sáng tác trào phúng của Hồ Anh Thái

Trong một cuốn sách của Hồ Anh Thái đƣợc dịch và giới thiệu ở nƣớc ngoài, nhà văn Mỹ Wayne Karlin nhận xét: “Hồ Anh Thái là nhà văn ít ảo tƣởng vào con ngƣời”. Nhận định này có lẽ đúng với tác phẩm mang đậm tính trào phúng trong những năm gần đây của Hồ Anh Thái. Với một cái nhìn nhiều chiều và sâu sắc về con ngƣời, nhà văn nhanh chóng phát hiện những góc khuất, những cái bất ổn của con ngƣời trƣớc sự tác động của cơ chế mới, nền kinh tế thị trƣờng. Hai tập truyện Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười và tiểu thuyết Mười lẻ một đêm là những tác phẩm xuất sắc của Hồ Anh Thái trong vòng mƣời năm trở lại đây. Ở những tác phẩm này, ngƣời đọc có thể nhận thấy cái nhìn rất đời thƣờng, giản dị, gần gũi đến mức suồng sã về con ngƣời trong thời đại này. Không còn hình ảnh con ngƣời với những lý tƣởng cao cả, vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách, trong những tác phẩm này, con ngƣời hiện lên với những nét xấu xí, méo mó từ ngoại hình đến bản chất. Hình ảnh con ngƣời nhỏ bé đời thƣờng đã đƣợc phép bƣớc vào tác phẩm văn học nhờ sự thay đổi về quan niệm, sự mở rộng đề tài thế sự, đời tƣ của các nhà văn thời đổi mới. Nhƣng hiếm nhà văn nào nhƣ Hồ Anh Thái phản ánh sinh động cái thế giới con ngƣời nơi phồn hoa đô hội với biết bao cái xấu, cái lố lăng, kệch kỡm đang quay cuồng với tiền bạc, danh vọng, lợi ích cá nhân.

Nét đặc sắc và độc đáo ở Hồ Anh Thái là hƣớng ngòi bút và sự quan tâm vào lớp công chức, trí thức, tầng lớp thị dân. Ở lớp ngƣời nào, nhà văn

cũng nhìn thấy cái xấu, cái đáng cƣời từ bên ngoài đến bên trong con ngƣời, từ công việc đến lối sống của chính họ.

Giới công chức hiện đại với đời sống bằng lặng, quẩn quanh và những thói xấu đáng ghét. Hồ Anh Thái viết khá nhiều và viết rất hài hƣớc về thế giới công chức, trí thức trong xã hội hiện đại. Có lẽ bởi bản thân Hồ Anh Thái cũng là một công chức, một ngƣời trí thức (Hồ Anh Thái là tiến sĩ văn hóa phƣơng Đông hiện là cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại Giao), nên ông có một cái nhìn rất chân thật, sinh động về những ngƣời làm việc trong công sở. Lớp ngƣời công chức, trí thức đƣợc nhà văn khắc họa khá rõ nét và tập trung ở truyện ngắn Tự sự 265 ngày, một trong những tác phẩm đầu tiên đƣợc Hồ Anh Thái viết theo cảm hứng và bút pháp trào phúng. Theo tác giả con số 265 ngày là số ngày đi làm ở công sở, sau khi đã trừ đi 100 ngày nghỉ theo chế độ 2 ngày nghỉ trong một tuần.

Trong 265 ngày ấy, hàng loạt cái xấu, cái hài hƣớc, rởm, bịp bợm của nhiều công chức đƣợc nhìn nhận và phản ánh sâu sắc.

Qua cái nhìn trào lộng của Hồ Anh Thái, hình ảnh của công chức hiện lên với vẻ bề ngoài đầy vẻ sang trọng, cao quý nhƣng bản chất lại đầy dục vọng và thủ đoạn xấu xa. Những truyện: Phòng khách, Tờ khai visa, Sân bay, Bóng ma trên hành lang đặt cạnh nhau nhƣ một quá trình công chức, trí thức thực hiện giấc mơ xuất ngoại, giấc mơ đến nƣớc Mỹ. Để thực hiện mục đích, ngƣời ta sẵn đánh đổi tất cả bằng mọi âm mƣu, thủ đoạn. Bắt đầu từ việc tìm kiếm chuyến xuất ngoại, trong Phòng khách, giới trí thức thủ đô có dịp gặp giới ngoại giao, tiền đề của lời mời đến sứ quán dự tiệc chiêu đãi… Các giáo sƣ chuyên gia phân tích xác ƣớp vẫn cầm ly cốctai lƣợn vè vè khắp phòng tìm đầu ra ngoại quốc…. Con ngƣời không ngại chen lấn, xô đẩy nhau để đƣợc một xuất đi nƣớc ngoài. Rồi lại phải xếp hàng dài khổ sở vất vả khai hết 35 mục trong Tờ khai visa. Hàng trăm ngƣời đứng chờ dƣới cái nắng chang

chang trƣớc cổng sứ quán mà tác giả gọi vui là “cửa ngõ vào nƣớc Mỹ”. Có những ngƣời đã làm xong visa, chuẩn bị bƣớc lên máy bay rồi lại bị hủy chuyến xuất ngoại. Bởi trƣớc đó đã có đơn tố cáo, hoặc sự cố nào đó. Trong

Sân bay, tác giả cho thấy cuộc tranh giành suất đi nƣớc ngoài nhiều khi thật gay gắt, khốc liệt. Những ngƣời cùng cơ quan với nhau, là đồng nghiệp với nhau nhƣng vẫn sẵn sàng lập mƣa hại nhau nhƣ: chụp ảnh riêng tƣ của nhau để đe dọa, hoặc khủng bố tinh thần…để chiếm đƣợc chuyến xuất ngoại. Ngay cả khi đã ra nƣớc ngoài và làm cùng công sở, những con ngƣời này vẫn ghen ghét và đố kị lẫn nhau. Trong truyện Bóng ma trên hành lang, chỉ vì một xích mích nhỏ mà Lập, anh chàng tạp vụ âm mƣu giết Tảo, thủ phó cơ quan. Nhƣng cuối cùng, ngƣời chết không phải là Tảo mà là Mai, vợ Lập.

Những chuyện nhƣ: Bãi tắm, Chim anh chim em, Tự truyện…, Hồ Anh Thái tiếp tục khắc họa những khía cạnh khác của giới công chức, trí thức. Và ở chỗ nào, nhà văn cũng thấy cái xấu, đáng cƣời của một bộ phận công chức ngày nay. Thay vì chăm chỉ làm việc, họ lại thƣờng xuyên tụ tập, tán gẫu, thách đố nhau những chuyện vu vơ không ý nghĩa gì (Tự truyện). Hoặc đƣa cả những thú chơi phù phiếm vô bổ vào cả công sở. Cuộc đua chim của cô Diệu và ông Thiển trong Chim anh chim em tạo ra vô số màn hài kịch về thói đua đòi, ghen ăn tức ở. Một ngày làm việc thì có đến 35 lần ông Thiển tính kế vƣợt qua Diệu trong cuộc chạy đua chim... Hồ Anh Thái cũng nhận thấy đằng sau bộ mặt công chức nghiêm chỉnh lại là một lối sống suy đồi, đáng phê phán: “Mƣời một giờ trƣa không ăn cơm bụi với chồng mà đã nháy mắt với thằng kia rồi đấy, thằng kia cũng là ngƣời trong viện chứ đâu phải chim lạc đàn. Thế rồi lặn tít mít đến tận chiều tối đấy, ngủ Gia Lâm, đâm Thái Hà, Chó Nhật Tân, đủ vành đủ vẻ.” (Sân bay)

Không chỉ viết về giới công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về”, Hồ Anh Thái còn có cái nhìn nhiều chiều về tầng lớp thị dân nói chung trong xã hội

hiện đại. Trong nhiều truyện ngắn, Hồ Anh Thái thể hiện cái nhìn không mấy lạc quan về giới trẻ thời nay. Không ít thanh niên đang sống một cuộc sống vô nghĩa lý, phí phạm tuổi trẻ trong những cuộc đua, cuộc chơi đầy nguy hiểm nhƣ Rú: “Đêm nay nó sẽ thả sức mà rú ga mà gào và lạng lách mà lao vút đi mà đổ ập về đâu đó. Tanh bành, tung tóe, rúm ró.” (Chạy quanh công viên mất một tháng). Có những cậu ấm, cô chiêu đƣợc bố mẹ gửi đi du học nƣớc ngoài, thế nhƣng sang nƣớc ngoài rồi thì thực hành tiếng Việt thay cho tiếng Anh…chơi game, đánh bài đánh bạc. Hồ Anh Thái cũng nhìn nhận thực trạng đáng lo ngại về quan niệm và lối sống của một bộ phận thanh niên hiện đại. Đối với họ, tình yêu đơn giản chỉ là những cuộc tình chớp nhoáng, thậm chí còn có thể “sang tay” cho ngƣời khác khi không cần nữa (Mây mưa mau tạnh).

Giới trẻ thì đã vậy, còn đối với ngƣời già, Hồ Anh Thái cũng có nhìn hài hƣớc, nhẹ nhàng. Truyện Hàng xóm ở Seattle là lối sống ngƣời phƣơng Tây qua cái nhìn của ngƣời phƣơng Đông. Nhiều ngƣời phụ nữ luôn dạy con sống tự lập, phải ra ở riêng khi đủ 18 tuổi. Vì vậy, đến khi về già phải sống cô đơn với mấy con mèo già. Cây Hoàng Lan hóa thành cây si lại là những câu chuyện nực cƣời về những bậc hƣu trí đến tuổi nghỉ ngơi nhƣng lại bày đặt yêu đƣơng, kén ngƣời yêu, hoặc tích cực thể hiện vai trò của mình với xã hội thông qua việc sáng tác thơ ca, viết đơn kiến nghị, kiện tụng…Có thể nói, riêng tập truyện Bốn lối vào nhà cười, nhà văn đã đề cập đến nhiều kiếp ngƣời từ anh xe ôm cho đến nhà báo, họa sĩ, nhà văn, đạo diễn; từ những ngƣời giúp việc đến kẻ giàu có... Đối với những ngƣời lao động, Hồ Anh Thái vẫn nhìn thấy những cái xấu trong nếp nghĩ, lối sống, hành động. Đáng chú ý hơn cả là những trang viết về ngƣời giúp việc ơ thành phố, mà ngƣời ta quen gọi là ôsin. Trong Bến ôsin, những ngƣời lao động bình dị, thật thà chất phác ngày nào,

nay lại nhiễm thói xấu ăn cắp vặt, học đòi, dẫn đến những cảnh hài hƣớc, éo le.

Trong tầng lớp thị dân không thể không nhắc đến lớp ngƣời giàu xổi. Đối với lớp ngƣời này, Hồ Anh Thái thể hiện cái nhìn châm biếm, mỉa mai. Đó là một số kẻ giàu có, kiếm tiền nhanh chóng bằng việc buôn ma tuý, rồi thi nhau kéo về Hà Nội mua đất làm nhà đến nỗi “tƣng bừng phô trƣơng chất lƣợng chuyển hóa từ ma túy” (Cả một dây theo nhau đi). Cũng có kẻ bớt xén dự án, tiền không chỉ để mua đất Hà Nội mà còn đƣa con đi du học nƣớc ngoài (Mười lẻ một đêm)…

Vẫn là cái nhìn trào lộng, Hồ Anh Thái còn cho thấy những mặt khuất lấp đầy xấu xa của các quan chức đƣơng thời. Hình ảnh những con ngƣời này đã thấp thoáng xuất hiện ở các tập truyện ngắn, nhƣng phải đến tiểu thuyết

Mười lẻ một đêm mới hiện lên rõ nét. Nhiều ngƣời giữ chức vụ quan trọng nhƣng hóa ra lại bất tài, vô tích sự. Một ông cục trƣởng hợp tác quốc tế lại không biết tiếng Anh, đến nỗi sợ cuống lên khi đƣợc cấp trên cử đi tháp tùng thứ trƣởng đến hội thảo chỉ nói tiếng Anh. Và thật nực cƣời là ngay cả ông thứ trƣởng cũng không biết ngoại ngữ nốt. Hồ Anh Thái cũng thẳng thắn nhìn nhận bao nhiêu tệ nạn tồn tại trong lớp ngƣời này, mà nghiêm trọng nhất là tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức. Mỗi dịp lễ tết, nhà một ông Vip trên Bộ lại nhộn nhịp kẻ ra ngƣời vào. Các sở, ngành, địa phƣơng tíu tít chở quà cáp đến biếu xén, lễ lạt…Bên cạnh các ông “quan to” là các bậc mệnh phụ phu nhân cũng ríu rít tạo thành hội. Các phu nhân suốt ngày ăn chơi, tiệc tùng và cùng nhau tìm mua đất xây trang trại, biệt thự…Mỗi lời nói của các phu nhân đôi khi có sức mạnh ghê gớm, có thể tác động đến việc thăng chức hay phong hàm cho một ngƣời nào đó, nên xung quanh các phu nhân có vô số kẻ xun xoe, nịnh nọt (Mười lẻ một đêm)…

Những học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, nghệ sĩ vốn là những ngƣời ƣu tú, những tinh hoa của thời đại, nhƣng qua cái nhìn giễu cợt của Hồ Anh Thái, họ lại hiện rõ là những ngƣời giả tạo, bất tài, ảo tƣởng và thiếu văn hóa. Có những họa sĩ “chỉ có biệt tài biến tất cả những ngƣời đàn bà từng lên giƣờng với chàng thành họa sĩ, cho dù trƣớc đó họ là cô bán phở, cô kế toán, cô y tá, cô ôsin” (Trại cá sấu). Là họa sĩ nhƣng lại không biết vẽ, mà lại đi làm nhà phê bình hội họa rồi phiêu lƣu với nghệ thuật sắp đặt, ảo tƣởng với những cuộc cách mạng nghệ thuật. Trong Mười lẻ một đêm, những vị giáo sƣ, những nhà văn hóa lớn mới thật khôi hài: đƣợc phong hàm giáo sƣ nhƣng thực chất chỉ là “đi học bổ túc công nông về làm giảng viên đại học”, những công trình nghiên cứu khoa học thực chất là dịch từ tài liệu nƣớc ngoài rồi copy chỗ nọ, dán vào chỗ kia mà thôi. Thậm chí có nhà văn hóa lớn, ngƣời nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, nhƣng từ cử chỉ, hành động đến lối sống đều thể hiện là ngƣời thiếu văn hóa. Trong một cuộc hội thảo quốc tế, mỗi đại biểu chỉ đƣợc phát biểu 10 phút, nhƣng riêng giáo sƣ Một lại rông dài đến 30 phút, khiến cả Phó Thủ tƣớng chẳng còn thời gian phát biểu. Hội thảo thì phải lấn thêm nửa tiếng buổi chiều, chiêu đãi sứ quán cũng phải lùi lại. Tất cả cứ thế xô đẩy nhau. Trong buổi tiệc chiêu đãi, khi mọi ngƣời chăm chú nghe Phó Thủ tƣớng phát biểu, thì giáo sƣ Một lại vục đầu vào ăn. Nhai chòm chọp, chèm chẹp, vung vẩy, bốc bải, ngổn ngang. Nhƣng tất cả chƣa đáng sợ bằng việc giáo sƣ – nhà văn hoá mỗi lần đi qua tƣợng đài lại tiểu tiện một bãi, cho dù bị nhắc nhở lập biên bản cũng không chừa. Giáo sƣ Hai lại có cái tất xấu đến kì dị: thích cầm tay, cầm chân sinh viên nữ xinh đẹp đến mức không dứt ra đƣợc…Có thể nói hình ảnh con ngƣời trong sáng tác trào phúng của Hồ Anh Thái rất phong phú và sinh động, với nhiều loại ngƣời, ở các địa vị, hoàn cảnh sống khác nhau.

Qua cái nhìn trào lộng của Hồ Anh Thái, con người hiện đại thực sự đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết, lệch lạc từ trí tuệ, nhân cách cho đến lối sống. Có những cái xấu chỉ đáng cười cợt, nhưng có những cái xấu cần phải lên án và triệt tiêu đi.

*Tiểu kết

Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười Mười lẻ một đêm, tuy chƣa phải là tất cả những sáng tác trào phúng của Hồ Anh Thái, nhƣng là những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu thể hiện rõ cách nhìn, quan niệm của nhà văn về con ngƣời và cuộc sống đƣơng đại. Bằng một lối viết đặc biệt, Hồ Anh Thái đã tạo những tiếng cƣời trên từng trang viết. Và bằng tiếng cƣời đó, nhà văn phanh phui những cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại đang nghiễm nhiên tồn tại ở con ngƣời và cuộc sống. Tuy nhiên, tiếng cƣời đó không chỉ đơn giản là tiếng cƣời vui vẻ, cƣời thỏa hiệp với cuộc sống mà đằng sau tiếng cƣời ấy, nhà văn muốn ngƣời ta đọc, nhìn nhận lại chính mình và cuộc sống này, đang ngổn ngang những cái xấu có khi ngay trƣớc mắt, có khi ẩn khuất bên trong. Nhƣng dù thế nào cũng cần loại bỏ nó, hoặc chấn chỉnh lại, tuy nhiên không phải trong một sớm một chiều, có thể sẽ phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để thay đổi.

Chƣơng 2

NHÂN VẬT, TÌNH HUỐNG VÀ CỐT TRUYỆN TRONG SÁNG TÁC TRÀO PHÚNG CỦA HỒ ANH THÁI 2.1. NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG

Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công và giá trị của tác phẩm văn xuôi tự sự. Văn học thời kì đổi mới đã đánh dấu những cách tân táo bạo trong việc xây dựng nhân vật văn học. Điều này một phần xuất phát từ quan niệm về con ngƣời, “Con ngƣời nhỏ bé và dị biệt đến nỗi nó chỉ là đại diện duy nhất của chính bản thân nó. Con ngƣời phong phú đến mức mỗi cá nhân không ai thay thế đƣợc nó. Nhà văn không chú tâm xây dựng nhân vật điển hình” [18, 270]. Bởi vậy, không ít ngƣời cho rằng, văn học thời kì này đang chứng kiến sự biến mất của nhân vật điển hình. Nhân vật không có tính cách tiêu biểu hoặc từ chối những mẫu mực có sẵn. Những khái niệm về nhân vật có tên tuổi, lí lịch, câu chuyện có tình tiết, kết cấu không còn giá trị nữa. Trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng… hầu nhƣ không thấy bóng dáng của nhân vật điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn trong cuộc đời, thay vào đó là đủ mọi hạng ngƣời trong cuộc sống, với những nét riêng, cá biệt không tiêu biểu cho bất cứ ai. Nghiên cứu ba tác phẩm: Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy nhà văn cũng đi theo xu hƣớng này khi xây dựng nhân vật, tuy nhiên tác giả đã sáng tạo thủ pháp độc đáo của riêng mình để tạo nên hệ thống nhân vật mang đậm chất trào phúng.

2.1.1. Nhân vật nghịch dị

Nghịch dị là “một kiểu tổ chức hình tƣợng nghệ thuật dựa vào sự huyễn tƣởng, vào tính trào phúng, tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tƣơng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 37)