Giọng điệu triết lý

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 100)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.4. Giọng điệu triết lý

Nếu nhƣ giọng điệu hài hƣớc, châm biếm, giễu nhại nhƣ là một phƣơng thức để phản ánh cuộc sống, thì giọng chiêm nghiệm triết lí là những thông điệp, những ngẫm suy của nhà văn đối thoại với bạn đọc.

Nhà văn thƣờng gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc về con ngƣời và cuộc sống hiện đại thông qua các nhân vật trong tác phẩm. Đi du lịch dọc chiều dài đất nƣớc, ngƣời đàn ông trong Mười lẻ một đêm tận mắt chứng kiến nhiều điều bất ổn về những gì đang xảy ra ngay trên đất nƣớc này: “Du lịch tự phát, du khách thực dân làm hỏng ngƣời bản địa. Ngƣời bản địa làm hỏng cảm xúc du khách. Chỉ còn có thiên nhiên là không làm gì cho ta giận. Thiên nhiên vẫn làm cho ta yêu nó mà không bắt buộc phải yêu lại ta. Thiên nhiên vẫn khiến ta

yêu nó chừng nào chƣa bị những cái đầu du lịch xông vào tân trang mông má vôi ve cho nó” [55, 136]. Có những ngƣời nhận thấy rõ ràng những điều chƣớng tai gai mắt trong cuộc sống, muốn làm điều gì đó nhƣng rút cuộc lại phải từ bỏ lý tƣởng của mình, giống nhƣ ngƣời đàn bà trong Mười lẻ một đêm: “Từ lúc nào chị đã từ bỏ ý nghĩ sửa sang thế giới. Ngƣời ta phải sửa sang chính mình cho phù hợp với thế giới”. Đó là sự thức nhận về cái “tôi” trong thời đại này, một cái tôi rạn vỡ, hoài nghi, hiểu về giới hạn nhỏ bé của mình.

Giọng điệu triết lý cũng thể hiện cách nhìn, quan niệm về sự tồn tại của con ngƣời trong cuộc đời này. Sống trong một xã hội văn minh, hiện đại, con ngƣời đang kết với nhau bằng phƣơng tiện truyền thông: điện thoại di động hoặc internet. Nhƣng khi không có những phƣơng tiện đó, con ngƣời bỗng trở nên tách biệt, lạc lõng. Anh chàng trong truyện Làn ranh giới rơi vào tình cảnh đó. Thông tin cơ bản và phổ biến nhất về anh ta chỉ có thể xác định đƣợc nếu tìm đƣợc số điện thoại ngƣời thân. Và khi không thể biết về những dãy số ấy, con ngƣời nhƣ lạc hẳn ra khỏi thế giới, không liên kết đƣợc với bất cứ một ai. Chƣa lúc nào sự định vị con ngƣời lại chính xác và cũng mong manh nhƣ thế. Và cũng chƣa bao giờ, thân phận con ngƣời lại mong manh thế này: “làn ranh giới giữa một bên là sự sống, một bên là cái chết, một bên là thức tỉnh một bên là mất tri giác, một bên là và một bên là…bao giờ cũng nhẹ, bao giờ cũng mong manh” [52, 169]. Và cuối cùng, nhà văn thức nhận đầy xót xa về cuộc đời: “nhƣng những điều rốt cuộc mà đời ngƣời mang theo hình nhƣ bao giờ cũng nhiều chất ngụ ngôn.” Chất cổ tích luôn ít hơn chất ngụ ngôn, đó mới là bản chất thực của cuộc sống, đời ngƣời. Có thể nói, giọng điệu triết lý ở Hồ Anh Thái không hề khô khan mà nhiều khi rất thú vì, vì nó phảng phất nụ cƣời nhẹ nhàng của tác giả. Một mặt nó tạo thành một mạch liên kết chặt chẽ các mảng hiện thực, mặt khác nó góp phần thể hiện chiều sâu của tác phẩm.

Các giọng điệu không tồn tại tách biệt mà luôn có sự đan cài với nhau. Chúng đan xen vào nhau tạo nên sự phức hợp, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá nhiều chiều của tác giả về hiện thực và tạo nên tiếng cười nhiều sắc thái khác nhau về những vấn đề ngổn ngang trong xã hội. Có thể nói, Hồ Anh Thái đã tạo nên được một chất giọng đặc biệt, giọng điệu trào phúng, cái mà có vẻ văn chương ngày nay đang thiếu, như cách nói của nhà văn Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)