Trần thuật ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 83)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.2.1.Trần thuật ngôi thứ nhất

Ngƣời trần thuật hay còn gọi là ngƣời kể chuyện tham dự trực tiếp vào diễn biến câu chuyện nhƣ là một nhân vật xƣng “tôi”. Hồ Anh Thái thực sự có biệt tài với hình thức trần thuật này. Đa số truyện ngắn trong hai tập Tự sự 265

ngày Bốn lối vào nhà cười đƣợc trần thuật ở ngôi thứ nhất. Nhân vật “tôi” tham dự vào câu chuyện, kể lại diễn biến câu chuyện theo cách nhìn, cách cảm của ngƣời trong cuộc, khiến câu chuyện trở nên chân thực và sinh động. Ngoài ra, điểm nhìn trần thuật đƣợc đặt vào nhân vật “tôi” nên qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật “tôi”, ngƣời đọc thấy đƣợc tính cách, tình cảm cũng nhƣ thái độ của anh ta đối với sự việc con ngƣời đƣợc kể trong câu chuyện.

Nhân vật “tôi” có khi đóng vai trò nhƣ một nhân vật chính, kể lại câu chuyện của chính mình (Phòng khách, Tờ khai visa, Vẵn tin vào chuyện thần tiên, chạy quanh công viên mất một tháng); hoặc nhân vật “tôi” chỉ đóng vai trò là nhân chứng, kể lại những chuyện của ngƣời khác mà anh ta biết (Sân bay, Mưa mau tạnh, Trại cá sấu, Cây Hoàng Lan hóa thành cây si, Hàng xóm ở Settle, Chợ…). Dù kể chuyện mình hay kể chuyện ngƣời khác, ngƣời kể chuyện cũng tỏ ra sắc sảo, tinh quái trong việc phát hiện những yếu tố hài hƣớc ở con ngƣời và cuộc sống xung quanh, rồi kể lại một cách hóm hỉnh, thú vị. Kể chuyện của mình, nhân vật “tôi” cho ngƣời đọc cùng trải nghiệm những tình huống dở khóc dở cƣời nhƣ: bỗng nhiên một ngày trở thành ngƣời Mỹ mắt xanh mũi lõ, khiến gia dình ngƣời yêu phát hoảng, hủy bỏ hôn ƣớc; bị bốn mẹ con mặt lƣỡi cày lƣỡi cuốc cong vênh săn đuổi vì thích lấy Mỹ (Vẫn tin vào chuyện thần tiên); hoặc bị bắt cóc nhầm để thủ tiêu, khi thì đƣợc ở khách sạn thƣợng uyển, khi rơi vào trang trại nuôi gấu, một mình nhân vật tôi phải chiến đấu chống lại bọn bắt cóc. Ngay cả ở trong tình huống nguy hiểm nhân vật tôi vẫn rất hài hƣớc: “Hóa ra hai cái gã A và B đáng lẽ phải bắt một tay Trần Kế nào đó làm giám đốc một công ty nào đó thì lại chôm nhầm phải tôi (…). Không, tôi là tôi, tên tôi thế này, nhà tôi ở số này phố này, tôi là nghiên cứu viên khoa học nhân văn, biết nói thế nào nhỉ, nghiên cứu viên khoa học nhân văn là báo cáo chuyên đề nếu không nộp vào cuối năm nay thì

có thể để cuối năm sau, năm sau nữa nộp cũng đƣợc, vẫn bền vững còn nguyên giá trị” [50, 173)].

Nhiều khi nhân vật “tôi” cũng rất tự nhiên kể về cái xấu của chính mình, có khi chỉ là bệnh đầy hơi, trung tiện bất cứ lúc nào và gây tai họa cho ngƣời xung quanh (Vẫn tin vào chuyện thần tiên); hay là thói buôn chuyện, tán gẫu nơi công sở (Tự truyện); cũng có khi là âm mƣu, thủ đoạn để đạt đƣợc mục đích: “Tôi có thể để mặc gã muốn làm gì ông viện trƣởng thì làm. Tôi không thể để yên cho gã chen ngang vào việc của tôi. Chủ trƣơng của tôi: chỉ có đánh. Tôi có mặt mũi hiền lành nhƣng đàn em của tôi dao búa” [50, 62].

Khi nhân vật “tôi” kể chuyện của mình, điểm nhìn đặt ở nhân vật “tôi”, nên ngƣời kể chuyện thoả sức trực tiếp bộc lộ thái độ, tình cảm, suy nghĩ, đánh giá của mình, câu chuyện vì thế mang màu sắc chủ quan rõ nét. Trong truyện Phòng khách, “tôi” là một chàng trai cao 1 mét 80, khỏe mạnh lại đƣợc học võ, thế mà khi bị bọn cƣớp chống chế, nói ngọt anh giai cho mƣợn con xe thế là: “Tôi làm theo ngay. Tôi dừng xe. Xuống xe. Trao xe. Trong đầu vẫn nhớ mình có võ”. Trấn tính lại, nhân vật tôi mới bộc lộ suy nghĩ: “Tôi phản ứng nhƣ một độc giả trung thành của báo an ninh. An toàn cá nhân đƣợc thấm nhuần triệt để. Năm năm võ Tàu bảy năm võ Tây không bằng võ củ đậu bay” [50, 11]. Đến khi tận mắt chứng kiến bọn cƣớp nghênh ngang đƣa vào trạm xăng thì nhân vật tôi nhƣ phát điên lên: “Đến thế thì tôi chỉ muốn có một que diêm để búng vào vòi xăng. Cũng phải đến thế tôi mới mong đêm nay lũ khốn này lao vào một cuộc đua xe tan đầu nát mặt” [50, 11].

Nhân vật “tôi” nhiều khi có những cách nhìn nhận, đánh giá khôi hài về sự việc, hiện tƣợng xung quanh mình. Trong Sân bay nhân vật “tôi” kể về quá trình từ phòng nghiên cứu đến phòng chờ ở sân bay để ra nƣớc ngoài thực tập. Ở nơi nào nhân vật “tôi” cũng thấy những chuyện hài hƣớc hoặc là những cái xấu cứ ngang nhiên tồn tại: Đám nghiên cứu viên; viện sĩ hàn lâm thì giả tạo:

có mặt vợ thì khen chồng, có mặt chồng thì khen vợ, không có cả hai thì quay ra nói xấu, đồng nghiệp thì tranh giành quyền lợi, nhân viên thì lập mƣu hại sếp. Đám kiều bào trắng trẻo bơ sữa ở sân bay mà nhốn nháo truyện trò gọi nhau í ới. Dù định cƣ ở xứ văn minh vài chục năm vẫn chƣa bỏ thói quen gọi nhau từ bờ ruộng này sang bờ ruộng kia… Ở những truyện nhƣ thế này, nhân vật “tôi” chẳng cần kín đáo, mà cứ tự nhiên, thoải mái bộc lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt của mình đối với những thói xấu khó thay đổi con ngƣời.

Ở những truyện ngắn mà nhân vật xƣng “tôi” kể chuyện ngƣời khác thì nhân vật tôi đều có mối quan hệ nhƣ thế nào đó với ngƣời đƣợc kể. Ngƣời kể chuyện lúc này đều có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân vật chính, đồng thời lại có thể lùi ra xa, quan sát và miêu tả nhân vật, sự kiện ở điểm nhìn bên ngoài. Vì vậy nhân vật, sự kiện hiện lên rõ nét hơn. Do kể chuyện của ngƣời khác mà nhân vật “tôi” đƣợc chứng kiến, không phải ngay từ đầu mọi chuyện sáng tỏ, mà sự thật dần hiện lên qua sự khám phá của ngƣời kể chuyện nên tạo sự tò mò, hấp dẫn đối với ngƣời đọc. Chẳng hạn truyện Mây mưa mau tạnh, ngƣời kể chuyện đã gặp Bạo và Bi Bi thuê nhà nghỉ ở Đoài Na, rồi chứng kiến Bạo bỏ rơi Bi Bi mà suy ngẫm một cách mỉa mai về tình yêu: “cái gọi là tình yêu bốn chục cây số nhƣ thế, quần đảo cả một ngày trời trong phòng trọ nhƣ thế thƣờng cuốn theo chiều gió với xác thịt” [50, 123]. Chỉ đến khi nhân vật “tôi” trực tiếp gặp Bạo mới biết rõ nguyên nhân và âm mƣu trả thù của Bạo thật ghê tởm, đáng sợ.

Có thể nói, cách thức trần thuật tham dự giúp Hồ Anh Thái phát huy tối đa chất hài hƣớc, châm biếm rất có duyên của nhà văn. Ở những truyện này, nhân vật “tôi” đƣợc thoải mái kể chuyện của mình hoặc những chuyện mà mình chứng kiến từ chuyện trong nhà, chuyện cơ quan đến các lĩnh vực xã hội khác. Ngƣời kể chuyện này đóng vai trò xâu chuỗi, kết nối các sự kiện và các câu chuyện nhỏ lẻ. Nhƣ truyện Cây Hoàng Lan hóa thành cây si, nhân vật

“tôi” chứng kiến cuộc kén chồng của bà mẹ tuổi về hƣu mà vẫn đẹp, vẫn duyên. Mỗi ngƣời đàn ông đến là một câu chuyện hài hƣớc về lối sống, hành động giả tạo, lố bịch. Với những kiểu chuyện này, Hồ Anh Thái chứng tỏ tài năng phát hiện và lột tả cái hài. Truyện nhiều khi tản mạn không có cốt truyện, nhân vật chính, xung đột gay cấn nhƣng vẫn hấp dẫn và khiến độc giả phải cƣời dài.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 83)