5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1.1. Nhân vật nghịch dị
Nghịch dị là “một kiểu tổ chức hình tƣợng nghệ thuật dựa vào sự huyễn tƣởng, vào tính trào phúng, tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tƣơng
phản một cách kì quặc cái huyền ảo và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và biếm hoạ” (63, 1053). Trong lịch sử và lí luận văn học, nghịch dị có thể đƣợc xem nhƣ là một thủ pháp của cái hài, nhƣ chính tác giả muốn nó trình bày. Hệ thống nhân vật trong ba tác phẩm nêu trên của Hồ Anh Thái thực sự rất phong phú, đa dạng. Song đều có chung đặc điểm là nghịch dị, nghĩa là mang trong nó những nét, những đặc tính kì dị, xấu xí, thô kệch đến mực dị biệt. Bằng sự gia tăng đậm đặc chất nghịch dị, nhà văn sáng tạo hàng loạt các chân dung biếm họa.
Ở Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy xu hƣớng xây dựng, miêu tả ngoại hình nhân vật mang đậm tính nghịch dị. Các nhân vật thƣờng hiện lên với vẻ ngoại hình xấu xí, thô kệch, thông qua một vài nét vẽ sơ sài hoặc một vài đặc điểm nào đó trên khuôn mặt, dáng ngƣời. Đây là hình ảnh một võ sƣ “Mặt xƣơng xƣơng khả ái (…) một đống mặt, một đống bụng. Võ sƣ chững chạc cân đối. Chỉ mỗi tội chiều cao 1m55. Đàn ông 1m55 là lùn lắm. Dắt cái máy đi là không rõ ngƣời dắt xe hay xe dắt ngƣời”[50, 8]. Hình ảnh những ngƣời đàn ông xấu xí hay trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái. Anh họa sĩ trong Trại cá sấu cũng đƣợc miêu tả rất hài hƣớc: “Thực sự họa sĩ thấp bé nhƣ dải khoai héo, khung ngƣời xộc xệch, đi đứng xiêu vẹo, chỉ có chân phải dẫm vào chân trái mà tự ngã, chẳng cần đồng nghiệp đểu đẩy xô ngáng khoèo xin bát cơm nguội” [52, 30]. Ở một chỗ khác ngƣời đàn ông lại hiện lên với dáng vẻ co ro đến là khôi hài “Xanh, nhỏ, co ro, ngồi ăn cơm đầu gối quá tai. Mùa hè chan bát canh cái ngực lép bốn nghìn năm cứ nhuễ nhõa mồ hôi. (…) Lại còn đánh độc cái quần đùi rộng ống. Hai cẳng chân que tăm dạng ra nhƣ ngồi giữa đống cùng giới với nhau” [55, 65]. Ở những nhân vật này, cái xấu về ngoại hình đƣợc miêu tả có chừng mực, nhân vật hiện lên xấu xí, nhƣng đó là những cái xấu có thật và thƣờng gặp trong cuộc sống, không xa lạ
với chúng ta. Cái xấu ấy tạo nên nét khôi hài ở nhân vật, từ đó bật lên tiếng cƣời hóm hỉnh, nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, ở nhiều nhân vật khác, Hồ Anh Thái miêu tả cái xấu ở ngoại hình đến mức kì dị. Tác giả vẫn tập trung miêu tả khuôn mặt, dáng vẻ nhân vật, nhƣng tất cả đều xấu xí, kệch kỡm đến ghê sợ. Cái xấu ở những nhân vật này dƣờng nhƣ đã vƣợt qua mọi giới hạn, tạo nên hình ảnh dị thƣờng về con ngƣời. Trong Trại cá sấu, hai cô gái nhân vật chính của truyện, mà tác giả gọi là cá sấu 1 và cá sấu 2 tiêu biểu cho cách miêu tả này của Hồ Anh Thái. “Hai nàng (…) một mắt nhìn núi Đôi một mắt nhìn sông Nhị, một thân hình rắn giả lƣơn một thân hình cá trắm lai cá chép trứng, một khuôn mặt sủi cảo một khuôn mặt mƣng mƣng thủ lợn thiu, răng cửa phi nƣớc đại răng hàm đi nƣớc kiệu” [52, 27]. Nếu nhƣ ở trên, các nhân vật dù xấu vẫn có thể nhận ra đó là con ngƣời. Nhƣng với hai cô “cá sấu”, mỗi chi tiết miêu tả là một nét vẽ nguệch ngoạc, phá vỡ mọi chuẩn mực, mọi dấu hiệu để nhận ra đó là con ngƣời, mà đặc biệt là các cô gái. Chân dung của hai cô gái này khiến ta liên tƣởng đến chân dung của Thị Nở trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao: “Cái mặt của thị thực sự là một mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi ngƣời ta có thể tƣởng bề ngang hơn bề dài”. Có sự giống nhau trong cách miêu tả của Hồ Anh Thái, khi tác giả lựa chọn một vài nét xấu tiêu biểu rồi phóng đại lên, khiến cái xấu vƣợt ra khỏi khuôn khổ, trở nên biến dạng, khác thƣờng, tạo đƣợc tiếng cƣời trào phúng, nhƣng cũng gây ám ảnh đối với ngƣời đọc. Trƣớc đây, nhiều ngƣời cho rằng Nam Cao quá “tự nhiên chủ nghĩa” khi miêu tả chân dung Thị Nở. Nhƣng cần phải thấy rằng Nam Cao miêu tả vậy không phải để hạ thấp nhân vật, mà thực chất để tăng thêm bi kịch về hạnh phúc của con ngƣời, Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn nhƣng vẫn là khao khát, ƣớc mơ mà Chí Phèo không bao giờ đạt đƣợc. Còn với Hồ Anh Thái, cách miêu tả xấu về ngoại hình có phần ảnh hƣởng Nam Cao, khi ông liên tiếp so sánh khuôn mặt,
thân hình của hai cô gái với một loạt con vật, đồ vật. Nhà văn miêu tả chân dung nghịch dị không chỉ đơn giản là tạo tiếng cƣời trào lộng, mà chân dung biếm họa ấy còn mở đầu cho nhiều cái đáng cƣời khác. Cô cá sấu 2 dung nhan quái dị đến vậy mà đƣợc chọn làm ngƣời mẫu vẽ tranh, thậm chí đƣợc chọn đóng vai Mỵ Nƣơng trong phim Trƣơng Chi. Những ngƣời xấu xí đến mức ghê sợ nhƣ vậy lại là cảm hứng của hội họa, lại đƣợc vào vai nàng Mỵ Nƣơng, con quan xinh đẹp tuyệt trần. Thật kệch kỡm và lố bịch hết mức! Chân dung biếm họa của các nàng cá sấu trở thành sự mỉa mai giễu cợt của nhà văn đối với những họa sĩ, những đạo diễn bất tài nhƣng muốn làm cuộc cách mạng ngoạn mục: đƣa cái xấu xí lên ngôi.
Có thể thấy, cách miêu tả chân dung nhân vật mang đậm chất nghịch dị nhƣ vậy trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Hồ Anh Thái. Trong Vẫn tin vào chuyện thần tiên, Hồ Anh Thái miêu tả: “Ba đứa con gái cộng thêm bà vợ, bốn ngƣời đàn bà mặt lƣỡi cày cuốc cong vênh nhƣ một cái nhà kho chứa nông cụ phế phẩm (…) Bà mẹ nhiều tuổi nhất thì phấn son lòe loẹt nhất, ăn mặc cũng tạo bạo nhất váy áo cứ rách toạc những đƣờng thật sâu ở khu vực nhạy cảm nhất” [50, 80]. Hầu hết các nhân vật nữ trong Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười và Mười lẻ một đêm đều rất xấu xí về ngoại hình. Ngay cả những mệnh phụ phu nhân, thì ngoại hình vẫn mang đầy nét kệch cỡm, thô nháp: “Từ nay bà là phu nhân một ông đại sứ ở nƣớc ngoài (…) Hàm răng xỉn, kẽ răng vẫn đen trông nhƣ răng cải mả. Nhƣ răng bọn nghiện (…) bà phải múm mín, chúm chím, khi cƣời không để lộ hàm răng. Chúm chím mãi thành quen, bây giờ môi bà cũng mấp máy nhƣ ăn mít dính nhựa” [55, 180].
Các nhân vật không chỉ kì dị ở ngoại hình mà tất cả cách hành động, tính cách, lối sống cũng mang đậm chất nghịch dị. Nhƣ đã nói ở trên, Hồ Anh Thái không chú trọng xây dựng kiểu nhân vật điển hình nhƣ trong văn học hiện thực trƣớc đây. Rất khó có thể tìm thấy nhân vật điển hình trong một
hoàn cảnh điển hình ở những sáng tác của Hồ Anh Thái. Trong hai tập truyện
Tự sự 265 ngày và Bốn lối vào nhà cười, hành động của nhân vật đƣợc miêu tả vừa phải, nhƣng một khi đã xuất hiện thì hành động đó rất đáng cƣời hoặc phê phán bởi tính chất kỳ quặc, kệch cỡm hoặc lố bịch khôi hài của nó. Nhà văn cũng không miêu tả hành động theo kiểu liên tiếp, dồn dập, giật gân, mà thƣờng chọn lọc những hành động làm bộc lộ rõ bản chất nhân vật, rồi tô đậm, lặp đi lặp lại để khắc họa hình ảnh nhân vật theo chiều hƣớng hài hƣớc nhất. Chẳng hạn trong Phòng khách, hành động “lƣợn vè vè khắp phòng khách” của các trí thức cho thấy đƣợc tham vọng tìm kiếm chuyến xuất ngoại. Ở tác phẩm này, Ông Sử hiện lên rõ nhất thông qua những hành động kì khôi: ăn trộm đồ ngay trong phòng khách của một nhà ngoại giao, phòng khách của sứ quán, lúc thì giấu mấy ly pha lê vào túi quần, khi thì giấu dĩa bạc vào túi áo; vợ chết thì quay cuồng dứt tóc gào khóc, nhƣng tám tháng sau đã lấy một cô Tây; những động tác trƣợt mông trên ghế xa lông tạo tiếng bíp, bíp, bỉm bỉm để đánh lừa thiên hạ không phải ta vừa xì hơi… Những hành động của ông Sử chƣa thể khắc họa rõ nét về số phận nhân vật, nhƣng tất cả nét vẽ tƣởng nhƣ đứt nối ấy lại làm hiện lên chân dung của con ngƣời có thói hƣ tật xấu, lại còn giả tạo đến lố bịch.
Tác giả cũng tỏ ra là một ngƣời tinh nhạy trong việc phát hiện và miêu tả những hành động bộc lộ bản chất của những công chức, trí thức. Gã chuyên viên trong một viện nghiên cứu thực ra ban đầu là bảo vệ rồi dần dần đƣa đi học tại chức, ít năm sau lại đƣợc làm nghiên cứu viên, đƣợc đi hội thảo quốc tế… Con đƣờng thăng tiến của gã không phải do năng lực mà là nhờ hành động láu cá: khoét cửa phòng viện trƣởng để nhìn trộm việc làm bất chính của ông ta rồi đe dọa, khủng bố nhằm đạt mục đích của mình. Các viện sĩ hàn lâm vốn đƣợc coi là những cây đa cây đề trong nghiên cứu khoa học, thế nhƣng “các viện sĩ mỗi tuần gặp nhau một lần, chả ai ƣa ai chả ai phục ai nhƣng chỉ
chê bai bôi bác sau lƣng, trƣớc mặt chỉ cƣời nói bắt bắt tay cả mừng đời ta tƣơi đẹp” [50, 192].
Công việc nghiên cứu của các vị ấy cũng đƣợc miêu tả rất hài hƣớc trong Tự truyện: “Ai chẳng biết nghiên cứu là thế nào. Cả một thế giới xôn xao dâng trào xối xả là thế cứ rỉ rỉ chảy qua ngòi bút, lách cách qua máy chữ, xọc xạch qua máy tính mà vào trang giấy phẳng lì trắng dã mắt nhìn lại” [50, 141]. Những hành động mà nhà văn miêu tả thực ra không hề xa lạ, nó tồn tại ngay trong cuộc sống, mà chúng ta có thể gặp, có thể nhìn thấy. Cái tài tình của nhà văn là ở chỗ tinh nhạy tóm bắt hành động đặc trƣng của mỗi kiểu ngƣời, mỗi hành động giống nhƣ nét vẽ của một bức tranh biếm hoạ.
Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, do đặc trƣng về thể loại, tác giả có điều kiện đi sâu vào miêu tả hành động cũng nhƣ tính cách, lối sống của con ngƣời. Chân dung nhân vật hiện lên đậm chất nghịch dị hơn.
Họa sĩ Chuối hột là bức biếm họa nghịch dị đầu tiên: “Bốn mƣơi tám cái xuân xanh là bốn mƣơi tám mùa cởi mở”. Họa sĩ có một sở thích kì dị là khỏa thân ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Ngày bé cứ đi học về nhà là tụt hết quần áo, chạy nhông nhông, lớn lên sở thích vẫn không thay đổi, gây ra bao nhiêu chuyện dở khóc dở cƣời. Kỳ dị nhất có lẽ là hành động trồng cây chuối “Trong một góc nhà gã chống đầu xuống đất hai chân duỗi thẳng lên trời, thân ngƣời bóng nhẫy trắng lôm lốp nhƣ thân chuối. Tất nhiên là chuối hột trở hoa ở quãng lƣng chừng trời” [55, 22]. Họa sĩ tốt nghiệp đại học mỹ thuật nhƣng lại không biết vẽ, đành quay sang làm lý luận phê bình hội họa, lập nhóm Ngũ hổ cùng vễ tranh bán cho Tây. Họa sĩ là ngƣời đứng đầu nhóm, biết hòa nhập với hội họa thế giới bằng cách làm hội họa sắp đặt: “Bày mấy cái chậu nhựa trên vỉa hè. Treo lủng lẳng trên mỗi chậu một cái nón cho rơi mƣa xuống chậu. Thế là hoàn chỉnh một tác phẩm. Ngũ hổ cởi hết mở hết, đóng độc một cái khố ngồi thế kiết già trong công viên. Bảo một thằng Tây đối tác đi qua
từng vị cởi mở, lấy cái cây gõ lên từng cái đầu trọc. Gõ một cái thì cái đầu trọc lại kêu cốc một cái kêu boong một cái. Thế là đƣợc một sô” [55, 37]. Cái tính hay quên của họa sĩ cũng rất lạ lùng. Đang ngồi nhậu để bàn hợp đồng với đối tác Hồng Kông, chạy ra ngoài một lát xin tí ớt, gặp ngƣời quen, thế là họa sĩ theo ngay vào Sài Gòn, quên luôn, biến mắt tăm, bỏ lại bên bàn nhậu bốn họa sĩ bơ vơ….
Nhân vật bà mẹ của ngƣời đàn bà (nhân vật chính của Mười lẻ một đêm) cũng là nhân vật đậm chất nghịch dị. Cái dâm đãng và tham lam của bà mẹ đƣợc phóng đại biết cỡ, trở nên một nhân vật dị thƣờng, lệch chuẩn hoàn toàn với mẫu ngƣời phụ nữ đẹp đẽ trong văn học truyền thống. Nổi bật trong tính cách và lối sống của ngƣời đàn bà là mặc dù tuổi năm mƣơi tám nhƣng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ. “Thỏa mãn một ngƣời đàn ông đấy chắc chắn là năng khiếu bẩm sinh duy nhất của cô nàng. Đấy còn là sự thỏa mãn thói tham lam duy nhất của chính nàng. Nàng bao giờ cũng muốn biến cuộc sống của mình thành bữa đại tiệc lạc thú triền miên” [55, 60]. Không ít lần tác giả miêu tả hành động “hoang dại” của ngƣời đàn bà này, thể hiện bản năng nhục dục ghê gớm đến mức lố bịch, trơ trẽn: hễ thấy trai tân là mắt liếc đƣa tình, tán tỉnh, quyễn rũ và lao vào những cuộc phiêu lƣu tình ái. Hành động dâm đãng đƣợc thực hiện với bất kì ai, bất kì nơi nào: trong phòng thƣ viện, bàn làm việc, dƣới gầm bàn, bể bơi, thậm chí ngay trƣớc mặt con gái: “Cũng chẳng biết đứa con gái nhiều lần phải chứng kiến bất đắc dĩ. Có khi nửa đêm tỉnh dậy nó còn nghe hai ngƣời lớn rên rỉ nhƣ đau bụng dƣới gầm bàn” [55, 66]. Tính tham lam của bà mẹ cũng đƣợc phóng đại không khác gì thói dâm đãng, mê trai, đến nỗi có thể ngửi ngay ra mùi nhà đất trên thân thể cái ngƣời đàn ông bắt đầu dan díu. Năm lần lấy chồng, năm lần li dị, mỗi lần li dị đƣợc một cái nhà: Chồng đầu tiên đƣợc một cái nhà để xe. Chồng thứ hai đƣợc chia đôi căn phòng 26 mét vuông. Chồng thứ ba căn hộ tập thể tầng hai. Chồng thứ
tƣ đƣợc 9 mét vuông phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sƣ viện trƣởng, căn hộ chung cƣ chất lƣợng cao. Việc nâng cấp dần độ đền bù sau mỗi lần li hôn cũng là cách phóng đại cái tính tham lam vô giới hạn của bà mẹ.
Hai nhân vật nghịch dị khác không thể không nói đến trong Mười lẻ một đêm là giáo sƣ Một tên Xí, giáo sƣ Hai tên Khỏa. Ở hai nhân vật này, tác giả lại tập trung tô đậm, phóng đại những mâu thuẫn giữa học vị và năng lực thực tế; bề ngoài, địa vị và bản chất bên trong; tuổi tác và hành động…Tác giả dành khá nhiều trang viết để nói về học vấn và sự nghiệp của hai giáo sƣ. Hai con ngƣời này có đầy đủ chức danh sang trọng: giảng viên, viện sĩ, nhà văn hóa, nhƣng học vấn, kiến thức chỉ dừng lại ở bổ túc công nông, có thêm cái ranh ma xảo quyệt của cá tính mà leo lên những chức danh cao quý. Điều hài hƣớc là rất nhiều sinh viên của hai ông về sau thành những bác học đầu ngành quay lại xét học hàm, học vị cho hai thầy.
Cả hai ông này đều đƣợc coi là giáo sƣ đầu ngành, thế nhƣng các công trình nghiên cứu và các tập sách viết ra đều sử dụng tài liệu từ những năm 1980, thế rồi chỗ cắt, chỗ dán. Kiến thức ráp nối cong vênh, ngổn ngang, bối rối…Những hành động của các vị giáo sƣ này mới thực sự bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tƣợng, cái thật cái giả. Giáo sƣ Một là nhà văn hóa lớn, nhƣng lại có thói quen tiểu bậy vào nhóm tƣợng đài công- nông- binh. Chính sự tƣơng phản đối lập ấy đã tô đậm thêm chất nghịch dị ở nhân vật này. Còn ở giáo sƣ Hai (chồng thứ năm của bà mẹ), cái bệnh cƣời không dứt và cái thói dâm dật lại là nét vẽ nghịch dị nhất trong