5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.3. Chuỗi tình huống nghịch dị trong Mười lẻ một đêm
Tình huống nghịch dị là những tình huống đƣợc tạo bởi nhân vật nghịch dị, mang trong mình những nét lập dị, quái đản về tính cách, lối sống. Những tình huống kiểu này diễn ra tràn lan trong Mười lẻ một đêm, tạo nên chuỗi cƣời dài. Câu chuyện đƣợc mở đầu bằng một tình huống trớ trêu: cuộc gặp gỡ giữa ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà sau 16 năm xa cách. Giờ đây cả hai ngƣời đã thành đạt và có địa vị cao trong xã hội, gặp bí mật trong căn hộ chung cƣ của Họa sĩ. Mục đích cuộc gặp này là họ muốn đƣợc gần gũi, trao thân cho nhau điều mà trƣớc đây họ không dám làm. Điều oái oăm nữa là họa sĩ đi bặt tăm bỏ quên họ trong suốt bảy ngày tám đêm. Trong khoảng thời gian đó, nhiều câu chuyện đƣợc kể ra, nhiều tình huống nghịch dị xuất hiện.
Chuỗi tình huống nghịch dị đầu tiên liên quan đến chàng họa sĩ, bạn thân của ngƣời đàn ông. Từ nhỏ đến lớn, họa sĩ có thói quen khỏa thân ở bất kì đâu, lúc nào. Vì vậy mà xảy ra hàng loạt tình cảnh hài hƣớc. Khỏa thân ở nhà, trong tình cảnh trồng cây chuối, trong bối cảnh bà mẹ thắp hƣơng niệm Phật đã gây hiểu nhầm về một giáo phái bí ẩn. Thế là tổ dân phố phải vào cuộc nhắc nhở, lập biên bản. Khỏa thân ở trƣờng, họa sĩ bị thầy giáo ném dép vào đúng chỗ hiểm. Khỏa thân ở bãi tắm, họa sĩ làm cho mọi ngƣời tƣởng có bãi tắm nuy. Thế là bãi tắm thành biển đời ngƣời thịt da trắng lôm lốp, đủ các loại bánh chay bột lọc có cục đƣờng đen làm nhân. Một cuộc truy quét kinh
hồn những kẻ trần truồng. Cứ nhƣ thế, mỗi tình huống về chàng họa có biệt danh chuối hột khiến ngƣời đọc phải bật cƣời vì cái “hồn nhiên” quá độ này.
Những tình huống nghịch dị tiếp theo liên quan tới bà mẹ của ngƣời đàn bà. Ở ngƣời mẹ này thói mê trai và mê đất đƣợc phóng đại quá cỡ tạo ra nhiều tình cảnh bi hài. Bà mẹ luôn tìm cách tấn công các chàng trai trẻ, nhanh và táo bạo tới mức các anh chàng chẳng kịp phòng vệ. Bà mẹ nhiều lần phải khiến con gái phải chứng kiến những cảnh ghê tởm của mình, và bắt con gái trở thành ngƣời đồng hành trong những cuộc truy tìm ngƣời tình bỏ chạy. Bà mẹ đèo con gái lang thang khắp đƣờng phố, ra cả bờ sông tìm bằng đƣợc tình nhân. Nhƣng có lẽ bi đát nhất là việc bà mẹ dụ dỗ ngƣời con trai đang có tình cảm với con gái mình. Dẫn đến tình huống trớ trêu là con gái phải đứng chờ ngoài cửa vì trong nhà mẹ đang vui thú với tình nhân. Nhƣng khi tình nhân bƣớc ra, lại chính là chàng trai mà cô gái thích từ lâu khiến cô chết lặng.
Ngƣời đàn ông trong câu chuyện cũng gặp vô số những tình huống trái khoáy. Ngƣời đàn ông hào hoa phong nhã, đã có vợ con ở quê, nhƣng làm việc ở thành phố. Anh đang muốn tìm một cô nhân tình, thì đọc đƣợc một bài báo của một sinh viên Mơ Khô, chấp nhận làm làm nhân tình một ngƣời giàu có, đổi lại ngƣời đó chu cấp đầu tƣ cho cô học hành tử tế, ra trƣờng có việc làm. Anh đến gặp cô Mơ Khô ngay (ngƣời mà sau này trở này trở thành vợ Vip), nhƣng hoá ra lại nhầm. Ngƣời viết bài báo là cô bạn thân cùng phòng, lấy trộm biệt danh Mơ Khô. Tình huống nhầm lẫn dẫn đến mối quan hệ giữa ba ngƣời. Cô Mơ Khô trở thành bạn thân của đôi tình nhân kia. Ngƣời đàn ông coi cô nhƣ em gái, nhƣng trong lòng thực sự cảm mến cô, thậm chí có lúc anh nghĩ đến chuyện quan hệ xác thịt với cô Mơ Khô, nhƣng lại phải kìm nén. Sự kìm nén khổ sở khiến anh anh nhiều lần toát mồ hôi. Đối với nhân vật ngƣời đàn ông này, nhà văn còn đặt nhân vật vào nhiều tình huống dở khóc dở cƣời, nhƣng qua đó ngƣời đọc hiểu hơn về bản chất của anh ta. Trong làm ăn,
anh rất nghiêm túc, đã làm là không chơi và ngƣợc lại. Thế nhƣng thuê đƣợc chỗ làm ăn tốt thì lại gặp ngay cô chủ nhà trẻ tuổi ra vào lúng liếng đƣa tình, làm anh toát mồ hôi. Điều ngƣợc đời ở chỗ, chồng cô - một ông già bảy mƣơi tuổi đồng ý cho hai ngƣời hành sự ngay trong phòng, trƣớc mặt mình. Anh đành phải chuyển đi nơi khác. Một lần khác đƣa con trai đi du học bên Úc, muốn tìm cho con nơi an toàn, tìm đƣợc chỗ ƣng ý, nhƣng khi gặp bà chủ nhà thì thấy ngay là ngƣời đàn bà nuôi con một mình này mê anh, đang tìm cách quyến rũ anh. Thế là anh cũng phải bỏ đi, bởi anh nhìn thấu bản chất của ngƣời đàn bà này, xong chuyện với bố thì sẽ nảy ra chuyện với con trai. Gửi cháu vào tay cô, cô cô cháu cháu rồi cô đƣa cháu lên giƣờng cô từ lúc nào.
Có thể nói, trong Mười lẻ một đêm, mỗi một nhân vật xuất hiện là kéo theo hàng loạt các tình huống trào phúng, khiến ngƣời đọc cƣời đến đau ruột. Mỗi tình huống đều mang ít nhiều tính nghịch dị, nhƣng cái đáng cƣời còn ở chỗ chính bản thân con ngƣời tạo ra chúng lại không nhận thức đƣợc sự quái dị đó, vì thế mà những cái dị thƣờng vẫn ngang nhiên tồn tại. Chẳng hạn nhƣ một mệnh phụ phu nhân lại đi ăn trộm đĩa trong bữa tiệc sang trọng. Mađam, phu nhân một quan chức cao cấp trong chính phủ, sau một buổi chiêu đãi, anh phục vụ chẳng may đá phải cái túi của bà ở chân ghế, phát tiếng kêu lanh canh. Mađam mở túi ra mới thấy hai cái đĩa bà nhón đƣợc ở bữa tiệc, bây giờ sứt mất một cái, thì xuýt xoa tiếc rẻ. Chỉ một tình huống nhỏ mà lột trần đƣợc bản chất tham lam đến lố bịch của Mađam. Hoặc một tình huống liên quan đến giáo sƣ Một cũng rất nghịch dị: Giáo sƣ vốn đƣợc coi là nhà văn hoá lớn, nhƣng lại có thói quen chiều chiều đi qua nhóm tƣợng đại công - nông - binh thế nào cũng tiểu tiện một bãi và cảm thấy sung sƣớng. Chẳng ai khuyên nhủ đƣợc, đến nỗi một nữ sinh quyết rình bắt quả tang lập biên bản. Nữ sinh đó chính là cô Mơ Khô nghiêm khắc. Cô Mơ Khô phải mất hai ngày rình rập mới bắt quả tang tại trận. Thế nhƣng khi đƣa văn bản ra thì cô lại rụt tay về, ngập
ngừng, bối rối. Hoá ra, nhà văn hoá lớn chƣa cài cúc quần nên “cây chuối hột có mỗi quả trổ hẳn ra ngoài”. Tình huồng này dễ khiến bị nhầm vì “chỗ tranh tối tranh sáng trông họ nhƣ khách và hàng. Mãi dâm và mại dâm” [55, 249] Rất may, có một ngƣời đàn ông đến giúp cô gái: Tự tay ông kéo khoá quần cho nhà văn hoá rồi yêu cầu kí văn bản. Đến lúc này giáo sƣ vẫn hồn nhiên: “Chẳng cần biết mình kí gì. Sƣớng thế. Một đời làm ngƣời cho chữ kí nhƣ ban ơn”.
Nếu nhƣ ở truyện ngắn thƣờng chỉ có một tình huống trào phúng thì ở tiểu thuyết, do điều kiện về phạm vi, dung lƣợng, kết cấu, tác giả có thể tạo dựng hàng loạt các tình huống trào phúng. Đó là những xung đột, va chạm gắn liền với các sự kiện trong đời sống hàng ngày tác động và làm nổi bật tính cách, số phận nhân vật. Tình huống cũng có thể là sự gặp gỡ đối đầu trớ trêu giữa những con ngƣời xa lạ, chứa đựng những mâu thuẫn, đối lập. Tác giả tạo dựng tình huống để gắn kết các nhân vật vào trong một hoàn cảnh, sự kiện nào đó để chính họ tự bộc lộ bản thân một cách tự nhiên, sống động nhất. Ở Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái khéo léo xây dựng hàng chuỗi tình huống nghịch dị về những con ngƣời nghịch dị. Những tình huống nghịch dị này tạo ra ấn tƣợng mạnh về sự lệch chuẩn của con ngƣời và cuộc sống: “Những chân giá trị và ngay giá trị xâm thực, chồng chéo, che phủ lẫn nhau, ngƣời ta không có cách nào phân biệt đƣợc và vì thế luôn phải mò mẫm giữa các vách tƣờng của ảo tƣởng” [55, 347].
Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu, nghĩ ra đƣợc một tình thế xảy ra câu chuyện hay là coi nhƣ xong một nửa. Điều đó khẳng định vai trò của việc tạo dựng tình huống truyện.
Có thể nói, cách nhìn cuộc đời và con người qua lăng kính của cái hài đã giúp Hồ Anh Thái sáng tạo nên nhiều kiểu tình huống độc đáo, tạo nên tiếng cười nhiều sắc thái khác nhau và làm phong phú thêm gia tài văn
học trào phúng Việt Nam cũng như góp phần đổi mới nền văn xuôi nước nhà.