MỘT SỐ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN ĐỘC ĐÁO

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 70)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.MỘT SỐ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN ĐỘC ĐÁO

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, đƣợc tổ chức theo yêu cầu tƣ tƣởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch (…) Cốt truyện là một hiện tƣợng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn” [19, 100].

Trong tự sự truyền thống, cốt truyện luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu, làm nòng cốt cho diễn biến các mối quan hệ và phát triển tính cách nhân vật. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lƣu, khuynh hƣớng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong văn xuôi tự sự có những thay đổi. Từ năm 1975, nhất là trong những năm đổi mới, văn học Việt Nam nghiêng về đề tài thế sự, đời tƣ. Trong nhiều tác phẩm văn xuôi, nhà văn dƣờng nhƣ không chú trọng tạo dựng một cốt truyện li kì, hấp dẫn, mà chỉ là những chuyện bình thƣờng, nhỏ nhặt đƣợc kết nối với nhau theo một cách thức nào đó. Vì vậy, bên cạnh những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc với mở đầu, kết thúc đúng trình tự, thì dần dần xuất hiện những kiểu kết cấu lỏng lẻo, lắp ghép. Nó thể hiện một cách nhìn mới về con ngƣời và cuộc sống, thể hiện sự cách tân của các nhà văn đối với văn xuôi hiện đại. Hồ Anh Thái là một trong nhũng nhà văn trƣởng thành trong quá trình đổi mới của văn học sau 1975. Trong các sáng tác đậm chất trào phúng của Hồ Anh Thái nhƣ Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười Mười lẻ một đêm, chúng tôi nhận thấy nhà văn có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc cấu trúc cốt truyện qua đó góp phần tạo nên tiếng cƣời trào lộng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 70)