Ký hiệu hóa nhân vật – Những nhân vật vô danh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 53)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.Ký hiệu hóa nhân vật – Những nhân vật vô danh

Hồ Anh Thái từng nói: “Các công cụ văn chƣơng mà thế giới này có, tôi đều muốn sử dụng. Đồng thời tôi không bằng lòng với những gì sẵn có và dễ kiếm, cho nên luôn tìm cách sáng tạo ra những công cụ mới. Những cuộc khám phá đầy tính phiêu lƣu ấy trƣớc hết đem lại niềm vui cho chính ngƣời thám hiểm” [50, 225]. Trong văn học truyền thống, việc đặt tên nhân vật không chỉ tạo nên sự cá biệt hóa nhân vật mà nó còn là một trong những yếu

tố tạo nên hình tƣợng nhân vật, là một ký hiệu nổi trội trong chỉnh thể hình tƣợng nhân vật. Cách đặt tên nhân vật là một dấu hiệu phản ánh một quan niệm về con ngƣời mà tác giả muốn thể hiện, muốn truyền đạt tới ngƣời đọc. Đối với Hồ Anh Thái, cách đặt tên nhân vật cũng là một thủ pháp độc đáo, mới lạ trong việc xây dựng chân dung nhân vật. Trong Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười Mười lẻ một đêm, tác giả có xu hƣớng ký hiệu hóa hàng loạt các nhân vật bằng những tên gọi theo kiểu thậm xƣng, hoặc gần nhƣ không có tên, từ đó gợi cảm giác về một kiểu nhân vật vô danh, vô nghĩa lý.

Thống kê tên các nhân vật trong các tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy Hồ Anh Thái có những kiểu đặt tên nhân vật nhƣ sau :

Đặt tên theo số thứ tự: ông số Một, bà số Hai, cô số Ba, anh chàng số Bốn…(Tờ khai Visa) hoặc: Trạng 1, Trạng 2, Trạng 3, Trạng 4,…(Tin thật lòng)

Đặt tên theo bảng chữ cái: ông A, ông B, ông Xê. (Cây Hoàng Lan hóa thành cây si).

Đặt tên theo nghề nghiệp: Ông Sử (dạy Sử), võ sƣ (dạy võ), anh xe ôm, ông đạo diễn, họa sĩ, cô phóng viên, ông cảnh sát, con ma túy…

Đặt tên theo trình độ, chức vụ: Tiến sĩ C, thạc sĩ D, cử nhân E, dịch giả G, nhà phê bình A, nhà báo B (Chơi), giáo sƣ Một, giáo sƣ Hai (Mười lẻ một đêm), nghiên cứu viên Một, nghiên cứu viên Hai (Bãi tắm), ông phó tổng, ông Vip…

Đặt tên theo đặc điểm ngoại hình; cá sấu 1, cá sấu 2 (ngoại hình xấu xí của hai cô gái trong Trại cá sấu ); họa sĩ chuối hột (Họa sĩ trồng cây chuối trong Mười lẻ một đêm); Thằng Cá (Ngƣời có đôi chân dính vào nhau); thằng bé sành điệu…

Một số tên mang tính ƣớc lệ: Cô Thỏ lon, bà mẹ vợ Bạch Cốt Tinh, cô Mơ Khô…

Nhiều nhân vật có tên đầy đủ song lại mang tính mỉa mai, giễu cợt: Nguyễn Toàn Thích (cái gì cũng thích); Nguyễn Thị Sâm Banh, Xúc xích, Dăm Bông (Cha mẹ lấy tên đồ ăn thức uống để đăt tên cho con đỡ thèm); Phúc- Fuck- Frankin (tên bị đọc chệch đi); Lâm Nhất, Khuất Nhị Nhị, Lý Tam Tam, Đàm Tứ Tứ (4 cô ôsin đƣợc đặt tên nhƣ trong phim truyền hình Trung Quốc).

Đa số những tên nhân vật của Hồ Anh Thái không phải là danh từ riêng, giống nhƣ văn học truyền thống. Ở đây, tác giả thƣờng sử dụng các danh từ chung rồi thêm các kí hiệu là chữ số 1, 2, 3, chữ cái A, B, C hoặc thêm tính từ để tạo thành cụm từ đặc biệt đặt tên cho nhân vật. Những cái tên mà thoạt nghe đã thấy khôi hài: Bà số Ba, nhà phê bình A, họa sĩ chuối hột, cô cá sấu 1, cô cá sấu 2, hai bà Mông…Nhƣng ngẫm kỹ, hoá ra mỗi cái tên ấy đều chứa đựng yếu tố hài hƣớc. Chẳng hạn, các cô cá sấu 1 và cá sấu 2 không phải nói về thế giới động vật mà là nói về các cô gái có ngoại hình quá xấu xí, đã thế lại còn dở hơi, ngốc nghếch: cô thì ảo tƣởng mình xinh đẹp, tƣơi ngon; cô thì lao vào đóng phim và làm ngƣời mẫu vẽ tranh. Trong Bãi tắm, cô vợ củ tam thất có cái dáng lùn tịt, chụp ảnh thì bị ngƣợc sáng, chỉ thấy một cái rễ cây bụ, đen đen trên nền biển xanh lơ. Bà Bạch Cốt Tinh là một bà già đầu tóc bạc phơ nhƣ ma nữ, sáu ngày tắm biển thay sáu cái áo tắm đủ màu sắc, biến hoá nhƣ yêu tinh. Trong Mây mưa mau tạnh, tên nhân vật là Bảo nhƣng lại đƣợc gọi chệch đi là Bạo vì câu nào hắn nói ra cũng đệm hai từ “tàn bạo”: “chú đã lùa đƣợc em nào tàn bạo chƣa (…) sang phòng cháu uống rƣơu, rƣợu tàn bạo” [50, 116]. Trong truyện Chạy quanh công viên mất một tháng, hai gã trai tên là Phập và Rú, cái tên cũng có chút gì đó liên quan đến công việc hay sở thích của chúng: Một đứa thành thạo mũi tiêm phập vào con gấu để gây mê, hút mật; thằng kia thì có thú vui đua tốc độ, rồ máy rú ga trên đƣờng Sài Gòn.

Còn nữa, nhà quý tộc Pháp là cái tên gọi theo thói chửi tục của nhân vật: đờ cả trời đất, đờ cả tổ tiên cụ kỵ của tất cả những thằng ngu.

Ở nhiều nhân vật khác, giữa tên và ngƣời không có nhiều nét tƣơng đồng phù hợp, mà lại bộc lộ sự tƣơng phản, trái ngƣợc nhau, mâu thuẫn nhau. Trong Phòng khách có khá nhiều nhân vật nhƣ vậy: ông võ sƣ là một thầy dạy võ, một võ sƣ thƣờng gợi hình ảnh về một ngƣời cao to, vạm vỡ khoẻ mạnh, thế mà võ sƣ này thì lùn một mẩu, cao 1,55 mét, có khi phải rƣớn cổ mới nhìn thấy học trò cao 1mét 80. Ông sử là giảng viên dạy môn lịch sử Mỹ mà chƣa bao giờ đặt chân lên đất Mỹ. Trong truyện Tin thật lòng có vố số các Trạng: Trạng Thị, Trạng 1, Trạng 2, Trạng 3 nhƣng thực chất chẳng có tài cán gì, chỉ là mấy nhân viên của một công ty liên doanh nƣớc ngoài tham dự cuộc thi trạng rất lố bịch, nhố nhăng, lai tạp tây, ta, tàu. Các trạng lƣu danh bằng cách gắn gạch trên sân tổng công ty, đúng nhƣ kiểu gắn sao lƣu danh đào kép điện ảnh trên đƣờng phố Hollywood. Trong tập Mười lẻ một đêm cũng tồn tại rất nhiều nhân vật nhƣ vậy nhƣ giáo sƣ Một (nhà văn hoá lớn); giáo sƣ Hai, các Ma đam phu nhân các ông Bộ trƣởng, thứ trƣởng ; ông Vip… Tất cả những cái tên này dù phù hợp hay mâu thuẫn với chính ngƣời đó cũng đều góp phần tạo dựng hình tƣợng về những con ngƣời kì quặc, không bình thƣờng, với ngoại hình xấu xí, kệch cỡm; những tính cách ngu dốt, phù phiếm, hành động nhố nhăng, phàm tục.

Trong số các tên nhân vật đáng chú ý là khá nhiều nhân vật đƣợc đặt theo kiểu ghép với chữ số hoặc bảng chữ cái. Các nhân vật có tên nhƣ: cô Hăm Sáu, cô hăm Bẩy, cô Hăm Chín (Tự truyện); ông số Một, bà số Hai, cô số Ba, chàng số Bốn (Tờ khai Visa) ; nghiên cứu viên số 1, nghiên cứu viên số 2, (Bãi tắm)… Có cảm giác đây chẳng phải là nhân vật, không phải là con ngƣời mà chỉ giống nhƣ những con rối vô hồn, vô cảm. Các nét cá tính, số phận bị xoá nhoà, chỉ còn lại một vài hành động hài hƣớc. Chẳng hạn trong Tờ

khai visa, các nhân vật không rõ tên tuổi, hình dáng, công việc và cũng không có mối quan hệ với nhau. Họ chỉ giống ở chỗ phải điền vào tờ khai xin cấp visa. Mỗi ngƣời điền một kiểu mà xảy ra bao nhiêu bi hài kịch: Bà số Hai hoang mang nhất ở ô số 7 sex: Male/Female lại tƣởng bắt khai rõ chuyện tình dục với đối tƣợng nào. “Vậy thì bà đây giống phƣợng giống công danh gia vọng tộc, lá ngọc cành vàng, bà quyết liệt hạ bút vào ô sex : No” [50, 32]. Các nhân vật đƣợc đặt tên theo kiểu này thƣờng giống nhau về điểm gì đó. Ví dụ cô Hăm Bẩy, cô Hăm chín ở một cơ quan nọ đang ế chồng; Nghiên cứu viên 1, nghiên cứu viên số 2 đều là công chức, đi tắm biển thì bỏ mặc vợ con để chơi tá lả, hay thuê phòng với mấy con mắt xanh mỏ đỏ… Cách dùng số đếm hoặc bảng chữ cái còn cho cảm giác về một dãy những kiểu ngƣời nhƣ vậy, nhiều, rất nhiều trong cuộc sống này, chẳng đếm hết đƣợc.

Các nhân vật này gợi nhớ đến kiểu nhân vật vô danh nhƣ AQ, cu D trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn, các nhân vật của văn học phi lý thế kỉ XX nhƣ: Josep K và K trong Vụ án của Kafka; các nhân vật Bác sĩ 1, 2, 3, 4, 5, 6, Nữ y tá, Diễn viên 1,2, Thần chết, Bà nội trợ 1-8, Ngƣời đàn ông 1-8 trong vở kịch Những trò chơi tàn sát hoặc các nhân vật: Phu khuân vác I, Phu khuân vác II, ông chủ, bà gác cổng trong vở kịch Những người thuê nhà mới của Iônexcô…

So sánh các nhân vật của Hồ Anh Thái mà chúng ta vừa hệ thống ở trên với những nhân vật của văn học phi lý, có thể nhận thấy những nét tƣơng đồng bề ngoài: tên tuổi, dáng hình, hành động, thậm chí tính cách phi lý trái bình thƣờng. Tuy nhiên, nhân vật văn học phi lý là cách khái quát “thân phận con ngƣời, sự thảm hại, què quặt của con ngƣời trong đời sống xã hội. Các nhân vật của Bêcket đều là những kẻ bất thƣờng, những con ngƣời giới hạn, (…) còn ở Ionexco là những bù nhìn, những con rối, những nhân vật dở dở điên điên” [15, 814]. Những nhân vật của văn học phi lý còn mang tính hoang

tƣởng khi biến dạng thành con vật, đồ vật. Điều đó thể hiện sự bi quan, tuyệt vọng về con ngƣời và cuộc sống của nhà văn. Còn các nhân vật ở Hồ Anh Thái chỉ trừ một nhân vật biến thành Tây sau một thời gian ở Mỹ, còn lại hầu nhƣ không có sự biến dạng. Các nhân vật dù xấu xí hay bất thƣờng về tinh thần, về ý thức, thì vẫn quen thuộc, vì chúng ta thƣờng gặp ở đâu đó trong cuộc sống hàng ngày. Cách thức ký hiệu hóa nhân vật của Hồ Anh Thái tạo dựng hàng loạt các nhân vật vô danh, biệt danh nhƣng mang trong nó nhiều nội dung bi – hài, khiến ngƣời đọc phải cƣời phải đau ruột. Với tập hợp dày đặc những nhân vật kiểu này trong tác phẩm, tác giả muốn hƣớng ngƣời đọc nhìn thẳng vào sự thật đời sống, và nhìn thẳng vào chính mình để thấy đƣợc cái dị dạng, ma quái, trái ngƣợc bình thƣờng đang tồn tại ngang nhiên trong đời sống hiện thực.

Có thể nói những nhân vật nghịch dị, những nhân vật vô danh là những thể nghiệm và sáng tạo nghệ thuật của Hồ Anh Thái để miêu tả con người trong cuộc sống hiện đại. Qua những nhân vật đó, tác giả thể hiện sự lo ngại, sự cười cợt, trào lộng, chế giễu những hiện tượng phi lý, những thói hư tật xấu của một số người, đang có nguy cơ tràn lan thành những hiện tượng phổ biến ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái (Trang 53)