5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2. Tình huống kỳ ảo
Hồ Anh Thái cho biết, ông luôn đồng cảm với câu nói của triết gia ngƣời Ấn Độ Vivekanada khi bàn về nghệ thuật: “Thế giới này nhỏ bé, cho nên ngƣời ta phải thêm vào đó chút tƣởng tƣợng.” Nhà văn cũng thừa nhận, tái hiện đời sống con ngƣời mà chỉ dùng mỗi một công cụ hiện thực là không đủ, là tự làm nghèo trang viết của mình. Bởi vậy trong nhiều tác phẩm, Hồ Anh Thái sáng tạo kiểu tình huống kỳ ảo, dựa trên những tƣởng tƣợng, hƣ cấu
phi thực tế. Tình huống này giống nhƣ một giả thiết, một phép thử với con ngƣời và cuộc sống để chúng tự bộc lộ, phơi bày bản chất.
Trong Vẫn tin vào chuyện thần tiên, tác giả tạo một tình huống biến dạng. Anh chàng Khoa sang Mỹ thực tập chuyên môn sáu tháng, bỗng một ngày hoảng hồn thấy mình biến thành ngƣời Mỹ, mắt xanh mũi lõ. Tình huống oái oăm này khiến anh chàng nhiều phen dở khóc dở cƣời. Bắt đầu bằng việc tan tành dự định cƣới vợ, vì nhà ngƣời yêu chỉ chấp nhận ngƣời Việt, không cho lấy Mỹ cũng không cho pha tạp. Trở về nƣớc với bộ dạng của ngƣời Mỹ, anh chàng trở nên xa lạ, lạc lõng ngay trên quê hƣơng mình. Tƣởng anh là một ông Tây, những ngƣời bán rong Bờ Hồ đeo bám mời chào, rồi tình cờ anh trở thành một chuyên gia Pháp đánh giá công trình kiến trúc hổ lốn. Thậm chí anh còn bị vợ con của ông kiến trúc sƣ săn đón, quyến rũ quyết lấy bằng đƣợc để sang Tây, anh chỉ còn chạy trốn tất cả. Tình huống này gợi nhớ tình huống của Grêgo Xamxa trong Biến dạng của Kafka. Chỉ có điều, chu kì hoá thân của Grêgo Xamxa là khép kín vô vọng: Ngƣời - Bọ - Cái chết. Còn nhân vật Khoa của Hồ Anh Thái vẫn hy vọng, vẫn tin vào chuyện thần tiên rằng, một ngày kia, tình yêu đích thực sẽ làm anh trở lại chính mình.
Trong truyện Chạy quanh công viên mất một tháng là một tình huống bắt cóc ở công viên, xoá nhoà các ranh giới về thời gian. Nhân vật “tôi” đang chạy quanh công viên thì bị hai kẻ lạ mặt bắt cóc đƣa vào Sài Gòn. Cái lạ ở chỗ: từ thời điểm bắt cóc đến lúc đƣợc trả về chỗ cũ mất đúng một tháng, nhƣng mọi vật xung quanh không thay đổi. Vẫn là hình ảnh quả cau văng ra khỏi túi áo bà cụ, lăn lông lốc trên lối đi, hệt nhƣ chuyện diễn ra ở đúng chỗ này tháng trƣớc. Tình huống khiến mọi chuyện trở nên mơ hồ. Rõ ràng “tôi” bị bắt cóc nhầm, bị đƣa đi hết nơi này đến nơi khác trong một tháng trời, trong thời gian đó, “tôi” phải tìm mọi cách đối phó với bọn bắt cóc, dân xã hội đen, chứng kiến biết bao nhiêu chuyện bi hài của kẻ bắt cóc là Rú và Phập. Thế mà
khi đƣợc trả về chỗ cũ, chạy hết một vòng quanh công viên, trở về nhà ngƣời vợ lại nói về giấc mơ đêm qua thấy anh bỏ đi xa, lâu cả tháng rời. Điều đó càng là cho tình huống bắt cóc trở nên kì ảo, lạ lùng hơn. Dƣờng nhƣ mọi biến cố trong hiện thực cuộc sống của nhân vật chỉ là ảo giác. Tình huống kì ảo của câu chuyện không chỉ góp phần tạo nên tiếng cƣời hóm hỉnh mà còn là cách nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống đa chiều hơn, sâu sắc hơn.
Trong truyện Cả một dây theo nhau đi lại là một chuỗi tình huống kì ảo, giả tƣởng về cái chết. Hàng loạt ngƣời bỗng dƣng chết một cách khó hiểu. Cái chết nhƣ là một thứ gì cầm nắm đƣợc, đến tay ai thì ngƣời đó gặp tai họa. Bắt đầu bằng việc một cơ quan tổ chức đi viếng ông chú họ của ông Nhạc Nhẹ, nhƣng ông ta không chết nên phải mang vòng hoa về. Ông sếp là ngƣời nhận vòng hoa sớm nhất, bỗng nhiên đêm hôm đó phải cấp cứu bệnh viện, hấp hối gần chết mới thú nhận có vợ nọ con kia. Ông Phó mừng rơn soạn điếu văn xong thì ông sếp khỏe lại. Đến lƣợt ông Phó gặp tai nạn chết. Đến đây lại xuất hiện một tình huống giả tƣởng khác: ông Phó lại nhìn thấy đám ma của chính mình, thấy mặt mình trong quan tài, thấy vợ con khóc lóc, thấy cả ông sếp đến chia buồn. Cuộc sống đƣợc nhìn qua con mắt của ngƣời chết, hiện lên bao nhiêu chuyện chƣớng tai gai mắt. Nhƣ hình ảnh nàng dâu buôn ma túy khóc lóc giả tạo. Bề ngoài gào khóc thảm thiết mà trong lòng sƣớng phát rồ. Vì bố chồng chết đột ngột mà cô ta đƣợc phép về chịu tang, đƣợc gia đình chồng công nhận, và cũng còn vì kẻ không chịu chấp nhận cô đã lăn ra chết. Tình huống này gợi nhớ đến tình huống trào phúng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Cụ tổ chết đi hóa ra lại là niềm hạnh phúc của lũ con cháu bất hiếu, vì cái chết của cụ sẽ khiến di chúc đi vào hiện thực. Trong đám tang cụ tổ, nhiều ngƣời khóc hứt hứt, nhƣng trong lòng lại đang tính toán làm ăn. Trở lại với tình huống trong Cả một dây theo nhau đi, cái chết chƣa dừng lại ở ông Phó. Nàng dâu trong lúc gào khóc đã giựt cái mũ của ông sếp bỏ vào quan tài ông
Phó. Thế rồi ông sếp và nàng dâu đột ngột chết vì sập nhà. Đến đây có thể hiểu rõ cái nhan đề Cả một dây theo nhau đi cũng hàm chứa cái tình huống vừa quái gở vừa hài hƣớc. Tình huống ấy giúp xâu chuỗi tất cả những cái xấu xa, lố bịch, nhố nhăng của con ngƣời và cuộc sống, để đƣa xuống mồ chôn. Và tiếng cƣời trào phúng cũng là cách để nhà văn tiêu diệt, chôn vùi cái xấu, cái tiêu cực, một cách nhẹ nhàng nhất.