Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 70)

3.3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là cơ sở định hướng cho việc hoạch định các chiến lược chức năng như các chiến lược về tài chính, marketing, sản phẩm, chiến lược con người, công nghệ thông tin hiện đại… Do vậy, việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của NHBV là cần thiết để tạo cơ sở hoạch định chiến lược phát triển NNL phù hợp. Để

tranh và hội nhập, trong những năm tới NHBV cần phải bổ sung hoàn thiện và triển khai tập trung một số chiến lược kinh doanh như sau:

- Tp trung ngun lc phát trin th trường mc tiêu: Thị trường mục tiêu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt là gì. Trước khi có định hướng phát triển như hiện nay thì ngay từ lúc mới thành lập(năm 2009) thì định hướng phát triển của Ngân hàng là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam.

Ngay từ lúc mới ra đời định hướng phát triển của NHBV là phát triển thị trường bán lẻ, với những khách hàng nhỏ lẻ để phân tán rủi ro. Khách hàng mục tiêu của Ngân hàng chính là khách hàng của Tổng công ty Bảo Việt và Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ. Thị phần của 2 tổng công ty này là rất lớn trên thị trường (Bảo Việt Nhân thọ

chiếm 23,7% thị phần, Bảo hiểm Bảo Việt chiếm trên 30% thị phần), do vậy lượng khách hàng của 2 công ty này là vô cùng lớn. Nếu kết hợp tốt với 2 công ty này thì việc tăng trưởng các loại dịch vụ như thẻ, thanh toán, tín dụng, gửi tiết kiệm thì rất thuận lợi.

Đồng thời, Ngân hàng Bảo Việt cũng tập trung vào cơ sở khách hàng mục tiêu và các sản phẩm chủ lực mà NHBV có ưu thế cạnh tranh khác, có tiềm năng phát triển và

đem lại lợi nhuận cao; duy trì ở mức độ rủi ro hợp lý các sản phẩm có khối lượng giao dịch và lợi nhuận cao; rút lui khỏi những lĩnh vực kém hiệu quả, rủi ro cao.

- Chiến lược khác bit hoá sn phm, phát trin sn phm, dch v mi: Nhằm tạo sự

khác biệt hoá dựa trên thế mạnh của Tập đoàn đặc biệt chú ý đến các dịch vụ tài chính ngân hàng cho mọi đối tượng khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt với giá cạnh tranh; hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống đồng thời phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mang lại những sản phẩm “trọn gói” cho khách hàng - Chiến lược phát trin mng lưới hot động: Mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tạo ưu thế khi hội nhập và hạn chế sự thua thiệt so với các NH khác trên thị trường bán lẻ. Đặc điểm của thị trường bán lẻ là cần có điểm giao dịch để

tiếp xúc với khách hàng, do vậy việc phát triển mạng lưới cũng cần phải quan tâm để

chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.

- Đổi mi qun tr ngân hàng, qun lý ri ro: Thực hiện quản trị ngân hàng theo các thông lệ quốc tế tốt nhất; thực hiện minh bạch thông tin, xây dựng danh tiếng và thương hiệu NHBV; áp dụng các quy trình chuẩn, các nguyên tắc trong quản lý rủi ro như “làm đúng ngay từđầu”.

- Chiến lược phát trin marketing - th trường : Chú trọng và tăng chi phí đầu tư vào các hoạt động tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao khả năng ứng phó của NH trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính, trước sự gia tăng áp lực cạnh tranh với các NH trong và ngoài nước.

- Nâng cao năng lc tài chính: nâng cao vốn điều lệ, nhằm tránh bị tụt hạng về vốn so với các sốđối thủ cạnh tranh và có thể tồn tại, phát triển trong tình hình hội nhập quốc tế . Tăng cường tích luỹ nội bộ, đa dạng hoá nguồn vốn tự có, phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước, hoặc các định chế tài chính nước ngoài; Liên doanh với các

đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ chất xám, vốn và năng lực quản lý nhằm chủ động và chiếm ưu thế trong cạnh tranh

- Chiến lược v công ngh: Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng kỹ thuật CNTT tiên tiến vào các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các dịch vụ NH.

- Chiến lược xây dng ngun khách hàng bn vng: Xây dựng nguồn khách hàng bền vững (truyền thống) song song với việc thu hút khách hàng mới.

3.3.1.2. Xây dựng chiến lược phát triển NNL

Phát triển đồng bộ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai dựa trên cơ sở các mục tiêu, chiến lược kinh doanh. NHBV cần khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển NNL phù hợp tập trung vào một số nội dung chủ yếu như sau:

a. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển gồm

Mục tiêu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 của Bảo Việt là xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, hợp lý về cơ cấu, có thái

độ, động cơ làm việc tích cực, có khả năng tiếp cận với các phương pháp, kỹ năng quản lý hiện đại, tiên tiến, hoàn thành sứ mệnh và giá trị của Ngân hàng. Đặc biệt, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực then chốt, tạo môi trường làm việc hấp dẫn, chuyên nghiệp và thân thiện.

Tập đoàn Bảo Việt cũng tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện và mở

rộng áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc và trả lương theo hiệu quả công việc trong toàn hệ thống. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo theo bản đồ học tập, hoàn thành việc xây dựng bản đồ học tập chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường đào tạo theo

nghiệp vụ. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ quy hoạch và phát triển các cán bộ có tiềm năng, tuyển dụng và thu hút nhân sự có trình độ chuyên môn cao.

Khối Nhân sự đã tiến hành đánh giá, rà soát và điều chỉnh mô hình tổ chức bộ

máy trong toàn hệ thống Ngân hàng nhằm phát huy tối đa và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến, đồng thời triển khai hệ thống quản trị nhân sự trên cơ sở áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc, thực hiện công tác tuyển dụng tập trung tại các Trụ sở chính, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ kế nhiệm

- Cần nhận thức rõ con người là vốn quý nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của NHBV. Từ đó có chính sách đầu tư phát triển con người lâu dài, đầu tư có chiều sâu và hiệu quả.

- Chiến lược phát triển NNL phải gắn chặt với chiến lược kinh doanh, mục tiêu HĐHNH theo phương châm tin cy, hiu qu và hin đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế.

- Phải có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ CBNV đủ số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của NHBV từng thời kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số mục tiêu phát triển cần phấn đấu từ nay đến 2015: Giảm từ 15 - 20% lao

động dôi dư, kém chất lượng; tăng tỷ lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên tối thiểu 90%; 100% cán bộ quản lý tại TSC và cán bộ nghiệp vụ chủ yếu tại các chi nhánh có trình độ từ đại học trở lên và tiếng Anh trình độ B trở lên; 100% cán bộ

nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh; 100% cán bộ

nghiệp vụ làm nghiệp vụ gì thành thạo nghiệp vụđó.

b. Xác định những biện pháp chiến lược phát triển gồm

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên: Cán bộ nhân viên là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình

ảnh thân thiện trong lòng khách hàng cần tập trung các phương diện sau:

+ Xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác, khách quan, hợp lý và phù hợp với vị trí cần tuyển.

+ Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả

năng ứng xử khi tiếp xúc khách hàng. Đồng thời lập kế hoạch cử cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các sản phẩm dịch vụ

mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

+ Thuê công ty tư vấn nguồn nhân lực đánh giá lại trình độ của đội ngủ quản trị điều hành cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng bảng lương hợp lý nhằm trả lương theo năng lực và hiệu quả, tránh hiện tượng cào bằng và trả lương theo thâm niên, vị trí.

+ Nâng cao khả năng làm việc độc lập và theo nhóm đểđảm nhận những vấn đề trong thẩm quyền hoặc tư vấn chính xác cho lãnh đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng: đây chính là công cụđể đưa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Cần thực hiện tốt các nguyên tắc:

+ Tôn trọng khách hàng: cư xử công bằng, bình đẳng giữa các loại khách hàng.

+ Nguyên tắc giao dịch viên góp phần tạo nên và duy trì sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Biết lắng nghe hiệu quả và biết cách nói.

+ Trung thực trong các giao dịch với khách hàng.

+ Nguyên tắc kiên nhẫn, biết chờ đợi và tìm điểm tương đồng để cung cấp dịch vụ hợp tác hai bên cùng có lợi.

+ Biết gây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài tới khách hàng.

- Tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu các phòng ban: theo hướng đẩy mạnh giao dịch một cửa, quản lý theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ thay vì quản lý theo chức năng và nghiệp vụ như hiện nay. Cần xem xét lại và cân đối giữa phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các phòng ban như: phòng nghiên cứu và phát triển thị trường, marketing, bộ phận tiếp tân, bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng từ đó có chính sách luân chuyển, sắp xếp, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của từng cá nhân theo đúng quy định.

Đây là một trong những chức năng quan trọng, chủ yếu của công việc quản trị

nguồn nhân lực; đảm bảo phân tích thường xuyên nhu cầu sử dụng lao động của ngân hàng, coi như một vế quan trọng trong tổng thể hoạt động của ngân hàng. Qua đó, xác

định các vần đề cụ thể như: Ngân hàng cần có những con người lao động như thế nào? Thời điểm nào cần họ? Những kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi ở người lao động ra sao? Ngân hàng đã có sẵn những người lao động thích hợp chưa? Những lao động hiện có của ngân hàng đã hội đủ các yêu cầu về kiến thức, thái độ và kỹ năng chuyên môn chưa? Nên chọn lựa giữa tuyển dụng mới người lao động từ bên ngoài hay lựa chọn từ

CB, NV đã có sẵn tại ngân hàng.

Cần có bản mô tả nội dung công việc một cách rõ ràng và công tác lập kế hoạch tiên tiến sẽ giúp ngân hàng có những quyết định đúng đắn, có lợi cho việc phát triển của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 70)