Đào tạo được xem như một yếu tố cơ bản, quan trọng cho chiến lược phát triển của Ngân hàng nói riêng, cũng như cho xã hội nói chung. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, nhu cầu đào tạo cũng ngày càng tăng. Thực tếđã chứng minh đầu tư vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có thể mang lại nhiều hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Hiện nay NHBV chưa xây dựng được trung tâm đào tạo cho riêng mình, do vậy rất thụ động trong vấn đề đạo tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho toàn bộ cán bộ nhân viên. Trong các đợt tập huấn mà cán bộ nhân viên tham gia đào tạo thì không có đào tạo về chuyên môn mà chỉ có đào tạo về các kỹ năng, mà những kỹ năng này lại do giảng viên đào tạo ở trung tâm đào tạo của tập đoàn Bảo Việt thực hiện hay thậm chí là thuê các giảng viên, chuyên gia ở các trung tâm đào tạo khác.
Như vậy, Ngân hàng không thể định hình hay nói đúng hơn là xây dựng được một chiến lược bán hàng riêng cho riêng mình mang bản sắc của Ngân hàng Bao Việt.
Do vậy, trong thời gian tơi đây phải xây dựng và hoàn thiện sớm nhất Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Bảo Việt.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
a. Xác định mục đích, yêu cầu của công tác đào tạo gồm
- Trực tiếp tạo điều kiện giúp cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn, có bài bản hơn theo những mẫu tiêu chuẩn mẫu chính qui hay tạo điều kiện để nhân viên mới nắm bắt, nhập cuộc vào công việc mới được giao.
- Cập nhật hóa các kiến thức, kỷ năng nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên theo yêu cầu phát triển của Ngân hàng.
- Tăng cường tính đồng bộ về năng lực, trình độ và năng suất lao động, khắc phục tình trạng lạc hậu, lỗi thời trong quản lý và sự tụt hậu về trình độ, kỷ năng nghề nghiệp của cán bộ nhân viên.
- Tạo điều kiện cho nhà quản trị cải tiến tổ chức, đảm bảo sự thống nhất ý chí trong tập thể cán bộ nhân viên vì yêu cầu phát triển, khoa học hóa và hiện đại hóa hoạt động SXKD do được đào tạo một cách đồng bộ, có hệ thống theo yêu cầu công việc của Ngân hàng.
- Vừa thỏa mãn nhu cầu, tham vọng phát triển của cán bộ nhân viên vừa chuẩn bị
năng lực cho đội ngũ cán bộ kế cận, phục vụ cho yêu cầu kế thừa và phát triển của Ngân hàng theo môi trường cạnh tranh chung của thị trường. Duy trì và phát triển
được nguồn nhân lực tại chỗ.
- Nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế cho Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu HĐHNH, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nâng cao chất lượng NNL một cách đồng đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp, có tinh thần trách nhiệm cao luôn hướng tới khách hàng.
- Xác định đúng nhu cầu đào tạo thực tế của ngân hàng :
b. Khẩn trương thành lập trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nhu cầu tăng
bổ sung = Nhu cầu cần có - số hiện có + Nhu cầu thay thế
Nhu cầu đào tạo Nhu cầu tuyển sinh =
Hiện tại NHBV chưa có trung tâm đào tạo riêng, các khóa đào tạo hiện nay đều phải thuê giảng viên của Tập đoàn Bảo Việt hoặc của các trung tâm khác. Do vậy, mật
độ của các khóa đào tạo chưa thường xuyên và bài bản, thời gian đào tạo thường rút ngắn. NHBV trong thời gian tới cần thành lập trung tâm đào tạo với chiến lược đào tạo lâu dài, nội dung đào tạo cụ thể, phương pháp đào tạo phù hợp với thực tiễn HĐKD, hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy theo chuẩn của Hội đồng khoa học, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, trình độ cao. Đây là điều kiện tiên quyết triển khai có hiệu quả
các chương trình đào tạo phát triển NNL.
Các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam hiện chỉ mới trang bị các kiến thức cơ
bản cho các sinh viên, vì vậy các tân sinh viên còn hạn chế về khả năng giao tiếp, khả
năng kiểm soát cảm xúc, khả năng tư duy sáng tạo, thiếu hụt kiến thức ngân hàng chuyên sâu, trình độ tiếng anh chưa đạt yêu cầu,…vì vậy, việc đào tạo lại là nhiệm vụ
thiết yếu mà các ngân hàng phải quan tâm. Với mô hình trung tâm đào tạo, NHBV sẽ :
+ Xây dựng nội dung giảng dạy, hệ thống giáo trình, phương pháp, tài liệu giảng dạy chuẩn.
+ Sẽ có nguồn kinh phí để trả lương phù hợp giảng viên, qua đó tạo điều kiện thu hút lực lượng giảng viên chuyên nghiệp có kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm thực tế sâu rộng.
+ Có điều kiện mở các khóa đào tạo tại các khu vực hoặc các chi nhánh ở tỉnh, tạo
điều kiện cho các CBNV vừa học vừa làm sát thực với thực tếđồng thời tiết kiệm chi phí đào tạo, kéo dài thời gian và chương trình đào tạo.
+ Đầu tư trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
+ Tạo điều kiện tốt cho công tác triển khai thí điểm các dịch vụ mới trước khi chính thức triển khai trên toàn hệ thống.
c. Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học
Để khuyến khích CBNV tự học, đồng thời góp phần đa dạng hoá các loại hình
đào tạo, trong những năm tới, NHBVT cần xây dựng chính sách khuyến khích CBNV tự học với một số nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng quy chế quy định CBNV tự học là hình thức tự đào tạo, được NHBV khuyến khích, hỗ trợ nhằm phát huy khả năng và đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức của CBNV góp phần nâng cao chất lượng NNL.
- Xây dựng quy định các tiêu chí về CBNV tự học, điều kiện được hỗ trợ kinh phí, khen thưởng, đề bạt, nâng lương… và giao cho Phòng nhân sự. NHBV và các phòng tổ chức hành chính các đơn vị và Trung tâm đào tạo tổ chức hướng dẫn, theo dõi quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá kết quả tự học của CBNV để có cơ sở giải quyết chế độ hỗ trợ kinh phí, khen thưởng, đề bạt, nâng lương… khuyến khích CBNV tự học bảo
đảm công bằng, công khai, dân chủ nhằm phát huy hiệu quả cao nhất chương trình tự
học của CBNV.