Nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 27)

Quản trị nhân sự chịu tác động của tổng hợp nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng.

1.3.5.1.Các yếu tố bên trong

- Sứ mạng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng: Mỗi ngân hàng đều có sứ mạng và mục tiêu của riêng mình. Nó ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận có liên quan như: bộ phận giao dịch, kinh doanh, marketing, nhân sự…Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình mà các ngân hàng đưa ra những hoạch định riêng về chiến lược nguồn nhân lực. Hơn nữa, căn cứ vào chiến lược kinh doanh đề ra mà các cấp quản lý xác định được nhu cầu cần phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ phận nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Chính sách nhân sự của ngân hàng gồm: Việc xây dựng chính sách nhân sự

có ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phân bổ nhân sự, chính sách đãi ngộ….

- Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại là cơ sở để bố

trí, phân bổ nhân sự một cách có hiệu quả, khai thác tối đa tiềm năng và năng lực của các nhân viên.

- Năng lực tài chính: Ngân hàng có nguồn tài chính dồi dào hay hạn hẹp sẽảnh hưởng đến các chế độ đãi ngộ với nhân viên, đến chính sách tuyển dụng, chính sách

đào tạo…

Các NTHM có nguồn lực tài chính mạnh là điều kiện cho phép sử dụng nguồn kinh phí dồi dào cho công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển NNL; thực hiện các chính sách cán bộ nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất tạo động động lực cho người lao

động tích cực làm việc, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; đồng thời duy trì và phát triển NNL đã có.

Ngoài ra các yếu tố khác như: Danh tiếng và uy tín của ngân hàng, lịch sử hoạt

động của ngân hàng, trình độ khoa học công nghệ, văn hoá ngân hàng, điều kiện môi trường làm việc… cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL của ngân hàng.

- Văn hóa của ngân hàng: văn hóa ngân hàng là một hệ thống các yếu tố triết lý và đạo đức kinh doanh, truyền thống, tập quán, thói quen được chia sẻ trong phạm vi một ngân hàng, tác động vào cấu trúc chính quy tạo ra các chuẩn mực hành vi. Văn hóa ngân hàng cởi mở cấp trên và cấp dưới có mối quan hệ gần gũi, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau, truyền thông mở rộng và nhân viên được khuyến khích đề ra sáng kiến và giải quyết các vấn đề. Ngược lại, văn hóa ngân hàng khép kín, Cấp trên và cấp dưới không đoàn kết, thiếu tin tưởng lẫn nhau, công nhân viên không được khuyến khích đề ra sáng kiến và tự mình giải quyết các vấn đề.

Ngoài ra, tất cả các yếu tố khác như: danh tiếng và uy tín ngân hàng, lịch sử hoạt

động, hệ thống hạ tầng, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất… dù ít dù nhiều cũng đều

ảnh hưởng đến sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL của ngân hàng.

1.3.5.2. Các yếu tố bên ngoài a. Các yếu tố môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản lý. Nền kinh tế phát triển, các ngân hàng mở rộng kinh doanh, tăng trưởng huy động vốn, cho vay, dịch vụ khác…thiết yếu phải tuyển thêm người, đào tạo nhân sựđể đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Nền kinh tế mà suy thoái, bất ổn, ngân hàng kinh doanh khó khăn phải tiết giảm các chi phí đầu vào trong đó có chi phí nhân sự và quản lý nhân sự, giảm các chếđộ phục lợi, cắt giảm nhân sự…

Tuy nhiên, từ khi Việt Nam có chính sách mở cửa, gia nhập WTO thì các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng đưa ra nhiều chính sách tăng lương, thưởng, tăng phúc lợi… nhằm giữ và lôi kéo nhân sự từ Ngân hàng này qua các Ngân hàng khác là rất phổ biến.

- Khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽđến NNL, cho phép các ngân hàng tiết kiệm lao động, nâng cao năng suất lao động.

Khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, kỹ năng không còn thiết nữa đòi hỏi các NHTM nhanh chóng khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển mộ thêm những người mới có năng lực, mặt khác cũng phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa.

- Dân số và lực lượng lao động xã hội: sự gia tăng dân số làm tăng cung lao

động vừa tạo thuận lợi cho ngân hàng có nguồn cung lao động dồi dào để chọn lựa, sàng lọc cho mình nguồn nhân lực có chất lượng đồng thời cũng gây sức ép lên nền kinh tế.

Ngoài ra các yếu tố như: văn hoá, xã hội; môi trường chính trị, yếu tố thị

trường, cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển NNL và chất lượng QTNNL.

b. Các yếu tố môi trường vi mô

- Khách hàng: Khách hàng là mục tiêu của mọi ngân hàng hướng tới. Sự hài lòng của khách hàng quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, các nhà quản trị phải quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả, phải để cho nhân viên hiểu được rằng không có khách hàng thì không còn ngân hàng và họ không còn có cơ hội được làm việc nữa.

- Đối thủ cạnh tranh: Nguồn nhân lực là một tài nguyên vô cùng quý giá. Các ngân hàng TM cần nhiều nhân viên có trình độ cao, có chuyên môn. Vì vậy, trong bối

cảnh cạnh tranh gay gắt về dịch vụ, các ngân hàng cần có những chính sách để thu hút, duy trì và phát triển NNL.

- Chính sách pháp luật: hệ thống pháp luật là môi trường pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, đây là khung pháp lý cho các ngân hàng giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng lao động, là tiền đề cho các ngân hàng xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL.

1.4. KINH NGHIM QUN TR NGUN NHÂN LC CA NGÂN HÀNG THƯƠNG MI MT S NƯỚC

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 27)