Phương hướng Phát triển các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 67)

Th nht: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và nghiên cứu, tiếp thu các bài học kinh nghiệm quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện và báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt đề án cơ

cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng. Đề án được ban hành thông qua Quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” số

254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Th hai: Kế hoạch 5 năm 2011-2015 được quốc hội Việt Nam thông qua ngày 08 tháng 11 năm 2011, dưới nghị quyết số 10/2011/QH13 và được chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng ký theo đó Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất

động sản, thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng và ngoại tệ, khắc phục tình trạng đô-la hóa; kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, vay trả nợ nước ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bất

động sản, thị trường chứng khoán và các nguồn vốn nóng khác.

Th ba: Thông tư quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng số

04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 cho phép các ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, yếu kém, không đủ vốn điều lệ theo quy định được sát nhập, hợp nhất…

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của NHNN Việt Nam, kỷ cương kỷ luật ngành ngân hàng từng bước được củng cố; nguy cơ đổ vỡ hệ thống được ngăn chặn, an toàn của hệ thống được đảm bảo; vấn đề nợ xấu của hệ thống được nhận diện rõ nét và bước đầu có chuyển biến tích cực trong triển khai xử lý; việc tái cơ cấu được tiến hành đồng bộ, quyết liệt với những giải pháp phù hợp trên cơ sở tận dụng tối đa nguồn lực tư nhân, hạn chế tối đa nguồn lực Nhà nước trong xử lý các yếu kém của hệ thống; hầu hết các tổ chức tín dụng nhận thức được tầm quan trọng cũng như cơ hội, thách thức trong quá trình tham gia công cuộc tái cơ

cấu và đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tái cơ cấu dài hạn nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững; dư luận xã hội ngày càng có sựđồng thuận, chia sẻ với việc triển khai tái cơ cấu ngành. Trong thời gian tới, các NHTM sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ để vượt qua thời kỳ khó khăn, hướng tới mục tiêu đặt ra là năm 2015 về cơ bản hoàn thành công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.

Thứ 4: Để giảm thiểu nợ xấu phát sinh và kiểm soát nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại, từ năm 2012 NHNN đã xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng để khống chế mức tăng trưởng tín dụng năm 2013. Trong thời gian tiếp theo NHNN sẽ luôn áp dụng hình thức này để quản lý tín dụng của các Ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Thứ 5: Thành lập công ty xử lý nợ VAMC. Công ty quản lý tài sản (VAMC) là doanh nghiệp đặc thù,được tổ chức dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN.

Vốn điều lệ của VAMC được cấp từ nguồn vốn của NHNN. Cơ chế xử lý nợ

của VAMC là công ty sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các TCTD và các TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt này để vay tái cấp vốn tại NHNN.

Thông qua việc mua và xử lý nợ xấu, VAMC sẽ giảm áp lực trả nợ, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khó khăn tài chính tạm thời... vì khi doanh nghiệp bán nợ cho VAMC sẽ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán;

đầu tư, cung cấp tài chính...

Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽđược tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, với các cơ chế hoạt động, các quyền đặc thù VAMC với sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý, chính sách thuế,… cho doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xử lý tài sản đảm bảo cho TCTD. Đặc biệt, các nhà đầu tư cũng được quyền tham gia vào quá trình này theo nguyên tắc thị

trường dưới hình thức bán đấu giá.

3.2.2. Phương hướng trin khai hot động qun tr ngun nhân lc Ngân hàng Bo Vit giai đon 2014 đến 2020

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 67)