Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị nguồn nhân lực trong các

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 25)

Mục đích của việc nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực là hoàn thành mục tiêu mà mục tiêu cuối cùng là đạt kết quả kinh doanh cao nhất. Như vậy, các ngân hàng thương mại phải tích cực triển khai cải cách, đổi mới có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản trị điều hành và coi con người là nhân tố quyết định sự thành bại của các ngân hàng trên đường hội nhập.

Từ năm 2012 Ngân hàng nhà nước đánh giá năng lực của từng Ngân hàng để xếp thành 4 nhóm tương ứng với mức được tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đó vào năm tài chính kế tiếp (Room tín dụng). Nhóm 1: 20%, nhóm 2: 15%, nhóm 3: 10%, nhóm 4: 5%. Như vậy, nếu các ngân hàng bị xếp vào nhóm các Ngân hàng yếu kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hoạt động, lợi nhuận của Ngân hàng ở năm tiếp theo.

Do vậy, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới đất nước thì nâng cao chất lượng QTNNL trong các NHTM là nhiệm vụ hết sức cấp thiết cần được chú trọng.

1.3.4. Ch tiêu đánh giá cht lượng qun tr ngun nhân lc trong các ngân hàng thương mi thương mi

Nguồn nhân lực vốn được xem là một tài sản lớn của doanh nghiệp cũng có thể

trở thành một gánh nặng nếu tài sản ấy không được quản trị hiệu quả. Hoạt động của doanh nghiệp có được vận hành suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn nhân lực.

1.3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị nguồn nhân lực.

Bao gồm các chỉ tiêu định lượng và định tính. Đó là:

a.Chỉ tiêu định lượng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau

=

Chỉ số này cho biết số ngày nhân viên không đi làm và có thể được xem là một thước

đo đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. - Tỷ lệ nhân viên vắng mặt

Số ngày vắng mặt trong tháng của nhân viên

Số nhân viên trung bình trong tháng x Số ngày làm việc trung bình của tháng

=

Giúp xác định chi phí các gói phúc lợi đầu tư cho nhân viên.

=

=

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mang lại lợi nhuận trung bình của một lao động cho ngân hàng

= x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất lợi nhuận trung bình được tạo ra trên 1 đồng chi phí tiền lương cho người lao động.

b. Chỉ tiêu định tính được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: Sự hài lòng,

thoả mãn của nhân viên trong ngân hàng đối với công việc và cơ quan như: lương bổng, chếđộ đãi ngộ, môi trường làm việc…. thể hiện thông qua tỷ lệ xin chuyển vị trí công tác, xin nghỉ việc. Chỉ tiêu nữa là sựđánh giá của khách hàng đối với nhân viên và chất lượng phục vụ trong ngân hàng.

1.3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị

nguồn nhân lực

a. Chỉ tiêu đánh giá trình độ, năng lực và vai trò phòng nhân sự thông qua các tiêu thức: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên Ngân hàng ngày

- Chi phí phúc lợi -

Tổng chi phí phúc lợi cho nhân viên

Tổng số nhân viên

- Chi phí cho một nhân viên mới Chi phí tuyển dụng Chi phí đền bù + Chi phí phúc lợi - Lợi nhuận/Lao động ∑ Thu nhập - ∑ Chi phí ∑ Cán bộ nhân viên - Lợi nhuận/Chi phí tiền lương ∑ Thu nhập - ∑ Chi phí ∑ Chi phí tiền lương

càng tăng. Vai trò này thể hiện định lượng thông qua trọng số của các chức năng mà họđảm nhận trong ngân hàng (xác định bằng phương pháp chuyên gia). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Chỉ tiêu đánh giá cách thức thực hiện các chức năng quản trị con người trong ngân hàng: Định lượng đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong cách thức thực hiện các chức năng quản trị con người trong ngân hàng thông qua trọng số dựa theo 6 tiêu thức (xác định bằng phương pháp chuyên gia):

- Hệ thống bản mô tả công việc và tiêu chuẩn nghiệp vụ nhân viên. - Kế hoạch và áp dụng các kỹ năng hiện đại cần thiết trong tuyển dụng.

- Kế hoạch và thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện cho nhân viên có hiệu quả

- Tiêu chuẩn đánh giá nhân viên rõ ràng, khoa học và sử dụng kết quả đánh giá nhân viên làm cơ sở cho các hoạt động nhân sự khác.

- Hệ thống bảng lương riêng và cơ sở trả lương khoa học, khách quan và có tác dụng kích thích động viên nhân viên;

- Chiến lược nguồn nhân lực.

Áp dụng phương pháp đánh giá trên đây, các ngân hàng có thểđịnh kỳđánh giá, so sánh mức độ tiến bộ về trình độ QTNNL cho toàn ngân hàng hoặc giữa các bộ

phận. Kết quảđánh giá có thể giúp lãnh đạo ngân hàng đề ra các quyết định cần thiết nhằm nâng cao mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng tmcp bảo việt (Trang 25)