Môi trường không khí

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 56)

Theo số liệu của các doanh nghiệp cảng trong tỉnh Khánh Hòa, đa số các cảng trong tỉnh Khánh Hòa là loại cảng tổng hợp, có yếu tố khai thác cảng, sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ du lịch,... cho nên hành khách, hàng hoá và loại tàu thông qua các cảng rất đa dạng và thực tế tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi, số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí ở một số khu vực như sau:

Bảng 2.1: Kết quả quan trắc phân tích mẫu không khí tại cảng Nha Trang

qua các năm 2009 đến 2012

Thời gian Tên & giá trị chỉ tiêu quan trắc

Năm Tháng Độồn (max/min. dBA) Bụi (mg/m 3 ) Hydrocacbon (mg/m3) 5 - 0.77 4.9 2009 12 71.2/87.6 0.57 4.8 6 64.0/74.0 0.53 3.4 2010 12 69.1/73.5 0.60 3.0 6 62.9/65.8 0.50 3.4 2011 12 69.2/73.3 0.42 2.6 6 60.1/70.6 0.30 2.8 2012 12 80.7/92.2 0.26 2.4

(Nguồn: Cảng Nha Trang, 2012)

Kết quả quan trắc phân tích mẫu không khí nêu trên được thực hiện tại hiện trường cảng Nha Trang qua các năm với định kỳ 6 tháng/lần bởi Viện hải dương học Nha Trang và được so sánh với các quy chuẩn, tiểu chuẩn quốc gia như Độ ồn theo QCVN 5949-98 cho phép giới hạn lớn nhất 75db, độ Bụi theo QCVN 05:2009/BTNMT; TCVN 5937-

2005 cho phép giới hạn lớn nhất 0.3 mg/m3, hàm lượng HC theo TCVN 5938-2005; QCVN 06:2009/BTNMT cho phép giới hạn lớn nhất 5.0 mg/m3.

Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng môi trường không khí tại cảng Nha Trang ngoại trừ tháng 12/2012 có độ ồn vượt giới hạn cho phép thì độ ồn và hàm lượng Hydrocacbon trong không khí tại các thời điểm quan trức của các năm tương

đối ổn định vànằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên hàm lượng bụi tại các thời điểm

quan trắc tương đối cao, vượt giới hạn cho phép và qua tìm hiểu cho thấy một trong những nguyên nhân chính là cảng khai thác hàng hóa tổng hợp, với các hoạt động giao thông, bốc dỡ hàng hoá như than cám, nông sản, xi măng, cát, dăm bào với mật độ lớn, thường xuyên là mặt hàng chủ lực của cảng Nha Trang trong các năm qua.

Bảng 2.2: Kết quả quan trắc phân tích mẫu không khí tại cảng Cam Ranh qua các năm 2007 đến 2012

Thời gian Tên & giá trị chỉ tiêu quan trắc

Năm Tháng Độồn (max/min. dBA) Bụi (mg/m3) HC (mg/m3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) SO2 (mg/m3) 6 - 0.44 - - - 0.15 2007 12 - 0.37 - - - 0.18 4 - 0.14 - - - 0.31 2008 9 - 0.34 4.5 - - 0.20 3 - 0.57 5.8(*) - - 0.073 2009 8 - 0.66 5.2 - - 0.078 4 68.5/73.1 0.50 4.8 0.006 - 0.062 2010 9(*) 68.9/75.3 0.40 2.9 0.007 - 0.063 5 65.9/57.3 0.17 1.6(*) 0.091 6.3 0.073 2011 11 69.5/54.0 0.16 3.0 0.076 10.8 0.062 4 62.7/56.2 0.16 5.1 0.076 12.4 0.027 2012 9 70.0/62.0 0.13 4.3 0.051 12.6 0.101

Kết quả quan trắc phân tích mẫu nước thải công nghiệp tại Nhà máy Hyundai Vinashin nêu trên được thực hiện tại hiện trường Nhà máy Hyundai Vinashin với 8 chỉ tiêu, định kỳ 3 tháng/lần trong các năm qua bởi Viện hải dương học và được so sánh với các quy chuẩn, tiểu chuẩn quốc gia QCVN 10:2008/BTNMT có giá trị giới hạn cho các chỉ tiêu như: pH là 6.5 đến 8.5, COD là 3 mg/l; 4 mg/l, TSS là 50 mg/l,...

Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường chất thải lỏng tại HVS thông qua kết quả quan trắc nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất tại nhà máy có nồng độ ô nhiễm cao vượt các giới hạn lớn nhất của các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc gia, như BOD5, COD, TSS, hàm lượng dầu mỡ trong nước thải. Tuy nhiên, với công năng là nhà máy sửa chữa và đóng tàu biển nên các hoạt động sản xuất trong nhà máy luôn có xu hướng gắn liền các nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường và các nguy

cơ đó đã được nhà máy xử lý, hạn chế bằng việc lưu trữ, chuyển tiếp đến các hệ thống

xử lý tại chỗ, chuyển đến các doanh nghiệp có chức năng chuyên xử lý các chất thải lỏng độc hại nên chất lượng mẫu nước thải đầu ra tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn quốc gia cho phép trước khi thải ra môi trường bên ngoài nhà máy.

Bảng 2.5: Kết quả phân tích hiện trạng mẫu nước biển ven bờ cảng Nha Trang Thời gian Kết quả phân tích mẫu nước biển ven bờ

Năm Tháng BOD5 (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) Dầu mỡ (mg/l) 5 - 17.5 - 0.49 2009 12 0.58 - 24.7 0.68 6 1.69 23.6 0.57 2010 12 1.1 - 24.0 0.49 6 1.57 - 18.1 0.59 2011 12 1.61 - 12.5 0.50 6 0.57 - 12.4 0.31 2012 12 0.89 - 10.0 0.29

(Nguồn: Cảng Nha Trang, 2012)

Kết quả quan trắc phân tích hiện trạng mẫu nước biển ven bờ cảng Nha Trang được thực hiện tại hiện trường cảng Nha Trang định kỳ 6 tháng/lần bởi Viện hải dương học và được so sánh với các quy chuẩn, tiểu chuẩn quốc gia như nêu trên. Cảng Nha

Trang thực hiện quan trắc 4 chỉ tiêu và kết quả cho thấy mẫu nước biển ven bờ tại cảng

Nha Trang có hàm lượng BOD5, COD, TSS tương đối tốt, trong giới hạn TCVN cho

phép. Tuy nhiên, hàm lượng dầu mỡ có chỉ số khá cao, vượt giới hạn TCVN cho phép, cho thấy hiện trạng môi trường nước biển ven bờ cảng Nha Trang bị ô nhiễm dầu mỡ khá cao, đòi hỏi phải sớm có biện pháp giảm thiểu tình trạng này, qua nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ thực tế mật độ tàu thuyền nhiều vì tại vùng nước cảng biển Nha Trang có 4 cảng nằm gần nhau (cảng Nha Trang, cảng Hải quân, cảng xăng dầu Mũi Chụt, cảng du lịch Cầu Đá) và tình trạng các tàu thuyền thường xuyên ra vào cảng, thường xuyên neo đậu dài ngày chờ kế hoạch tại vùng nước cảng biển khu vực Nha Trang cùng là một trong những nguyên nhân chính tạo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước biển.

Bảng 2.6: Kết quả phân tích hiện trạng mẫu nước biển tại cầu cảng Cam Ranh

Thời gian Kết quả phân tích mẫu nước biển tại cầu cảng (cuối nguồn thải) Năm Tháng COD (mg/l) TSS (mg/l) Dầu mỡ (mg/l) pH DO (mgO2/l) Tổng N (mg/l) Tổng P (mg/l) 6 9.0 - 0.0 - - - - 2007 12 48.0 - 0.1 - - - - 4 24.0 - 0.3 - - - - 2008 8 36.0 - 8.4 - - - - 3 25.0 22.3 0.59 7.42 - - - 2009 8 23.0 26.1 0.89 7.99 - - - 4 9.8 26.0 0.70 8.2 5.63 0.35 0.040 2010 9 8.8 25.8 0.39 8.21 6.14 0.56 0.031 5 11.0 2.0 - 8.1 2.23 - 0.13 2011 11 4.0 2.0 - 7.72 - - 0.07 4 6.0 1.0 0.0 7.99 4.20 3.1 0.04 2012 9 18.0 3.0 0.2 8.06 3.70 0.18 0.10

Kết quả quan trắc phân tích hiện trạng mẫu nước biển ven bờ cảng Cam Ranh được thực hiện tại hiện trường cảng định kỳ 6 tháng/lần bởi Chi cục tiêu chuẩn – Đo

lường – Chất lượng Khánh Hòa và được so sánh với các quy chuẩn, tiểu chuẩn quốc

gia QCVN 10:2008/BTNMT. Cảng Cam Ranh thực hiện quan trắc 7 chỉ tiêu và kết quả cho thấy nước biển ven bờ tại cảng Cam Ranh có hàm lượng COD, TSS, pH, DO, Tổng N, Tổng P tương đối tốt, trong giới hạn QCVN cho phép, nhưng chỉ tiêu hàm lượng dầu mỡ tương đồng với cảng Nha Trang, vượt giới hạn QCVN cho phép, cho thấy hiện trạng môi trường nước biển của một số cảng chính tại Khánh Hòa có tình trạng ô nhiễm dầu mỡ khá cao và thưỡng xuyên qua các tháng trong năm do hoạt động hàng hải tạo ra, đòi hỏi phải sớm có biện pháp khắc phục tình trạng này.

2.1.3 Chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với các cảng biển hiện nay chất thải rắn chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân viên tại cảng, thành phần gồm các loại như: giấy, túi nylon, vỏ lon nước uống, hộp đựng thực phẩm,… và tùy thuộc chức năng hoạt động của cảng trong đó có chất thải nguy hại chủ yếu bao gồm: dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu,… từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị tàu biển, cảng biển trong kỳ bảo dưỡng, sửa chữa.

Theo thống kê của các cảng cho thấy, khối lượng rác thải sinh hoạt trong hoạt động sản xuất cảng biển ước tính một ngày được tính bình quân: 0.5 kg/người/ngày.

Trong đó các cảng Cam Ranh và cảng Nha Trang có số lượng chất thải rắn tương đương nhau:

Bảng 2.7: Lượng rác thải sinh hoạt, rác văn phòng tại cảng Nha Trang qua các năm 2009 đến 2012

TT Nguồn – Năm 2009 2010 2011 2012

1 Rác thải sinh hoạt, rác văn phòng (kg) 72.0 72.2 71.4 72.0

(Nguồn: Cảng Nha Trang, 2012)

Bảng 2.8: Lượng các chất thải rắn tại cảng Cam Ranh qua các năm 2009 đến 2012

TT Nguồn – Năm 2009 2010 2011 2012

1 Tổng lượng rác thải (kg) 60.50 77.70 3.200 4.000 2 Rác thải sinh hoạt, rác văn phòng (kg) 45.70 59.70 2.100 2.700 3 Chất thải rắn: giẻ lau dính dầu (kg) 02.50 03.00 37.0 40.0 4 Chất thải sản xuất: bao bì, giấy, sắt -

thép phế liệu (kg) 12.30 15.00 1.063 1.260

- Đối với công ty đóng, sửa chữa tàu biển:

Nguồn chất thải rắn từ hoạt động sửa chữa, đóng tàu biển diễn ra trong khuôn viên của các Công ty đóng, sữa chữa tàu biển và hiện nay số lượng chất thải rắn, các phế liệu, các chất thải nguy hại,... sinh ra trong quá trình sản xuất của các Công ty đóng, sửa chữa tàu biển được quản lý theo chính sách của công ty, các quy định về quản lý môi trường, và cũng tương tự như các cảng biển khác, hiện nay tại các cơ sở cảng biển trong tỉnh Khánh Hòa chưa có trang thiết bị thu gom xử lý các chất thải rắn từ tàu, từ các hoạt động phát sinh trong khai thác cảng, sửa chữa, đóng mới tàu biển mà được thu gom, phân loại thủ công, và ký hợp đồng với công ty dịch vụ đô thị môi trường đến tiếp nhận tại cảng và chuyển đi xử lý.

Bảng 2.9: Lượng chất thải rắc được ghi nhận từ năm 2008 đến 2012 tại Công ty TNHH Huyndai Vinashin

TT Nguồn – Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Rác công nghiệp (kg) 289.300 6.930.839 3.609.664 3.883.982 2.317.475 2 Rác sinh hoạt (kg) 89.940 148.090 330.810 302.160 235.015 3 Chất thải nguy hại (kg) 1.880.670 2.612.389 524.648 746.183 655.090

(Nguồn: Nhà máy Hyundai Vinashin, 2012)

2.1.4 Các thành phần môi trường khác chịu tác động từ hoạt động hàng hải

Các hoạt động tại khu vực cảng biển sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ sinh thái thủy sinh khu vực. Theo thời gian, hệ sinh thái này sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường sống mới nên cơ cấu thành phần và chủng loại sẽ có những thay đổi nhất định.

Các hoạt động vận chuyển, bốc xếp hàng hoá phát sinh bụi khí thải gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ thực vật trong khu vực cảng biển, hai bên các tuyến đường vận chuyển bụi phát tán sẽ phủ lên bề mặt lá cây làm giảm khả năng quang hợp của chúng, tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây bị hạn chế.

Hoạt động cảng biển sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực chất lượng môi trường nước biển làm giảm nguồn lợi thuỷ sản, tiềm ẩn nhiều sự cố rủi ro như: tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, sự cố thiên tai, sự cố tràn dầu,... trong đó sự cố tràn dầu là một trong

những sự cố tương đối phổ biến và là thảm họa lớn nhất của ngành hàng hải. Ngoài khả năng gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ nghiêm trọng, dầu mỏ, hoá chất độc hại có thể ảnh hưởng nặng đến đời sống của các loài thuỷ sinh và hệ sinh thái ven bờ.

Mặc dù hệ thống luồng hàng hải của cảng biển khu vực Khánh Hòa có độ sâu tự nhiên tốt, ít khi phải nạo vét, duy tu luồng, bến cảng, kè biển,... tuy nhiên hoạt động này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển, đặc biệt là việc nạo vét, duy tu luồng, vùng quay trở trước cầu cảng. Hoạt động nạo vét luồng tàu đã gây ra đục hóa, sa bồi, xói lở, thay đổi cấu trúc thủy văn, tăng cường sự xâm nhập mặn, tác động đến chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh.

Trong giai đoạn xây dựng, mở rộng nâng cấp cảng, do quá trình nạo vét, phun lấp các khu vực rộng lớn, dưới tác động xói mòn của mưa và dao động của thủy triều lên sẽ dẫn đến làm tăng độ phù sa trong một thời gian dài và lượng phù sa này cũng góp phân làm tăng cường lắng đọng ở luồng tàu nạo vét.

Việc nạo vét luồng và khu nước trước bến với khối lượng lớn sẽ làm tăng độ đục của nước khu vực xung quanh và dải ven biển. Hoạt động nạo vét luồng gây nhiễm bẩn độ đục nước, ô nhiễm môi trường phát triển các sinh vật nhạy cảm như trứng cá, cá con, động vật và thực vật phù du. Sự khuấy đục, đổ bùn nạo vét còn có tác

động phá hủy, suy thoái habitat của sinh vật biển, ngoài ra còn phá hủy môi sinh của

hệ san hô, cỏ biển. Yếu tố này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá của ngư dân, ảnh hưởng đến chất lượng nước cung cấp cho các hồ, đầm nuôi trồng thuỷ sản, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển.

Quá trình nạo vét duy tu luồng trước cảng cũng gây những xáo trộn rất lớn đối với lớp trầm tích bề mặt. Các hoạt động này gây ra sự mất ổn định tạm thời trầm tích đáy. Vì một phần trầm tích này được lắng kết lại và hình thành từ các hạt sét và các mảnh vụn hữu cơ do khuấy trộn mạnh, chúng chuyển từng phần thành trạng thái lơ lửng. Nạo vét sẽ làm gia tăng hàm lượng các chất lơ lửng. Hoạt động này sẽ gây lắng tạm thời các chất lơ lửng ở gần các phương tiện nạo vét và chuyển bùn cát ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Việc nạo vét cũng có thể làm chuyển dịch các các chất ô nhiễm trong trầm tích mà chủ yếu là các kim loại nặng và hydrocacbon, là loại có thể tích tụ trong cơ thể các sinh vật sống trong vùng nước cảng.

2.2 Thực trạng công tác quản lý môi trường cảng biển tại Khánh Hòa

2.2.1 Các chính sách, quy định hiện hành của ngành Hàng hải có liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến bảo vệ môi trường cảng biển tại tỉnh Khánh Hòa 2.2.1.1 Chính sách và pháp luật quốc tế

Phòng chống ô nhiễm biển do tàu gây ra đã trở thành mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới. Để hạn chế ô nhiễm môi trường biển do tàu gây ra, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã nghiên cứu và ban hành các điều ước quốc tế về các biện pháp cần thiết, trách nhiệm của các quốc gia, trong đó có các quy định về kỹ thuật con tàu và con người để bảo đảm an toàn cho tàu nhằm đạt mục đích là “an toàn tàu hơn và biển sạch hơn”. Bên cạnh đó, hàng loạt các Thỏa thuận khu vực về Kiểm tra của quốc gia có cảng (kiểm tra của chính quyền cảng - PSC) như: Thỏa thuận Pari, Latinh, Caribe, Địa Trung Hải, Ấn độ, Tây Phi, Biển đen, Tokyo về kiểm tra PSC đã được đưa ra nhằm mục đích kiểm tra các tàu trong việc thực hiện các quy định của các công ước quốc tế. Hơn nữa, Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS 82) đã quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của quốc gia ven biển, quốc gia có cảng và quốc gia mà tàu mang cờ trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng chống, giảm và khống chế các ô nhiễm biển do tàu gây ra.

Tuy nhiên, về cơ chế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên thế giới hiện nay chia làm hai trường phái, một là cơ chế bồi thường quốc tế được quy định ở công ước quốc tế, và hai là cơ chế theo luật quốc gia. Trong hai loại cơ chế này, hiện nay hầu hết các nước theo cơ chế quốc tế, đó là áp dụng và gia nhập công ước quốc tế, còn xu hướng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động cảng biển tại tỉnh khánh hòa (Trang 56)